Hôm nay,  

Một nét văn hóa khác

2/25/202316:16:00(View: 3679)

Tạp ghi

 

Kieth & Brandon, những giọng ca hay
Tác giả và hai người bạn da đen.



Cuộc sống người Việt hải ngoại ngày tháng trôi qua quá bình yên, ngày đi cày tối nghỉ ngơi cứ như cái vòng tròn khép kín. Đời sống tương đối thiếu những sinh hoạt cộng đồng: Hoạt động công ích, thể thao, văn nghệ… năm thì mười họa mới có một sô ca nhạc. Người Việt hải ngoại khá đông và cũng đã lâu nhưng có mấy ai đi xem một trận bóng cà na hay bóng rổ. Điều này khác biệt với người bản địa. Họ  cũng cày như ta nhưng ngoài việc mưu sinh ra còn tham gia những sinh hoạt chung rất tích cực.

 

Thứ bảy tuần rồi tôi được mời tham gia một dạ tiệc nho nhỏ mừng tháng Lịch sử Người Da đen do nhóm bạn da đen ở Fairburn City mời. Chúng tôi làm chung với nhau đã lâu nên thân thuộc và biết nhau rất rõ, ấy vậy mà khi đến dự tôi không khỏi choáng ngợp. Ngày thường thì xuề xòa ấy vậy mà khi dự dạ tiệc lập tức trở thành những ông hoàng châu Phi hay tiểu vương Ấn Độ. Họ ăn mặc sang trọng, toàn áo lông thú, trang phục đắt tiền, chưng diện ngất trời luôn.

 

Tôi thì không biết gì về âm nhạc, chỉ cảm nhận bằng cảm tính thôi. Nói đến nhạc Jazz thì không thể không nói đến kèn trumpet, một nhạc cụ không thể thiếu. Tiếng kèn lúc trầm bổng, lúc rền rỉ thống thiết như thân phận người da đen của những năm cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi. Tiếng kèn trumpet kéo dài như tiếng còi tàu hơi nước trên bến New Orleans. Ngày nay con tàu hơi nước vẫn đậu ở đấy, mỗi sáng vẫn có vị thuyền trưởng kéo còi và chơi đàn piano trên boong tàu để chào đón du khách. Tiếng kèn harmonica thì sắc bén và trong trẻo hơn. Nhạc Jazz đã biến tấu liên lục trong trăm năm qua với nhiều dòng khác nhau nhưng kinh điển nhất vẫn là dòng nhạc Jazz gốc New Orleans. Vài giọng ca trong cộng đồng địa phương như Brandon, Keith, Eddie… hát như dồn cả tâm hồn vào bản nhạc, hát bằng tất cả nội lực và sự đam mê. Phần nhạc Rap đặc biệt có Rapper như Brandon. Anh ta ngoài công việc mưu sinh ở hãng còn là một ca sĩ trên YouTube. Anh ta đã ra nhiều clip. Brandon với chất giọng khàn khàn nhưng bắn Rap như súng liên thanh, mình nghe không mà cũng cảm thấy líu cả lưỡi, víu cả tai. Nhạc Rap xuất phát từ những khu ghetto cuối thể kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi. Ban đầu là những tiếng nói phản kháng bất công xã hội, phản ảnh sự nghèo đói cũng như thân phận người da đen, miêu tả những uẩn ức trong tâm lý… Rap cũng như Jazz và các dòng nhạc khác liên tục thay đổi, biến tấu để cho ra nhiều dòng nhạc mới. Nhạc Rap hát khá thoải mái tự do và tự chế theo cảm nhận và cảm tính, tất nhiên là khuôn nhạc nền vẫn vững.

 

Tôi cảm nhận hát Rap hay đọc rap, nói Rap có chút gì đó giống lối hát cương hay hô lô tô của người Việt. Ráp phải bắn nhanh và có vần điệu. Việt Nam giờ cũng có Rap với những tên tuổi khá trẻ như Su Boi, Đen Vâu, JBLee 7... Nghe nhạc Rap của người da đen thực tình mà nói rất nhiều điệp khúc và từ ngữ thô tục chẳng hạn như: “That the big old ass right there”, “Stroke it with the emotions”, những từ như: “Mother f**k”, “ ass”, “cunt”, “hole” và những từ bạo lực giết, hiếp, đốt…

 

Thằng Brandon hát và nhảy vô cùng bốc lửa, nó như lên đồng với âm nhạc. Cả đám bạn uống như hũ chìm, toàn rượu nặng, thức ăn cũng có đấy nhưng chẳng thấy ăn bao nhiêu, uống là chính. Đêm dạ tiệc cuồng nhiệt, Jazz thống thiết, Rap bắn tới bến luôn. Mọi người nhảy nhót tự do thoải mái chẳng cần phải theo bài bản. Tôi nhìn thấy mỗi người nhảy và lắc lư hay luyến láy theo cái cách của mình, phải công nhận bọn họ có đôi chân rất dẻo, người to cao sồ xề vậy nhưng ra sàn thì nhảy nhuyễn. Người da đen hầu như không có khái niệm e thẹn hay mắc cỡ như người mình, họ rất tự tin, trong dạ tiệc ai cũng nhảy chứ chẳng có ai ngồi yên thụ động như người Việt.

 

Giữa những người ăn mặc sang trọng quá, tự nhiên tôi cảm thấy hơi bị lạc lõng vì chỉ mặc một bộ veston đơn sơ rẻ tiền, tuy nhiên mọi người thân thiện và chẳng ai để ý việc ăn mặc của tôi. Tôi và nhóm bạn này chơi thân ngày ngày đùa vui và chơi khăm nhau. Có lần thằng Mauricio bảo tôi: “Mầy làm ra tiền thì phải ăn mặc đồ hiệu sang trọng, phải là King thì người ta mới nể mầy”. Tôi bảo nó: “Tao không quan tâm người ta xem thường hay xem trọng, giá trị ở nội tại chứ không phải ở quần áo bề ngoài”. Nó lại nói: “Đây là Mỹ chứ không phải xứ mầy”. Thằng Mauricio không biết đấy thôi, xứ tôi người ta còn xem bề ngoài, coi mặt hơn ai hết.

 

Buổi dạ tiệc mừng tháng Lịch sử Người Da đen thật vui và sôi động. Tôi là người khách da vàng châu Á duy nhất, nhỏ con nhất trong đêm tiệc này. Dạ tiệc vui quá, xả hết căng thẳng và năng lượng, riêng tôi cảm nhận thêm một nét văn hóa khác biệt với văn hóa truyền thống của mình cũng như văn hóa người da trắng hay văn hóa của người Mỹ Latinh.

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 0223)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Quý bạn yêu nhạc muốn ủng hộ đêm nhạc Mắt Nâu với những tình khúc của Hoàng Tử Bé - Jayden Nguyễn tại Coffee Factory (15582 Brookhurst St, Westminster, CA 92683) vào ngày Lễ Tình Nhân, Thứ Sáu, 14 tháng 2, xin vui lòng nhắn tin đến 714-592-8941 để đặt vé.
Tuyết rơi như lông ngỗng, như hoa rụng tùng chùm, bám trên nóc xe, trắng xóa mặt đường và tan dưới lằn bánh xe cán ngang. Hơi lạnh len cả vào chân tóc. Mùa Đông thật sự đã đến.
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970. Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Bài viết của nhà thơ Ngu Yên ở Texas “Cảm Xúc Trong Tiếng Hát” có nhiều điều lý thú trong lãnh vực âm nhạc. Ngu Yên đã dấn thân trong hai lãnh vực Thơ, Nhạc… Ngoài các tập thơ đã được ấn hành, khoảng cuối năm 1995 ở Houston, Ngu Yên tổ chức những buổi ra mắt sách, băng nhạc, CD và tổ chức những buổi trình diễn ca nhạc. Năm 1998, Ngu Yên đứng ra thành lập nhóm Viet Art Productions để thỏa mãn sự ham vui theo sở thích cùng nhau vui chơi, tổ chức trên 50 buổi trình diễn như đại hội chợ, trong những dịp lễ, sinh hoạt cộng đồng… ngoài Texas còn có nhiều nơi khác. Vì vậy trong lãnh vực âm nhạc, Ngu Yên có kinh nghiệm và khả năng viết về đề tài nầy… Qua bài viết của tác giả Ngu Yên tạo cho tôi cảm hứng góp phần chia sẻ với “lời bàn Mao Tôn Cương” tế nhị vì cũng ngại làm phật ý với “ca sĩ” trình diễn và góp ý thêm cho sinh động trong chuyện vãn.
Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2025, gia đình và đông đảo bạn hữu đã đưa tiễn họa sĩ/nhà văn Khánh Trường về nơi an nghỉ ở Peek Family, Westminster. Chương trình tang lễ ngắn gọn nhưng ấm cúng, thân tình, và thật cảm động với nhiều lời phát biểu chia sẻ của gia đình và nghệ sĩ thân hữu. Việt Báo đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết từ bạn bè, văn hữu trong số báo đặc biệt về Khánh Trường ngày 3 tháng 1, 2025, sau đây là bài điếu văn của con gái út của Khánh Trường, Annie Nguyễn Trường An, đọc bởi chồng Cô trong buổi tang lễ bằng tiếng Anh, Lê Anh Dũng biên dịch sang tiếng Việt.
Khi con đọc những dòng này, ta không còn nữa. Nhiều người quanh đây có lẽ cũng không còn nữa. Lịch sử thay đổi nhanh đến chóng mặt. Ta nhớ năm 1982, một người bạn bảo rằng trong tương lai khi nói chuyện điện thoại, người ta có thể nhìn thấy mặt nhau. Điều ấy là không thể tưởng tượng được. Nhưng vào lúc này, bốn mươi năm sau, mọi thứ diễn ra đúng như vậy. Bốn mươi năm sau nữa, con sẽ ở đâu, làm gì, kỹ thuật tiến bộ đến đâu, ta không biết. Không ai biết. Nếu con đọc lại những dòng này, hãy nghĩ đến ngày hôm nay.
Trước thềm năm mới 2025 DL, thay mặt toàn thể ban biên tập và trị sự Việt Báo Daily News, chúng tôi xin kính chúc quý độc giả, các thân hữu, văn thi nhạc sĩ, cộng tác viên, quý thân chủ quảng cáo, mạnh thường quân… một năm mới an khang, thịnh vượng.
Trong vở hài kịch “As You Like It,” thi hào và kịch tác gia người Anh William Shakespeare (1564-1616) có một câu thoại nổi tiếng: “Cuộc đời này là một sân khấu, Và tất cả nam nữ đều là diễn viên; Họ xuất hiện và ra đi; Và một đời người đóng nhiều vai, Và tuổi thọ của hắn kéo dài trong một vở kịch bảy màn.” Trong câu thoại ở trên, chúng ta thấy Shakespeare nói đến hai điều liên quan đến thân phận con người: Tất cả mọi người đều là diễn viên trên sâu khấu cuộc đời, và đời người thật ngắn ngủi được ẩn dụ trong một vở kịch kéo dài bảy màn. Là diễn viên trên sân khấu cuộc đời, con người có thể là chủ nhân của những hành vi mà họ thao tác, nhưng cũng có thể con người chỉ diễn xuất theo kịch bản của ai đó soạn ra. Trường hợp đầu thì chính con người là tác nhân của những gì họ diễn xuất. Nói cách khác con người thể hiện vai trò của mình trên sân khấu cuộc đời qua chính những gì họ suy nghĩ, nói và hành động, hay nói theo Đạo Phật là các hành nghiệp.
Bằng tất cả tình yêu dành cho chữ nghĩa, hai tác giả trẻ của tập truyện này đang tự trưởng thành qua từng con chữ. Đó không phải chỉ là hành động viết, mà còn là hành trình khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Họ viết để “náu thân” trong một góc nhỏ của cuộc đời, để tìm lại niềm tin và ước mơ, nhưng trên hết là để gìn giữ hình bóng Việt Nam trong lòng mình.
Tại Matter Studio Gallery, bắt đầu ngày 8 tháng 12, 2024 và kéo dài đến hết ngày 5 tháng 1, 2025, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng sẽ trình làng bộ sưu tập tranh mới nhất mang tên Chances Matter. Đây là dịp hiếm hoi để giới mộ điệu nghệ thuật thâm nhập vào một thế giới sáng tạo riêng biệt, nơi nghệ thuật không chỉ là cái đẹp mà còn là câu chuyện của sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.