Hôm nay,  

Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà

18/03/202311:11:00(Xem: 2865)
Tùy bút

altar 

(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)

 

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).

 

Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.

 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.

 

Cụ Bùi Huy Tín là thân sinh của nhà văn Bùi Bích Hà, một người đã nổi tiếng trong làng văn và làng báo Việt Nam tại California.

 

Là một bạn thân của nhà văn Bùi Bích Hà, tôi không ngạc nhiên với nội dung cuốn sách,vì tôi được nghe rất nhiều lần về những câu chuyện của gia đình chị và thời thơ ấu của chị ở Huế. Chị cũng cho tôi biết việc đang tiến hành của cuốn sách về Phụ Thân chị.

 

Dù ở hai tiểu bang cách nhau hơn 2 tiếng đường bay, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp gặp nhau đôi, ba tháng một lần và nói điện thoại, điện thư cho nhau mỗi ngày. Gặp nhau, mỗi khi vào giường chúng tôi hay nói cho nhau nghe chuyện riêng tư cũng như chuyện gia đình. Chuyện thời trẻ, chuyện đang bước vào tuổi già…

 

Chúng tôi hiểu về nhau như người nhìn xuống đường chỉ trong lòng bàn tay chính mình.

Chuyện của chị là những câu chuyện rất đặc biệt: Từ người Cha uyên bác, giầu có, làm bao nhiêu việc công ích cho xã hội, tới những người Mẹ (ngoài Mẹ ruột và ba người nữa mà chị gọi bằng Mẹ). Tôi hay nhắc chị: Bích Hà, viết về Mẹ ruột của chị đi, viết nguyên một cuốn sách về Cụ đi.Chị có viết đấy chứ, trong những bài viết và những truyện ngắn, kể lại những câu chuyện,những kỷ niệm thời thơ dại, thời trưởng thành, chuyện của Mẹ ruột mình. Hạnh phúc và bất hạnh của Mẹ chị, chị không giấu điều gì cả.

 

Chị có nói với tôi là chị có viết một cuốn sách riêng cho Mẹ, nhưng tôi biết sau này chị ngưng lại vì chị lo cung cấp những chi tiết cho cuốn sách của người Cha cho người bạn học của chị là anh Trần Viết Ngạc.

 

Bùi Bích Hà được thừa hưởng trí thông minh của cha nên chị rất tháo vát trong những việc xã hội và truyền thông. Chị viết văn từ thời trung học, nên không ngạc nhiên khi trưởng thành, chị vừa là Nhà Văn, chị còn làm Báo, làm radio và truyền hình. Lãnh vực nào chị cũng thành công xuất sắc. Ở quận Cam, California, rất nhiều người biết đến tên chị.Ở trong nhà hàng, hay ngoài phố đông người, chỉ nghe giọng nói của chị cất lên, là có người chạy tới hỏi ngay: Có phải chị là chị Bùi Bích Hà không ạ.

 

Chị mất đi để lại nhiều thương tiếc cho những người quý mến chị và để lại cho tôi một khoảng trống…rót bao nhiêu bài Thơ vào cũng không lấp được. Tôi tin rằng ở thế giới xa xăm nào đó chị đang rất hài lòng về cuốn sách về Thân Phụ chị, cuối cùng đã hoàn thành tốt đẹp.

 

Cám ơn GS Trần Viết Ngạc.

 

– Trần Mộng Tú

(16 tháng 3 năm 2023)

 

* Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
thăng trầm lên xuống / như những bậc đá trên đồi xanh / tóc bay theo gió / mùa hạ êm đềm thắp lửa mặt trời / trong từng đôi mắt mong đợi / dõi cánh chim bay xa...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
Hai người đang đi chầm chậm trên lối đi hẹp bằng đất thỉnh thoảng có những con đường mòn xanh mơn mởn cắt ngang, mà cứ hai năm một lần những xe đẩy chở cỏ khô hoặc lúa mì lại ùa vào những đám hoa cúc và cỏ. Những cơn mưa gần đây đã tạo thành từng vũng ao nhỏ ở những đoạn lồi lõm; nhưng ở phần giữa đường, đầy bụi bặm và rải rác có dấu vết móng ngựa, thì khúc đường cũng khá rộng để hai người có thể sánh đôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.