Hôm nay,  

Âm thanh là lúa ngọc

7/9/202217:37:00(View: 2807)
ThreeMusicians1921byPabloPicasso
Ba nhạc sĩ (1921) -- Tranh Pablo Picasso.

 

Nguyễn-hòa-Trước là nhà thơ hiếm hoi còn làm thơ xuôi ở hải ngoại (và có lẽ ở cả trong nước). Thơ anh là thơ Ngôn ngữ. Ở đây ngôn ngữ chiếm địa vị độc tôn. Tinh tuyền. Kỳ ảo. Luôn luôn mở ra những chiều kích mới mẻ lạ lùng trong tâm trí người đọc, bởi trong lúc đọc một câu thơ, bạn sẽ không tiên liệu được câu kế tiếp sẽ là gì, nói về cái gì. Thực chất, đừng đòi hỏi thơ họ Nguyễn nói về cái gì, hãy xóa tan đi mọi định hướng, định hình cho thơ, sự vật ngoài-thơ, phi-thơ đều không có giá trị, mà hãy nhận chân Cái Đẹp của nghệ thuật do nhà thơ cống hiến. (TYT)

 

1.

 

Quẳng rồi lưới rọ bảo tâm yên

lặng để sông kia ngủ thật hiền

 

2.

 

Âm thanh, như lúa ngọc, ướp thơm sương muối, đòng đòng theo gió ruộng; với 1 phiên hô hấp đan kết đất trời nhịp nhàng đã đủ tung tăng trên đường biên của tịnh hòa và bộn bã.

 

Cây-nhân-sinh là ta này, từ khi biết múa máy, là một cội xun xoe bận bịu; ngày sau ngày đâm nhánh nhóc sum suê; đông hạ xuân thu lá hết kiếp rời cành rớt xuống gom thảm lót lối cho thơ thơ bay qua đảo lại bao niên hơi hướm đã vun vê hốt ngọn,

 

thơ được sủng ái thế nào mà sáng hôm nao đã nhan nhác dị thường, ngõ thơ la cà không còn xào xạc tiếng giỡn nô,

 

mấy nhát chổi quơ quào biếng nhác tục trần là những ngón vuốt lên điệu lời loang lổ.

 

Ta vái lạy cầu đến tài quét dọn tinh tươm thiên bẩm của âm thanh, người bạn tri kỷ dịu dàng nhân ái (của thơ) ngụ cuối bãi sông ở thao tác thành thạo cuối cùng của tràng nhát nhúa cúi đầu dối giả,

 

đã an toàn sau căn nhà tranh-vá-đất cửa hở then lơi nhấp nhoáng trận đồ râu tóc cội đa làng ta vòi vĩnh được ung dung nhai nhấm tiếp hạt khoái lạc trong tâm trạng phiếm nhã lạ thường của tưởng tượng và ám thị vốn là giềng mối của trái đau nhân gian chưa được thanh thỏa tột cùng chi li,

 

ta (bạo dạn) hỏi vay mượn từ âm thanh, giả vờ ngu dại không biết rằng, âm thanh sống tự tại bằng cái-không-có-gì của chính nó; nhưng quả tình ta không hề biết: âm thanh, chính nó, dù trong thế cảnh nào, vẫn vừa là cô đơn vừa là đông đúc; vừa túng quẫn vừa dư giả; tự nó là buộc trói và giải vây; nó tự phân đôi phân tư rồi rút về dấu chấm bụi trong nhân noãn của lớp nhầy vô sinh mà chu kỳ là một lên đường và đến đích, một khởi đầu và bế mạc.

 

Âm thanh hào sảng mời ta dùng bữa tiệc đói, khai thị cho ta thứ căn cước vô định tính, rỗng huyễn, bỗng bềnh, bé tí của nó; nhưng khi nó thở, nó khóc cười, lời thở và bóng khóc cười hài nhi này loãng tan vào cõi hồng hoang, chọc nhột bọn cỏ bồ công anh co ro khép vỏ, ủi an bác hoa gạo sừng sững buồn rầu, đánh thức các nàng bướm-hạc-trắng họa-mi-mỏ-xanh ong-vàng-nghệ õng ẹo đòi ngủ nướng, kích hoạt khoắng khua khúc ao hồ đời người bèo se mạch nghẽn.

 

Âm thanh tự nó là trung trinh; nó tự nguyện rời khỏi phúc phận miên hàn kết bạn với và mang vóc dáng và tinh túy từ bàn tay nhuyễn thể và tim não hảo hoạt của khách tài tử; nó tự bộc lộ nó chính là cái màu sắc não nùng đẹp man man lãng phiêu từ bao thuở, giờ đã tìm được một minh trụ để đầu thai, đầy đặn tác tướng; nó phủ mượt lên vô vàn náo động xôn xao vô bổ trầm luân của kiếp sống: một nốt gảy thì thầm; một lách tách láu lỉnh; một than vãn trẻ trung: chúng lấp đầy một góc hộp tuổi thọ của ta cách rất dễ thương, tài hoa, và sáng tạo.

 

Ta chưa hề dám đánh cuộc với chính mình là (hãy thử) bơi trườn hoài lên một bãi cát; tắm truồng hoài trong một dòng suối; tranh luận hoài với lũ sậy non đệ nhất thảo mai; mở thênh nghe hoài một dĩa nhạc, bập bềnh hoài giữa vũng lỏng thất sắc trăm bủa nghìn vây bởi một thính phòng với vô vàn tôn giả mà tất thảy đều đang ngật ngà rượu u uất,

 

chưa bao giờ ta nghĩ sẽ có lúc tận tình hả hê đâm rễ tự tạc tượng nơi đó ăn uống nhai nuốt mãi nhúm quãng thời-không đang cảm thấy phúc lộc vì được dâng hiến cho một giọng hát thủy liễu nhưng thừa sức trèo-núi-cao băng-sông-dài kiêm ái cố tìm mang về được dăm cụm hương thu thao thiết mãi cho đời.

 

Âm thanh đã là thể, là chất; xác của nó là yêu tinh hay thần nữ, bóng của nó là ma mị hay giải thoát? (chỉ là những câu hỏi đứng ngoài lề phiền nhiễu! ôi, ta đáng hổ thẹn với chính mình!); phải bao kiếp ta mới mở được bức mật điệp này: tất cả chỉ là phép biến hóa diệu kỳ của 7 giọt thăng trầm đen trắng râu móc chập chùng; trong tuyệt cùng tê dại, ta (được đưa) trở về cõi thần thoại thánh thót ngàn năm ca dao mẹ-và-cha - những tiên lão trình diễn sử thi trác tuyệt -; âm thanh khanh khách chạy rông ngoài đường ngoài ngõ; âm thanh nấn ná ủ ê trong hang trong hốc trò chơi trốn tìm, mỗi lần vấp váp là mỗi đom đóm sao và nguyệt hợp hoan,

 

âm thanh bước tới cả những khi dừng lại; thiêm thiếp nôi hồng giữa ôm đồm sóng biếc; những tiếng khánh tiếng chuông du hành trên dây những quả bóng xốp mà chúng tạo ra (ta được công kênh vào một trải nghiệm cực kỳ gây bối rối).

 

Bí điệp lại rộn ràng bên tai: phải trống trải hồn nhiên: tất cả nhôn nháo khốn khổ cần để lại trước hang động lả không gợn lướt không chao này,

 

không hề có viên đá nào để gia công giũa mài cho thành ngọc.

 

Chỉ với hồn yêu và tâm ái, âm thanh đã vươn lên tầm dị thường.

 

3.

 

xõa nón che cao đầu bỗng trượt

ngã lành lạnh tóc hỏng sương đêm

 

– Nguyễn-hòa-Trước

(07-2022, gửi anh Trịnh Y Thư).

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dịch thơ, nói theo Bùi Giáng, là “điều khảm kha nhất” và đó phải là thơ hay bởi, trừ những ngoại lệ đặc biệt, chẳng dịch giả nào phí thì giờ với thơ dở. [1] Sự “khảm kha”, như thế, phải thuộc về cái nghệ thuật chuyển đạt, sao cho giữ được hồn cốt làm nên cái hay của bài thơ trong một ngôn ngữ khác.
Phòng triển lãm "For Me and You" ở Gallery One trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa ngành của Ann Phong và Gloria Gem Sánchez trình bày sự giống nhau về ý tưởng của hai họa sĩ Ann Phong và Sanchez khi cả hai đều sử dụng vật liệu hỗn hợp tạo dựng tác phẩm để phản ánh sự suy nghĩ về cách sống, cách quản lý môi trường của chúng ta đồng thời thu hút sự chú ý đến tác động chung của chúng ta đối với hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Triển lãm "For Me And You" tại: Irvine Fine Art Center: 14321 Yale Ave, Irvine, CA 92604. Khai mạc vào thứ Bảy 16 tháng 11, 2024. Từ 2-4 giờ chiều. Cuộc triển lãm kéo dài từ 16 tháng 11, 2024 đến 25 tháng 1, 2025. Ngày giờ mở cửa: Thứ Hai-Thứ Năm 10am-9pm. Thứ Sáu-Thứ Bảy: 10am-5pm. Đóng cửa Chủ Nhật.
Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.