Hôm nay,  

Một thời ai cũng có... Hoàng Thị

03/09/202216:58:00(Xem: 3820)

Tản mạn

 

hoctro113 


Một buổi sáng của năm 1972, tại một quán cà phê trên đường Võ Tánh, Sài Gòn (bây giờ là Nguyễn Trãi), cạnh bên tòa soạn báo Điện Tín, tôi gặp nhà thơ Kiên Giang, tác giả của bài thơ nổi tiếng “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, đang ngồi uống cà phê, và hình như ông đang say mê, đắm chìm vào một bài hát, được phát ra nho nhỏ từ chiếc radio “ấp chiến lược”, để ở trên bàn, trước mặt. Đến gần, thì nghe giọng Thái Thanh, cao vút với những ca từ, vui tươi, rộn rã nhưng cũng thật da diết và trữ tình: “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ... Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở...” Bài hát đang là hiện tượng, và được người dân miền Nam bấy giờ rất ưa thích, của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư. Thấy tôi cười cười, nhà thơ Kiên Giang nói: “Bài hát đánh trúng vào tim... đen của lứa tuổi mới lớn, và ai cũng có cho riêng mình một Hoàng Thị... để mà mơ mộng, mà nhớ...” Và tôi, người vừa bước qua ngưỡng cửa học trò, ái mộ bài hát, cũng chung một suy nghĩ: “Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.

 

Bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị...” của thi sĩ Phạm Thiên Thư, được trích in trong tập thơ đầu tay “Thơ Phạm Thiên Thư”, in 500 bản vào năm 1968, theo thi sĩ, thì vì lúc ấy là “tu sĩ” nên không tiện in nguyên bài, chỉ đến khi gặp nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Thiên Thư mới gửi bài thơ chép đầy đủ, và lúc ấy, Phạm Duy cũng đang soạn những tình khúc cho tuổi học trò như “Trả lại em yêu”, “Con đường tình ta đi”, nên khi đọc được bài thơ “Ngày xưa Hoàng Thị”, nhạc sĩ như bắt được viên ngọc quý, nên xin phép được phổ nhạc ngay. Ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” được chính thức ra đời vào năm 1971, nhạc phẩm được soạn theo điệu Valse, nhịp 3/4, vừa vui tươi, nhí nhảnh nhưng cũng mang mang tâm trạng theo lối kể chuyện, phù hợp với lời thơ và tâm trạng của tác giả bài thơ, lần đầu tiên được ca sĩ Thanh Thúy thể hiện, đã thu hút được hầu hết giới trẻ và cả những bậc trung niên tìm nghe và mua nhạc phẩm. Bài hát được tái bản liền sau đó, với hình bìa của họa sĩ Vi Vi, là một hiện tượng, được nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc đó quan tâm tìm hiểu với câu hỏi “Hoàng Thị Ngọ là ai?” kể cả nhiều người mạo nhận mình là “Ngọ”, giống như câu chuyện tìm nàng Công chúa Trung Phi, Bocasa, cũng có nhiều người mạo nhận trước đó!

 

Theo lời kể của thi sĩ Phạm Thiên Thư, khi còn học lớp Đệ Tam ( lớp 10 bây giờ) tại trường Trung học tư thục Văn Lang tại khu Tân Định, quận 1. Cùng chung lớp có cô học trò gốc người Hải Dương tên Hoàng Thị Ngọ, dáng người thanh mảnh, mái tóc đen mượt, dài, xõa sau lưng. Trong lớp Ngọ ngồi bàn đầu, Phạm Thiên Thư ngồi bàn cuối. Tan học, Ngọ đi về phía trước, Phạm Thiên Thư lẽo đẽo ôm cặp đi phía sau, và yêu... đơn phương, thầm lặng. Bài thơ là sự cảm xúc, nhung nhớ của lứa tuổi học trò, mới lớn, được sáng tác khi Phạm Thiên Thư đã là “tu sĩ” với pháp danh Thích Tuệ Không, nên mang một chút của “nét thiền”, một chút nhớ, tình si một thuở, rất gần và giống “tâm trạng” của nhiều “anh học trò” lúc đó. Bài thơ dài 59 câu, theo thể thơ 4 chữ, và dưới bàn tay “phù thủy âm nhạc” của Phạm Duy, ca từ được “biến ảo” sắp xếp theo âm điệu, gây nhiều cảm xúc và ấn tượng: “Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Em tan trường về/ Đường mưa nho nhỏ/ Ôm nghiêng tập vở/ Tóc dài tà áo vờn bayVới hình bóng người con gái, hiền hòa, tha thướt: “Em đi dịu dàng/ Bờ vai em nhỏ/ Chim non lề đường/ Nằm im giấu mỏ/ Anh theo Ngọ về/ Gót giày lặng lẽ đường quêNgười con gái, nữ sinh ấy, ai cũng “thấy” như chỉ riêng mình một thuở: “Em tan trường về/ Mưa bay mờ mờ/ Anh trao vội vàng/ Chùm hoa mới nở/ Ép vào cuốn vở/ Muôn thuở còn thương còn thươngRồi là nhớ nhung, bâng khuâng xa cách: “Bao nhiêu là ngày/ Theo nhau đường dài/ Trưa trưa chiều chiều/ Thu đông chẳng nhiều/ Xuân qua rồi thì/ Chia tay phượng nở sang hè

 

Bài thơ, và cũng là ca khúc “mang mang sầu đời, tình ơi, tình ơi” bởi 10 năm rồi quay lại, khôn nguôi nỗi nhớ: “Cây xưa còn gầy/ Nằm phơi dáng đỏ/ Áo em ngày nọ/ Phai nhạt mây màuĐể rồi rưng rưng: “Xưa theo Ngọ về/ Mái tóc Ngọ dài/ Hôm nay đường này/ Cây cao hàng gầy/ Đi quanh tìm hoài/ Ai mang bụi đỏ đi rồi/ Ai mang bụi đỏ đi rồi Bụi đỏ, dáng nhỏ một người, mãi vẫn còn trong tâm trí, chợt nhận ra là biết đã xa rồi. Thật xa... Phạm Thiên Thư, giờ vẫn còn đó, với lứa tuổi đã chạm “bát tuần”, vẫn hằng ngày ngồi lặng lẽ ở một chiếc bàn nhỏ, ngoài hiên quán cà phê Hoa Vàng trong cư xá Bắc Hải, tay cầm ống píp, thỉnh thoảng đưa lên miệng kéo một hơi thuốc dài, đôi mắt lim dim. Dường như ông đang “nhập” vào cõi “Đưa em tìm động hoa vàng” hay nhớ “Ngày xưa Hoàng Thị”, làm xao xuyến trái tim nhiều người và cả nhiều thế hệ, sau này.

 

Trần Hoàng Vy


Phụ lục hình ảnh:

PHẠM THIÊN THƯ 2
Thi sĩ Phạm Thiên Thư.

Tác giả và PTT tại cà phê Hoa Vàng
Tác giả và thi sĩ PTT tại café Hoa Vàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy Hòa, nơi tôi ở cách nay gần bẩy chục năm, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Chắc bạn đọc nghĩ là tôi đang ở Hà Nội, hay Sài Gòn. Không. Chúng tôi đang du lịch châu Âu. Chuyến nghỉ hè năm nay, cùng với đôi bạn từ Quận Cam, tưởng đã không thành vì Delta Airlines huỷ chuyến bay vào giờ chót, sau khi đã có thẻ lên tầu. Lên mạng tìm vé khác và bên Turkish Airlines còn chỗ để đưa chúng tôi đến Barcelona, Tây Ban Nha là thành phố đầu tiên của chuyến du lịch...
Buổi sáng bến xe Tây Ninh đông đúc và ồn ào. Tiếng rao hàng của đám bán hàng rong vang lên inh ỏi, từ bán bánh mì, bán nước trà đá, nước ngọt bỏ bao, đến bọn người bán sách báo dạo, cứ gặp ai cũng chìa hàng đến trước mặt, giọng mời gọi...
Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý. Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồi. Hôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên giòn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon...
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu… được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn...
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.