Hôm nay,  

Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà

18/03/202311:11:00(Xem: 2874)
Tùy bút

altar 

(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)

 

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).

 

Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.

 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.

 

Cụ Bùi Huy Tín là thân sinh của nhà văn Bùi Bích Hà, một người đã nổi tiếng trong làng văn và làng báo Việt Nam tại California.

 

Là một bạn thân của nhà văn Bùi Bích Hà, tôi không ngạc nhiên với nội dung cuốn sách,vì tôi được nghe rất nhiều lần về những câu chuyện của gia đình chị và thời thơ ấu của chị ở Huế. Chị cũng cho tôi biết việc đang tiến hành của cuốn sách về Phụ Thân chị.

 

Dù ở hai tiểu bang cách nhau hơn 2 tiếng đường bay, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp gặp nhau đôi, ba tháng một lần và nói điện thoại, điện thư cho nhau mỗi ngày. Gặp nhau, mỗi khi vào giường chúng tôi hay nói cho nhau nghe chuyện riêng tư cũng như chuyện gia đình. Chuyện thời trẻ, chuyện đang bước vào tuổi già…

 

Chúng tôi hiểu về nhau như người nhìn xuống đường chỉ trong lòng bàn tay chính mình.

Chuyện của chị là những câu chuyện rất đặc biệt: Từ người Cha uyên bác, giầu có, làm bao nhiêu việc công ích cho xã hội, tới những người Mẹ (ngoài Mẹ ruột và ba người nữa mà chị gọi bằng Mẹ). Tôi hay nhắc chị: Bích Hà, viết về Mẹ ruột của chị đi, viết nguyên một cuốn sách về Cụ đi.Chị có viết đấy chứ, trong những bài viết và những truyện ngắn, kể lại những câu chuyện,những kỷ niệm thời thơ dại, thời trưởng thành, chuyện của Mẹ ruột mình. Hạnh phúc và bất hạnh của Mẹ chị, chị không giấu điều gì cả.

 

Chị có nói với tôi là chị có viết một cuốn sách riêng cho Mẹ, nhưng tôi biết sau này chị ngưng lại vì chị lo cung cấp những chi tiết cho cuốn sách của người Cha cho người bạn học của chị là anh Trần Viết Ngạc.

 

Bùi Bích Hà được thừa hưởng trí thông minh của cha nên chị rất tháo vát trong những việc xã hội và truyền thông. Chị viết văn từ thời trung học, nên không ngạc nhiên khi trưởng thành, chị vừa là Nhà Văn, chị còn làm Báo, làm radio và truyền hình. Lãnh vực nào chị cũng thành công xuất sắc. Ở quận Cam, California, rất nhiều người biết đến tên chị.Ở trong nhà hàng, hay ngoài phố đông người, chỉ nghe giọng nói của chị cất lên, là có người chạy tới hỏi ngay: Có phải chị là chị Bùi Bích Hà không ạ.

 

Chị mất đi để lại nhiều thương tiếc cho những người quý mến chị và để lại cho tôi một khoảng trống…rót bao nhiêu bài Thơ vào cũng không lấp được. Tôi tin rằng ở thế giới xa xăm nào đó chị đang rất hài lòng về cuốn sách về Thân Phụ chị, cuối cùng đã hoàn thành tốt đẹp.

 

Cám ơn GS Trần Viết Ngạc.

 

– Trần Mộng Tú

(16 tháng 3 năm 2023)

 

* Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
Hai người đang đi chầm chậm trên lối đi hẹp bằng đất thỉnh thoảng có những con đường mòn xanh mơn mởn cắt ngang, mà cứ hai năm một lần những xe đẩy chở cỏ khô hoặc lúa mì lại ùa vào những đám hoa cúc và cỏ. Những cơn mưa gần đây đã tạo thành từng vũng ao nhỏ ở những đoạn lồi lõm; nhưng ở phần giữa đường, đầy bụi bặm và rải rác có dấu vết móng ngựa, thì khúc đường cũng khá rộng để hai người có thể sánh đôi...
Thơ của Trần Yên Hòa & Lê Minh Hiền
Những đoản khúc của nhà thơ Nguyễn Hàn Chung...
Tôi là dân Bắc Kỳ 54 di cư vào miền Trung, đến một thành phố rất đẹp ven biển. Ba tôi dạy học mãi ngoài Huế, nên tôi ở lại thành phố biển với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông. Tôi coi Ông giống như Cha, nhưng đôi khi cũng rất buồn, cô đơn và tủi thân. Bởi vì Ông già hơn Cha nhiều và khó gần gũi. Những lúc như vậy, hầu như tôi chỉ có bé Uyên là người thân thích nhất...
Sarah, cô bạn da trắng, từng học chung với tôi chương trình về Day Care tại McEwan College nhưng lại rủ rê tôi làm việc hổng có dính dáng gì đến Day Care: chuỗi cửa hàng cà phê. Hồi đó, sau khi lấy bằng Day Care, chúng tôi mỗi người một nẻo, tôi làm trong một Day Care Center một thời gian, bỗng một hôm gặp lại Sarah, nó bảo nó đang làm manager cho một chuỗi cửa hàng cà phê, nó khoe ông chủ rất dễ thương, tốt bụng, đang cần một người làm part time rất đúng “nghề” của tôi!
Lục bát mới của nhà thơ Nguyễn-hòa-Trước
Từ “Cha” chỉ là một tên gọi khác của lòng yêu thương. (Fanny Fern)
Tôi không có mẹ nên tôi nghĩ nhiều về bố tôi. Nói đúng ra, nói không có mẹ là tôi nói sai, vì không có mẹ thì ai sinh ra mình. Phải nói lại cho đúng là tôi mồ côi mẹ từ lúc sơ sinh. Ý niệm về mẹ đối với tôi rất mơ hồ và cũng rất nguyên vẹn. Mẹ là gì? Chỉ là một bức hình bán thân đen trắng cỡ bằng trang vở học trò, một khuôn mặt người xưa còn rất trẻ, đôi mươi, rất gần mà cũng rất xa, mông lung là như có, rồi như không. Tấm hình ấy ở luôn bên tôi từ lúc tôi có trí nhớ. Đến bây giờ vẫn hiện diện đó...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.