Hôm nay,  

Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà

18/03/202311:11:00(Xem: 2873)
Tùy bút

altar 

(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)

 

Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).

 

Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.

 

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.

 

Cụ Bùi Huy Tín là thân sinh của nhà văn Bùi Bích Hà, một người đã nổi tiếng trong làng văn và làng báo Việt Nam tại California.

 

Là một bạn thân của nhà văn Bùi Bích Hà, tôi không ngạc nhiên với nội dung cuốn sách,vì tôi được nghe rất nhiều lần về những câu chuyện của gia đình chị và thời thơ ấu của chị ở Huế. Chị cũng cho tôi biết việc đang tiến hành của cuốn sách về Phụ Thân chị.

 

Dù ở hai tiểu bang cách nhau hơn 2 tiếng đường bay, nhưng chúng tôi vẫn thu xếp gặp nhau đôi, ba tháng một lần và nói điện thoại, điện thư cho nhau mỗi ngày. Gặp nhau, mỗi khi vào giường chúng tôi hay nói cho nhau nghe chuyện riêng tư cũng như chuyện gia đình. Chuyện thời trẻ, chuyện đang bước vào tuổi già…

 

Chúng tôi hiểu về nhau như người nhìn xuống đường chỉ trong lòng bàn tay chính mình.

Chuyện của chị là những câu chuyện rất đặc biệt: Từ người Cha uyên bác, giầu có, làm bao nhiêu việc công ích cho xã hội, tới những người Mẹ (ngoài Mẹ ruột và ba người nữa mà chị gọi bằng Mẹ). Tôi hay nhắc chị: Bích Hà, viết về Mẹ ruột của chị đi, viết nguyên một cuốn sách về Cụ đi.Chị có viết đấy chứ, trong những bài viết và những truyện ngắn, kể lại những câu chuyện,những kỷ niệm thời thơ dại, thời trưởng thành, chuyện của Mẹ ruột mình. Hạnh phúc và bất hạnh của Mẹ chị, chị không giấu điều gì cả.

 

Chị có nói với tôi là chị có viết một cuốn sách riêng cho Mẹ, nhưng tôi biết sau này chị ngưng lại vì chị lo cung cấp những chi tiết cho cuốn sách của người Cha cho người bạn học của chị là anh Trần Viết Ngạc.

 

Bùi Bích Hà được thừa hưởng trí thông minh của cha nên chị rất tháo vát trong những việc xã hội và truyền thông. Chị viết văn từ thời trung học, nên không ngạc nhiên khi trưởng thành, chị vừa là Nhà Văn, chị còn làm Báo, làm radio và truyền hình. Lãnh vực nào chị cũng thành công xuất sắc. Ở quận Cam, California, rất nhiều người biết đến tên chị.Ở trong nhà hàng, hay ngoài phố đông người, chỉ nghe giọng nói của chị cất lên, là có người chạy tới hỏi ngay: Có phải chị là chị Bùi Bích Hà không ạ.

 

Chị mất đi để lại nhiều thương tiếc cho những người quý mến chị và để lại cho tôi một khoảng trống…rót bao nhiêu bài Thơ vào cũng không lấp được. Tôi tin rằng ở thế giới xa xăm nào đó chị đang rất hài lòng về cuốn sách về Thân Phụ chị, cuối cùng đã hoàn thành tốt đẹp.

 

Cám ơn GS Trần Viết Ngạc.

 

– Trần Mộng Tú

(16 tháng 3 năm 2023)

 

* Trần Viết Ngạc nguyên là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất...
Dòng đời lặng lẽ trôi không một phút ngừng nghỉ, người sanh diệt đến đi cứ như áng mây trời, thoạt có thoạt không. Cái hình hài nhân dáng này coi vậy chứ vô thường lắm, có đấy mất đấy không hẹn kỳ hạn định. Cuộc trăm năm ngỡ dài nhưng thật sự chẳng mấy chốc, ấy là chưa nói đến những bất ngờ không biết trước được. Người đến thế gian này vì ân oán, vì duyên nợ mà gặp nhau để làm cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè... những mối ân tình sâu đậm ràng buộc chúng ta với nhau...
Người nào cũng thương cha mẹ của mình mà không nói, không bày tỏ tình yêu của mình. Nếu không nói ngày hôm nay, ngày mai nếu không thức dậy thì sẽ không còn cơ hội để nói: cha ơi, con thương cha lắm! Ngày xưa, thương cha, thương mẹ, thương người mình kính trọng chỉ để trong lòng, ngày nay thương ai cứ nói ra. Nếu ngày mai mình không còn, sẽ không ân hận là mình có nhiều cơ hội để nói mà mình không nói.
Tháng Sáu mọi người sửa soạn chào đón Ngày Father’s Day, Ngày Của Cha. Công Cha như Núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
Huân cầm cái vỉ đập ruồi, chăm chú, im lặng, rình mấy con ruồi đang bay, đợi chúng đáp xuống một chỗ nào đó trên cái bàn ăn dành cho tù nhân được đúc bằng xi măng nham nhở...
Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
Ba thi khúc của nữ thi sĩ Trần Hạ Vi...
Khi không có kẻ buột miệng thốt lên: “Trời, sao đẹp thế!” Chẳng biết gã ta có phải là tay ba phải? Mùa nào cũng đẹp cả. Đông hạ nghịch chiều, xuân thu trái hướng, không lẽ gã không biết hay là biết như không biết? Mùa nào cũng yêu em.
Thời tiết mấy tuần qua đã hết mưa, nắng rực hồng tươi sáng, vườn nhà tôi các loại hoa vươn lên chào mùa hạ, tạo nên khung tranh tươi mát và đáng yêu. Đặt biệt nhất là chậu Quỳnh hoa nở cả trăm nụ màu vàng nhạt thanh nhã đúng ngày rằm tháng tư...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.