Hôm nay,  

Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà

18/03/202311:11:00(Xem: 2783)
Tùy bút

altar 

(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)

 

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).

 

Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.

 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.

 

Cụ Bùi Huy Tín là thân sinh của nhà văn Bùi Bích Hà, một người đã nổi tiếng trong làng văn và làng báo Việt Nam tại California.

 

Là một bạn thân của nhà văn Bùi Bích Hà, tôi không ngạc nhiên với nội dung cuốn sách,vì tôi được nghe rất nhiều lần về những câu chuyện của gia đình chị và thời thơ ấu của chị ở Huế. Chị cũng cho tôi biết việc đang tiến hành của cuốn sách về Phụ Thân chị.

 

Dù ở hai tiểu bang cách nhau hơn 2 tiếng đường bay, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp gặp nhau đôi, ba tháng một lần và nói điện thoại, điện thư cho nhau mỗi ngày. Gặp nhau, mỗi khi vào giường chúng tôi hay nói cho nhau nghe chuyện riêng tư cũng như chuyện gia đình. Chuyện thời trẻ, chuyện đang bước vào tuổi già…

 

Chúng tôi hiểu về nhau như người nhìn xuống đường chỉ trong lòng bàn tay chính mình.

Chuyện của chị là những câu chuyện rất đặc biệt: Từ người Cha uyên bác, giầu có, làm bao nhiêu việc công ích cho xã hội, tới những người Mẹ (ngoài Mẹ ruột và ba người nữa mà chị gọi bằng Mẹ). Tôi hay nhắc chị: Bích Hà, viết về Mẹ ruột của chị đi, viết nguyên một cuốn sách về Cụ đi.Chị có viết đấy chứ, trong những bài viết và những truyện ngắn, kể lại những câu chuyện,những kỷ niệm thời thơ dại, thời trưởng thành, chuyện của Mẹ ruột mình. Hạnh phúc và bất hạnh của Mẹ chị, chị không giấu điều gì cả.

 

Chị có nói với tôi là chị có viết một cuốn sách riêng cho Mẹ, nhưng tôi biết sau này chị ngưng lại vì chị lo cung cấp những chi tiết cho cuốn sách của người Cha cho người bạn học của chị là anh Trần Viết Ngạc.

 

Bùi Bích Hà được thừa hưởng trí thông minh của cha nên chị rất tháo vát trong những việc xã hội và truyền thông. Chị viết văn từ thời trung học, nên không ngạc nhiên khi trưởng thành, chị vừa là Nhà Văn, chị còn làm Báo, làm radio và truyền hình. Lãnh vực nào chị cũng thành công xuất sắc. Ở quận Cam, California, rất nhiều người biết đến tên chị.Ở trong nhà hàng, hay ngoài phố đông người, chỉ nghe giọng nói của chị cất lên, là có người chạy tới hỏi ngay: Có phải chị là chị Bùi Bích Hà không ạ.

 

Chị mất đi để lại nhiều thương tiếc cho những người quý mến chị và để lại cho tôi một khoảng trống…rót bao nhiêu bài Thơ vào cũng không lấp được. Tôi tin rằng ở thế giới xa xăm nào đó chị đang rất hài lòng về cuốn sách về Thân Phụ chị, cuối cùng đã hoàn thành tốt đẹp.

 

Cám ơn GS Trần Viết Ngạc.

 

– Trần Mộng Tú

(16 tháng 3 năm 2023)

 

* Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Câu chuyện bắt đầu, một người kể: “Sở dĩ con kên kên sói đầu vì nó ăn mít. Nó đút đầu vào ruột trái mít đục khoét. Mủ mít dính chặt lông. Khi rút đầu ra, lông dính lại. Đầu trọc lóc.” Người thứ hai lên tiếng: “Nói vô lý. Kên kên ăn xác chết, ăn đồ hôi thúi. Mít có mùi thơm. Kên kên không ăn đồ thơm.” Người thứ nhất trả lời: “Nói có lý nhưng xét ra vô lý. Kên kên không ăn mít thường nhưng ăn Sầu riêng. Mít Sầu riêng hôi lắm.” “Nói vô lý. Sầu riêng thơm kiểu khác. Cả triệu người ăn. Cả triệu người ghiền. Điên hay sao mà ăn đồ hôi.” “Bà thấy thơm nhưng tui thấy hôi. Quyền tự do mà. Cả triệu người không ăn Sầu riêng. Cả triệu người thấy Sầu riêng hôi.” “Nói tào lao. Hoa thì thơm. Phân thì hôi. Ai có thể ngửi thấy hầm lù thơm?” “Có thể hôi thúi, nhưng ở đó lâu ngày, quen đi. Thúi cũng như thơm. Giống những người ở xung quanh Kinh Nước Đen.”
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.