Hôm nay,  

Một nét văn hóa khác

25/02/202316:16:00(Xem: 3662)

Tạp ghi

 

Kieth & Brandon, những giọng ca hay
Tác giả và hai người bạn da đen.



Cuộc sống người Việt hải ngoại ngày tháng trôi qua quá bình yên, ngày đi cày tối nghỉ ngơi cứ như cái vòng tròn khép kín. Đời sống tương đối thiếu những sinh hoạt cộng đồng: Hoạt động công ích, thể thao, văn nghệ… năm thì mười họa mới có một sô ca nhạc. Người Việt hải ngoại khá đông và cũng đã lâu nhưng có mấy ai đi xem một trận bóng cà na hay bóng rổ. Điều này khác biệt với người bản địa. Họ  cũng cày như ta nhưng ngoài việc mưu sinh ra còn tham gia những sinh hoạt chung rất tích cực.

 

Thứ bảy tuần rồi tôi được mời tham gia một dạ tiệc nho nhỏ mừng tháng Lịch sử Người Da đen do nhóm bạn da đen ở Fairburn City mời. Chúng tôi làm chung với nhau đã lâu nên thân thuộc và biết nhau rất rõ, ấy vậy mà khi đến dự tôi không khỏi choáng ngợp. Ngày thường thì xuề xòa ấy vậy mà khi dự dạ tiệc lập tức trở thành những ông hoàng châu Phi hay tiểu vương Ấn Độ. Họ ăn mặc sang trọng, toàn áo lông thú, trang phục đắt tiền, chưng diện ngất trời luôn.

 

Tôi thì không biết gì về âm nhạc, chỉ cảm nhận bằng cảm tính thôi. Nói đến nhạc Jazz thì không thể không nói đến kèn trumpet, một nhạc cụ không thể thiếu. Tiếng kèn lúc trầm bổng, lúc rền rỉ thống thiết như thân phận người da đen của những năm cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi. Tiếng kèn trumpet kéo dài như tiếng còi tàu hơi nước trên bến New Orleans. Ngày nay con tàu hơi nước vẫn đậu ở đấy, mỗi sáng vẫn có vị thuyền trưởng kéo còi và chơi đàn piano trên boong tàu để chào đón du khách. Tiếng kèn harmonica thì sắc bén và trong trẻo hơn. Nhạc Jazz đã biến tấu liên lục trong trăm năm qua với nhiều dòng khác nhau nhưng kinh điển nhất vẫn là dòng nhạc Jazz gốc New Orleans. Vài giọng ca trong cộng đồng địa phương như Brandon, Keith, Eddie… hát như dồn cả tâm hồn vào bản nhạc, hát bằng tất cả nội lực và sự đam mê. Phần nhạc Rap đặc biệt có Rapper như Brandon. Anh ta ngoài công việc mưu sinh ở hãng còn là một ca sĩ trên YouTube. Anh ta đã ra nhiều clip. Brandon với chất giọng khàn khàn nhưng bắn Rap như súng liên thanh, mình nghe không mà cũng cảm thấy líu cả lưỡi, víu cả tai. Nhạc Rap xuất phát từ những khu ghetto cuối thể kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi. Ban đầu là những tiếng nói phản kháng bất công xã hội, phản ảnh sự nghèo đói cũng như thân phận người da đen, miêu tả những uẩn ức trong tâm lý… Rap cũng như Jazz và các dòng nhạc khác liên tục thay đổi, biến tấu để cho ra nhiều dòng nhạc mới. Nhạc Rap hát khá thoải mái tự do và tự chế theo cảm nhận và cảm tính, tất nhiên là khuôn nhạc nền vẫn vững.

 

Tôi cảm nhận hát Rap hay đọc rap, nói Rap có chút gì đó giống lối hát cương hay hô lô tô của người Việt. Ráp phải bắn nhanh và có vần điệu. Việt Nam giờ cũng có Rap với những tên tuổi khá trẻ như Su Boi, Đen Vâu, JBLee 7... Nghe nhạc Rap của người da đen thực tình mà nói rất nhiều điệp khúc và từ ngữ thô tục chẳng hạn như: “That the big old ass right there”, “Stroke it with the emotions”, những từ như: “Mother f**k”, “ ass”, “cunt”, “hole” và những từ bạo lực giết, hiếp, đốt…

 

Thằng Brandon hát và nhảy vô cùng bốc lửa, nó như lên đồng với âm nhạc. Cả đám bạn uống như hũ chìm, toàn rượu nặng, thức ăn cũng có đấy nhưng chẳng thấy ăn bao nhiêu, uống là chính. Đêm dạ tiệc cuồng nhiệt, Jazz thống thiết, Rap bắn tới bến luôn. Mọi người nhảy nhót tự do thoải mái chẳng cần phải theo bài bản. Tôi nhìn thấy mỗi người nhảy và lắc lư hay luyến láy theo cái cách của mình, phải công nhận bọn họ có đôi chân rất dẻo, người to cao sồ xề vậy nhưng ra sàn thì nhảy nhuyễn. Người da đen hầu như không có khái niệm e thẹn hay mắc cỡ như người mình, họ rất tự tin, trong dạ tiệc ai cũng nhảy chứ chẳng có ai ngồi yên thụ động như người Việt.

 

Giữa những người ăn mặc sang trọng quá, tự nhiên tôi cảm thấy hơi bị lạc lõng vì chỉ mặc một bộ veston đơn sơ rẻ tiền, tuy nhiên mọi người thân thiện và chẳng ai để ý việc ăn mặc của tôi. Tôi và nhóm bạn này chơi thân ngày ngày đùa vui và chơi khăm nhau. Có lần thằng Mauricio bảo tôi: “Mầy làm ra tiền thì phải ăn mặc đồ hiệu sang trọng, phải là King thì người ta mới nể mầy”. Tôi bảo nó: “Tao không quan tâm người ta xem thường hay xem trọng, giá trị ở nội tại chứ không phải ở quần áo bề ngoài”. Nó lại nói: “Đây là Mỹ chứ không phải xứ mầy”. Thằng Mauricio không biết đấy thôi, xứ tôi người ta còn xem bề ngoài, coi mặt hơn ai hết.

 

Buổi dạ tiệc mừng tháng Lịch sử Người Da đen thật vui và sôi động. Tôi là người khách da vàng châu Á duy nhất, nhỏ con nhất trong đêm tiệc này. Dạ tiệc vui quá, xả hết căng thẳng và năng lượng, riêng tôi cảm nhận thêm một nét văn hóa khác biệt với văn hóa truyền thống của mình cũng như văn hóa người da trắng hay văn hóa của người Mỹ Latinh.

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 0223)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nay ăn nhờ ở đậu nơi đất nước người, lấy chi mà “những điều trông thấy” kiểu như ngày xưa ấy. Nhưng thấy ý kiến của “bà hàng xóm” là một giải pháp khả dĩ, tôi nghĩ phải làm sao cho ra một bài viết vui vui thích hợp với xã hội đang sống. Trăn trở mãi rồi cũng eureka. Tôi đặt cái khung cho những bài mà tôi gọi là “phiếm”. Thứ nhất, đề tài bám vào những chuyện thời sự, nhất là những chuyện có liên quan nhiều tới cộng đồng người Việt sinh sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, phải viết với lối văn vui vui, tếu tếu nhưng vẫn giữ chừng mực. Thứ ba, phải có hơi hướm văn chương bằng cách dùng những giai thoại hoặc/và những chuyện thực nhưng vui khi tiếp xúc với các bạn văn.
“Sự thật bắt đầu bằng tưởng tượng.” Không phải là câu nói cao siêu rỗng, mà phải nghiền ngẫm rất lâu trong hệ lụy thăng trầm mới có thể cảm nhận. Đó là lý do người ta thường đố: sự thật ở đâu? Không ai thấy rõ sự thật nên nó trở thành phương tiện cho tôn giáo, mục đích cho khoa học, triết học, và giấc mơ cho văn chương nghệ thuật. Cũng là một thứ bình phong, mồi nhử, cạm bẫy trong đời sống thường nhật cho những người bình thường dễ tin.
Đêm 7/3/2025, trong khán phòng của Bowers Museum, một tiếng nói đậm chất “đài phát thanh” vang lên, dẫn dắt hàng trăm khán giả bên dưới bước vào đêm nhạc Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 Tuổi. Một tháng sau, cũng tại Bowers Musem, người MC này bước lên sân khấu dẫn dắt những buổi hội luận về báo chí, văn học tại Hội Chợ Sách “Viet Book Fest” lần thứ 3 do Hội Văn Học và Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức. Cô cũng là Giám Đốc Điều Hành, người lèo lái con tàu VAALA 34 năm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, đại học UC Irvine tổ chức ba sự kiện văn hóa trong ba ngày 7,8,9 tháng 5 năm 2025. Mở đầu là hội thảo “Những Câu Chuyện Từ Việt Nam Tới Hoa Kỳ - 50 Năm Lịch Sử Và Cộng Đồng”; kế đến là buổi hoà nhạc The Odyssey—From Vietnam To America của nghệ sỹ đoạt giải Emmy Vân Ánh Võ; kết thúc là buổi chiếu phim New wave của đạo diễn Elizabeth Ai. Trong ba sự kiện này, buổi hòa nhạc The Odyssey đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, kéo dài từ nhiều tháng trước. Trên sân khấu, Vân Ánh đã nhiều lần cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã giúp cô đem được buổi trình diễn đến với Quận Cam, thủ phủ của người Việt tị nạn ở Mỹ.
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ)(*). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn.
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Quý bạn yêu nhạc muốn ủng hộ đêm nhạc Mắt Nâu với những tình khúc của Hoàng Tử Bé - Jayden Nguyễn tại Coffee Factory (15582 Brookhurst St, Westminster, CA 92683) vào ngày Lễ Tình Nhân, Thứ Sáu, 14 tháng 2, xin vui lòng nhắn tin đến 714-592-8941 để đặt vé.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.