Hôm nay,  

Biển có buồn… Hay biển vẫn làm ngơ

13/07/202317:20:00(Xem: 1564)
Tùy bút

sea

Diện tích đất cho con người sinh sống trên mặt địa cầu là rất ít so với mặt biển bao la. Đất địa cầu chỉ là ¼ của đại dương.
    Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
    Thật là vậy, diện tích đất liền thì ít, diện tích đại duơng rộng mênh mông, nên người ta phải xoay sở tìm cách sống nhờ đại dương, đánh bắt cá trong đại dương, du lịch trên và trong đại dương. Nói chung, y như là tấn công biển cả để mưu sinh, để giải trí và có thể, để sinh tồn và cũng để có lúc mất mạng.
    Nói ra hơi nhiêu khê, nhưng mà sự việc gì, thì nó cũng phải có đầu có đuôi của nó.
    Từ khi chiến tranh xâm lược Nga xẩy ra cho Ukraine, rồi Nga cắt ống dầu dẫn nguyên liệu vào Châu Âu và một số nơi, thì kỹ nghệ và kinh tế có lúc bị đe dọa, người ta tìm nguồn cung cấp dầu khí khó khăn ở nhiều nơi khác, giờ cũng tạm ổn. Paris chưa chết rét.
    Vậy trước khi người ta tìm kiếm được các túi dầu khí thiên nhiên trong lòng đất, thì người ta dùng, hoặc lấy ở đâu ra dầu khí để dùng trong kỹ nghệ và trong đời sống hằng ngày? Thưa, lấy ở biển, đi săn giết cá voi trắng lấy dầu. Theo sử liệu, trước thế kỷ 19, đúng hơn là từ năm 1860 lùi về trước, đa số người ta dùng tàu bè lớn đi săn cá voi trắng, lấy mỡ cá làm thành dầu và khí. Cuộc săn bắt cá voi là cả một kỳ công vất vả. Một cái tàu lớn mang theo 4 hay 5 cái thuyền ra khơi, tìm đến vùng cá voi sinh sống, họ thả thuyền xuống biển, các thuyền nhỏ này săn đuổi, bắn, phóng lao sắt, mạnh, vào cá, xong chờ cá bị thương, không còn chống cự được nữa, họ kéo cá lên tàu, mổ, xẻ và ép lấy dầu mỡ. Họ chứa nhiều thùng dầu và khí đầy tất cả đồ chứa họ mới vào bờ tùy nghi sử dụng.
    Cuộc săn cá voi trắng vô cùng vất vả và nguy hiểm, cá mạnh và vùng vẫy kéo thuyền đi xa nhiều kilo-mét, có khi người săn phải chặt dây kéo, vì cá lặn quá sâu, có lúc cá to báo thù, đâm bể tầu lớn, làm cả đoàn người săn bị lạc nhau, bị lênh đênh ròng rã nhiều ngày trôi giạt trên đại dương, đói khát và chết, ăn thịt cả đồng bọn một đôi khi. Nếu người thợ săn thành công, khi đã hút hết mỡ cá, thì ngay cái đầu cá, họ cũng sử dụng óc cá voi, lấy mang về đất liền bán cho kỹ nghệ làm nước hoa, dầu thơm… Họ có thể kiếm bộn tiền, nhưng leo hẳn vô trong đầu cá để múc ra những chất dầu nhờn trơn trượt thì cũng có thể té ngã mất mạng như không.
    Sau thế kỷ thứ 19, con người tìm ra nguyên liệu dầu và khí đốt trong quặng mỏ thì nghề săn cá voi giảm dần dần đi. Nhưng con người có tha cho con cá dưới biển đâu, họ tiếp tục săn lùng trong đại dương để thể hiện, để thỏa mãn ý chí chinh phục của loài người, họ cũng muốn làm giầu, kể cả họ thích ăn cá! Ở những xứ sở ít đất đai để trồng trọt hoa màu, rau củ quả như ở Nhật Bản, thì còn có thể nói họ phải săn cá nhiều làm lương thực, nhưng nhiều nơi vẫn lùng bắt cá như một kỹ nghệ làm giầu mau chóng. Thêm nữa, y học chứng minh ăn cá tốt hơn ăn thịt, nên con người không ngừng đánh bắt, nghĩa là tấn công đại dương, tấn công mọi sinh vật sống trong biển rộng. Để tìm đồ ăn.
    Theo khảo sát hải dương học và các thực sinh vật sống dưới lòng biển, con cá voi mới đầu rất hiền từ, chúng bơi theo tàu đi biển và giỡn chơi với tàu biển, nhưng sau một thời gian, bị rượt đuổi săn lùng, chúng sẵn sàng tấn công để tự vệ theo luật tự nhiên. Người ta khảo sát những cuộc xô xát qua lại giữa người và cá, cá và người, và có người đã thấy là sức cắn hay lực cắn của cá voi trắng khổng lồ là 2800 tấn trên diện tích 1m², vỏ quýt dầy có móng tay nhọn.
    Con người không thể thua con cá vì con người có lý trí mạnh hơn và con người cũng là con hung ác nhất, trong các loài vật ở thế gian. Bởi con người nhiều khi còn đối xử với nhau kém xa một số động vật với động vật. Con người bởi có lý trí, dùng óc sáng tạo, kỹ thuật văn minh bầy chế ra bom nguyên tử, đạn dược, tất cả vũ khí, ngày càng tối tân hơn, để sát hại lẫn nhau, chỉ mong phần thắng về mình, rồi chiếm hữu luôn đối phương, như Nga chiếm Ukraine chẳng hạn, Trung Cộng đang hăm he Đài Loan, v.v… Miệng lưỡi con người ta luôn kêu gọi hòa bình, ngưng bắn, nhưng xung quanh đâu đó, sau lưng, những hiệp ước đình chiến, là thủ thế, là tấn công và súng đạn chém giết… Hận thù thiệt khó giải quyết và rất khó chấm dứt. Tất cả hung khí tạo nên chiến tranh, làm con người chúng ta, càng ngày càng táo bạo hơn, quay quắt xung quanh tội ác và tai nạn dồn dập!
    Đã biết như trên, lực cắn của cá voi khổng lồ là 2800 tấn trên 1m², cũng theo sự khảo sát hàng hải, biển có sức ép của nước đại dương. Sức ép ấy mạnh vô cùng, ở độ sâu 4000m là 4200 tấn trên một diện tích 1m². Tội nghiệp thay tàu Titan đã chìm xuống độ sâu đó,  không còn một tín hiệu nào, sức ép làm tàu nổ và vỡ tan tành. Thêm một tai nạn bi thảm trong lòng Đại Tây Dương. Có lẽ vỏ tàu có gì sơ hở.
    Theo Radolan Kicinski, một nhà khảo sát hàng hải Ba Lan thì sự bóp nát và nổ chỉ xẩy ra trong 2/1000 milisecond. Điều đau buồn thương tiếc là xẩy ra cho gia đình và bạn bè của các nạn nhân, còn 5 người du khách trong tầu Titan, họ không kịp nhận ra điều bất ổn, có lẽ, chưa kịp sợ họ đã chết. Con tàu Titanic vẫn nằm đó như một nghĩa địa sống, chưa bị quên lãng, Titanic chứng kiến những đồng cảnh đến gần họ, vì tò mò, vì phấn khích ở trong lòng đại dương và rồi đó, tai nạn Titan xẩy ra. Không hiểu các vị khách này đã kịp nhìn thấy Titanic chưa. Họ là những người can đảm, có ý chí chinh phục biển sâu và muốn truyền cảm hứng hàng hải cho nhân loại.
    Tất cả chỉ là tai nạn, chứ họ đều là những người có hiểu biết thông thái về biển cả, như Stoctkom, 61 tuổi, người điều khiển Titan, là sáng lập và là giám đốc công ty OceanGate.
Hamish Harding, 38 tuổi, tỷ phú và là một  nhà thám hiểm người Anh. Hiểu sâu về biển cả.
Hai công dân anh, gốc Pakistan, tỷ phú, Dawod 48 tuổi, rất thích biển, và con trai Sulman, 19 tuổi, không thích biển, nhưng muốn làm vui lòng cha mà chui vào con thuyền bé Titan. Paul Henri Nargeolet, 77 tuổi, ông làm việc cho RMS Titanic. Ông đã lặn xuống quan sát xác tàu Titanic 35 lần. Con gái của Paul Henri là Sidone Nargeolet, cô nói rằng bố cô rất thích ở trong tàu ngầm: ông thực sự yêu thích biển sâu và ông hạnh phúc thực sự ở nơi ông yêu thích.
    Câu chuyện bi thảm xẩy ra hôm tháng Sáu 2023 làm cả thế giới sảng sốt và hãi hùng, ở đâu cũng nghe người người bàn tán chia sẻ, mới đây thôi, mới có hai tuần lễ.
    Nhớ lại, khi xưa, có một câu chuyện cổ tích, cổ tích thần thoại, nhưng nó mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, làm chúng ta ít nhiều suy nghĩ. Số là hồi khai thiên lập địa, có một vị thần con của Hải Long Vương, ngài có thể đi chu du khắp nơi trần thế mỗi lần trở vể thăm Thủy Cung Vương, hoàng thái tử thủy thần đó có một cây gậy vàng, cũng là gậy thần, ngài dùng nó cắm xuống nước, gậy thần cắm tới đâu, nước rẽ ra tới đó, chừa lối cho ngài thong dong về thủy cung, rồi nước lại khép lại sau ngài sau lưng ngài. Đọc truyện thần thoại thủy cung, người ta mường tượng ra cây gậy thần đó là những con tàu ngầm, những hạm đội, tiềm thủy đĩnh, tàu ngầm USS Thresher 1961 của Nga, và cũng có thể là Titan hôm nay. Vậy xác tàu Titanic là thủy cung thời hiện đại? Nó mời gọi khá đắt hàng, từ năm 2021 Joseph Wortman, 53 tuổi, là một phi công giàu kinh nghiệm, thích du hành trong không gian và trong biển sâu, ông là hành khách được quan sát cận cảnh Titanic. Ông nói ông thấy tối om, rồi sinh vật biển phát ánh sáng thấy rõ ràng mọi con đang bơi bơi, phải ngồi cong lưng, tựa vào mạn con tàu, như một cái chai, ông cố gắng giữ bình tĩnh, rồi thấy lòng nhẹ nhõm vì cuối cùng con tàu cũng nổi lên trên mặt nước, việc đầu tiên là ông gọi cho gia đình báo tin: bình an, cũng sợ lắm. Sau Joseph Wortman, là Mike Keiss, rồi Colin Jaylor, rồi David Pogue, thì chuyến đi của ông ngưng ở độ sâu 11m, vì là lỗi nền tảng, khiến con tàu phóng lẹ lên mặt nước. Ouf! Và trước đó nữa, có Cameron, năm 1999 đi lên đi xuống nhiều lần khảo sát cảnh gần để làm film Titanic.
    Tàu Titanic là tai nạn. Tai nạn có khi tránh được. Nhưng có khi không tránh được. Khi không tránh được là đổ cho số mạng. Khi ấy kể như cây gậy thần rẽ nước không linh ứng. Tất cả là may rủi, rồi như ăn mày đứt tay như nhà giàu đổ ruột, họ được cứu trợ chu đáo cấp kỳ mà vẫn vô vọng. Họ đã chết!
    Nhớ lại, khi xưa, sau 1975, dân Việt Nam tị nạn trốn cộng sản, vượt biên, chết chìm trong biển Đông khoảng 300.000  người, có thể nhiều hơn nữa. Tội nghiệp người Việt chết vì đi tìm tự do. Nay, người Pakistan, người từ Phi Châu xa xôi, vượt biển tìm tới Châu Âu, họ cũng chết chìm chết trôi vô số ở biển Địa Trung Hải, vì họ muốn đi tìm miền đất hứa, tìm cái ăn cái mặc no đủ hơn, họ chết vì đói nghèo. Hình ảnh một bé trai 3, 4 tuổi, đi tị nạn kinh tế với cha mẹ, rồi bị chết đuối ở biển Égée, xác em trôi tấp vô, nằm sấp như ngủ say ở ven bờ cát biển đảo Hy Lạp là một hình ảnh rung động bi thương không bao giờ phai mờ trong tâm trí mọi người.
    Tàu Titan đi du lịch vào lòng đại dương, ngày 22-6-2023, năm người khách đã mất mạng vì họ giàu có quá chăng? Nói vậy có phần nhẫn tâm, họ giầu thật và y là họ có thừa ý chí, mong muốn đi thám hiểm biển sâu, họ phấn khích và muốn truyền cảm hứng hàng hải cho chúng ta, thương thay, cây gậy thần rẽ nước sâu của họ chưa đủ quyền năng, nên tất cả họ, thiếu may mắn nhất là thiếu cơ duyên.
    Người Á Châu, Việt Nam hay nói, “có tiền mua tiên cũng được. Nhưng trong cuộc đời phàm tục, có tiên đâu mà đòi mua. (Không có tiên nhưng hà bá hình như có nhiều!) Có nhiều tiền, tỷ phú, triệu phú, mua được địa vị, bằng cấp, của cải… Nhưng mua tiên thì không được. Vì tiền không là vạn năng. Vậy không đúng là lúc nào con người muốn làm gì cũng thành công. Tất cả thành tựu đều tùy thuộc vào tiền, vào cơ may, vào phước đức của nghiệp duyên.
Người Tây Âu có nói, Vouloir c’est pouvoir. Nhưng rồi cũng có khi muốn thành mà không đạt, Vouloir c’est parfois non pouvoir.
    Kết cuộc, xin tưởng niệm hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam đã ngủ êm dưới lòng biển Đông. Xin cầu bào, cũng vậy, cho hàng trăm người tị nạn Châu Phi đã chết chìm ở ngoài khơi bờ biển Hy Lạp. Và cầu cho 5 nạn nhân tàu Titan, mới đây, họ đã tan nát chìm lắng sâu vào lòng Đại Tây Dương. Xin cầu bào cho tất cả họ, sớm được vãng sanh, sớm về cõi vĩnh hằng và sớm hưởng nhan Thánh Chúa  Amen.
 

-- Chúc Thanh

(Paris, June 2023)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy Hòa, nơi tôi ở cách nay gần bẩy chục năm, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Chắc bạn đọc nghĩ là tôi đang ở Hà Nội, hay Sài Gòn. Không. Chúng tôi đang du lịch châu Âu. Chuyến nghỉ hè năm nay, cùng với đôi bạn từ Quận Cam, tưởng đã không thành vì Delta Airlines huỷ chuyến bay vào giờ chót, sau khi đã có thẻ lên tầu. Lên mạng tìm vé khác và bên Turkish Airlines còn chỗ để đưa chúng tôi đến Barcelona, Tây Ban Nha là thành phố đầu tiên của chuyến du lịch...
Buổi sáng bến xe Tây Ninh đông đúc và ồn ào. Tiếng rao hàng của đám bán hàng rong vang lên inh ỏi, từ bán bánh mì, bán nước trà đá, nước ngọt bỏ bao, đến bọn người bán sách báo dạo, cứ gặp ai cũng chìa hàng đến trước mặt, giọng mời gọi...
Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý. Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồi. Hôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên giòn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon...
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu… được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn...
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.