Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Từ Paris Đến Quê Hương: Kỷ Niệm Với Anh Cao Huy Thuần (1937-2024)

13/07/202410:42:00(Xem: 1475)
blank
 

TỪ PARIS ĐẾN QUÊ HƯƠNG: KỶ NIỆM VỚI ANH CAO HUY THUẦN (1937-2024)
 

NHẤT UYÊN
 

Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-2024 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris.

Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.

Tôi và anh cùng xuất thân từ Phong Trào Phật Giáo miền Trung, anh là đệ tử Thầy Trí Quang và anh là Chủ bút tờ báo Lập Trường tại Huế, Chủ nhiệm là bác sĩ Lê Khắc Quyến, cha nhạc sĩ dương cầm Lê Khắc Thanh Hoài. Tôi là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử chăm lo sinh hoạt cho các thanh thiếu niên tại Phan Thiết. Những ngày tháng sôi động Phật Giáo Miền Trung, tôi và anh Nguyễn Bắc Sơn (nhà thơ) cùng cổ động cho tờ báo của anh. Những bài anh viết chúng tôi thường đọc và bàn luận sôi nổi.
 

Tôi và anh cùng sinh ra trong một thế hệ mà phân nửa bạn bè hy sinh trên chiến trường, những hô hào cổ võ chiến tranh, chúng tôi chỉ thấy « chập chờn bay trên bại thắng, ngọn cờ khăn sô màu trắng » (Tâm Ca Phạm Duy. Để lại cho em). Và sau ngọn cờ khăn sô đó là thân xác, máu xương của cả một thế hệ, bao nhiêu nhân tài đất nước không được sống qua tuổi ba mươi, để xây dựng một đất nước nghèo nàn nhược tiểu vừa thoát khỏi thuộc địa, để trở thành tốt đẹp hơn, mà trở thành con tốt thí trên bàn cờ chính trị thế giới.
 

Anh được học bổng du học, hay chỉ là việc tống khứ ra khỏi nước một phần tử xách động cho phong trào hòa bình. Nhưng dù thế nào, trong hoàn cảnh nào anh cũng gắng sức học tập để đạt những thành tựu gian nan trong Đại Học Pháp, hoàn thành luận án Tiến sĩ, làm trợ giáo, rồi giảng viên, thành Giáo sư Đại học là con đường gian nan, không dễ dàng gì trước bức tường bằng kính trong suốt những kỳ thị cực đoan.
 

Anh vẫn sống trọn vẹn tâm hồn người Phật tử giữ năm giới cấm nhà Phật : Không giết người, không trộm cắp, không nói dối, không tà hạnh, không rượu chè say sưa. Những giới luật căn bản tưởng chừng như « ngây thơ » trước sự hổn loạn của xã hội, đạo đức bị sụp đổ, nhìn kỷ những luật pháp mọi thời, mọi xã hội cũng không ra ngoài những điều căn bản đó.
 

Anh không thuyết giảng những lời cao siêu, khúc mắc, nhưng nhìn anh, lời nói anh, tâm tình anh, bài viết anh đã bộc lộ những lời chân thật, chính những chân tình đó đã lôi cuốn thu hút người đọc, những người gặp anh, tiếp xúc với anh.
 

Rồi đi du học sang Pháp năm 1970, tôi lại gặp anh và sinh hoạt cùng anh trong Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại chi Bộ Pháp, Thầy Thích Thiện Châu, và báo Gió Nội tại Paris. Tôi và anh gặp nhau trong những buổi họp hằng tuần làm báo cùng anh Bùi Mộng Hùng, Trần Hải Hạc, Nguyễn Tùng, Lê Kim Chi, chị Thái Thị Kim Lan, anh Lê Văn Tâm, anh Trần Tiễn Tiến.. và những trại hè Phật Tử tại Pháp, trại mùa đông tại Đức, trong các buổi lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Lễ Tết.. Bao lần tôi bàn luận cùng anh, nói chuyện tâm tình. Chuyện tâm tình anh thổ lộ trong hàng trăm bài viết, in thành sách, Nhưng chuyện tôi và anh tôi vẫn giữ mãi trong tim, và hôm nay anh đã ra đi.
 

Những ngày Paris lúc anh còn sống độc thân, có lúc anh bị tách con ngươi mắt, suýt bị mù phải nằm Bệnh viện Cư xá Sinh viên hàng tháng trời, hai mắt anh băng kín, tôi ở trong cư xá gần bên, hàng ngày tôi đến chăm sóc, giúp ăn uống hằng ngày như người anh trong gia đình. Tôi thông cảm cùng anh mối tình không trọn vẹn, hằng tuần anh đi về giữa Paris và Munich, hai người quý mến nhau, cùng tình yêu quê hương xứ Huế, nhưng tình yêu lại không thành. Rồi anh về Huế cưới chị Phương Liên, những ngày tháng dài đằng đẳng anh than thở « phải làm giấy chứng nhận cư trú cho vợ, một thủ tục hành chánh thật là buồn cười », công việc khó khăn nhiêu khê thời ấy phải nhờ đến nhà thơ Huy Cận can thiệp mới được nhanh chóng. Và chị đã sang anh mua nhà tại gần vườn Hồng, L ́Haie les Roses làm tiệc mời nhà thơ Huy Cận và tôi, nhân một chuyến Huy Cận sang Paris.
 

Trong phong trào đấu tranh cho hòa bình Việt Nam tại Paris, anh Cao Huy Thuần, anh Đặng Tiến và tôi là những người từng viết văn, làm báo, in sách, in thơ tại Việt Nam, nên tên thường xuất hiện chung trên báo chí Pháp Việt với tư cách nhân sĩ.
 

Tôi kính phục anh tư cách điềm dạm, chín chắn, nói và viết tế nhị phong phú, văn chương anh nhẹ nhàng thanh thoát. Khi có những gì thắc mắc tôi hỏi anh, anh trả lời thông suốt gọn gàng.
 
Tại Paris, cậu tôi là TS Nguyễn Xuân Thọ nhân từng làm việc tại Bộ Ngoại Giao Pháp và soạn luận án về Bước đầu thâm nhập Pháp tại Việt Nam đã cung cấp cho anh nhiều tài liệu quý để hoàn thành Luận án Tiến sĩ Quốc Gia : Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa Pháp tại Việt Nam (1857-1914).
Khi sách TS Nguyễn Xuân Thọ xuất bản tại Mỹ và nhờ tôi phổ biến tại Pháp. Tôi mang đến anh Cao Huy Thuần, anh là người đầu tiên ủng hộ sách.

Sống tại Pháp, nhưng thật sự chỉ dùng ngôn ngữ Pháp cho chuyện cơm áo, soạn luận án, soạn bài giảng dạy cho sinh viên để sinh sống hằng ngày. Nhưng khi trở về với lòng mình, thì chỉ là thơ, viết văn, viết nghiên cứu viết bằng tiếng Việt, đó là điều nghịch lý của những người yêu quê hương sống nơi xứ người. Dù thời gian ở xứ người gấp đôi, gấp ba lần thời gian sống trên quê hương. Người Việt nơi xứ người không phải là một người cô đơn, nơi xứ lạ mà chung quanh là một cộng đồng bạn bè Việt Nam, vợ con Việt, nấu ăn món Việt đủ mùi mắm muối quê hương. Họ không phải chỉ cần mắm muối mà còn cần những bài thơ, bài văn, bài nghiên cứu viết bằng tiếng Việt. Ở Pháp không thiếu tư liệu như nhiều người lầm tưởng, khác với thái độ trịch thượng : « ở xa Việt Nam mấy ông bà người Pháp gốc Việt ở lâu năm xứ người biết gì mà viết ! », mà cả một kho tàng văn hoá Việt Nam được lưu trử từ Trường Viễn Đông Bác Cổ, đến các thư viện quốc gia Paris cả một kho tàng bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Người Việt nước ngoài có cơ hội tiếp xúc rộng rãi với các nền văn minh thế giới, biết người, biết ta có thể giúp cho người trong nước mở rộng hơn tầm kiến thức văn minh nhân loại.
 

Việt Nam là nơi quê cha, mẹ quê đất tổ dù đi xa nhưng làm sao có thể quên được, trong thời chiến tranh hàng ngày báo chí, truyền hình cảnh bom đạn trên đất nước. Người đi xa chỉ còn thấy : « Càng đi xa càng gần gủi quê nhà, Càng đau xót khi bom gầm đạn nổ, Muối xát tâm hồn, cay bỏng thịt da. Công cha như núi Trường Sơn,Thơ Nhất Uyên ». Đó là điều thôi thúc người Việt sống nơi xứ người dấn thân cho hoà bình, dù phải trải qua những gian nan bị cúp thông thành, cúp học bổng, cúp chuyển ngân.. và phải trở thành Tây giấy.
 

Trong « Sen thơm và nắng hạ » anh viết : « Cả đời tôi cứ tự hỏi, ấy là viết văn để viết văn, viết văn như một nhu cầu, viết văn cho nữ thần nghệ thuật hay đó là bức thư tình máu thịt cho một người có thịt có xương. Câu hỏi càng hợp với thời đại, nhưng tôi cứ bỏ ngõ, việc gì mà phải trắng đen phân minh để mất đi cái hương vị của một thứ tình đầu. ? »
 

Trong Sống và biển về Phật Giáo anh viết : «Ngồi thiền không phải là thu hẹp cái tâm lại vòo mục đích vị kỷ là để thành công, mà để rộng cái tâm ra cho cả cuộc đời.»
 

Anh Cao Huy Thuần, anh Đặng Tiến và tôi là những người viết không mỏi mệt từ gần 60 năm qua, viết chẳng có một món tiền nhuận bút nào, chẳng lợi lộc nào, chẳng phục vụ cho một đảng phái mục đích chính trị nào, mỗi người một lãnh vực. Anh Cao Huy Thuần thiên về Phật Giáo, tùy bút tâm tình. Anh Đặng Tiến thiên về phê bình văn học phê bình các nhà thơ từ xưa đến nay, từ nam chí bắc không bị rào cản bởi vĩ tuyến nào, chính trị nào. Còn tôi nối tiếp các công trình nghiên cứu còn dang dỡ Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, từ chuyện vì bản Lưu Hương Ký bị cất dấu suốt 40 năm, tôi viết về Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm và từ đó sang các nhà thơ Cổ điển Việt Nam viết bằng chữ Hán , dịch thơ đường luật toàn bộ Tinh Sà Kỷ Hành của Phan Huy Ích, toàn bộ 100 bài Cúc thu bách vịnh thơ đối thoại giữa Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm, toàn bộ Hoàng Hoa Đồ Phả của Ngô Thì Nhậm... và sang dịch thuật bằng thơ lục bát, song thất lục bát các tác phẩm văn chương vĩ đại của nhân loại : Odyssée, Iliade của thi hào Homère, Thần Khúc của Dante, Tiểu Thuyết Hoa Hồng của Guillame de Lorris và Jean de Meun, Trường ca Roland. Les Lusiades của Camoẽs. Trường ca Roland. Énéide của Virgile.
 

Từ khi về hưu anh Cao Huy Thuần thường về nước, được mời thỉnh giảng , nói chuyện tại các đại học, các viện nghiên cứu. Các bài viết anh được tập họp xuất bản trong nước.
  
Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta (triết lý luận và tư tưởng Phật Giáo) Nxb TPHCM. 2000.
tái bản Nxb Hồng Đức / Khai Tâm. 2017
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa Pháp tại Việt Nam, 1857-1914. Nxb Tôn Giáo 2002. nxb Hồng Đức/ Phương Nam 2014.
Từ Đông sang Tây. Tập họp các bài viết tăng Giáo sư Lê Thành Khôi. Chủ biên cùng Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính. Nxb Đà Nẵng 2005.
Tôn Giáo và xã hội hiện đại. Nxb Thuận Hóa. Phương Nam 2006 tái bản Nxb Hồng Đức Khai Tâm 2017.
Nắng và Hoa. Nxb Văn Hoá SàiGòn 2006.
Thế giới quanh ta. Nxb Đà Nẵng 2007.
Thấy Phật, Nxb Tri Thức / Phương Nam 2009, tái bản 2013.
Khi tựa gối khi cúi đầu. Nxb Văn Học, Nhã Nam 2011.
Chuyện trò. Nxb Trẻ 2014.
Nhật ký sen trắng Nxb Trẻ 2014.
Sợi tơ nhiện Nxb Trẻ 2015.
Đến với Phật cùng tôi Nxb Hồng Đức 2016.
Người khuân đá . Nxb Trẻ 2018
Sen thơm nắng hạ quê mình. Nxb Tri Thức/ Khai Tâm 2020
Im lặng như lời chia tay. Nxb Khai Tâm Đà Nẵng 2022.
  
Và quyển sách cuối cùng của anh: Im lặng như lời chia tay. Anh viết : « Hãy sống thử bao giờ cũng là khoảng khắc cuối cùng và hãy yêu cuộc đời như một ân huệ tối thượng mà ta phải đền đáp bằng tất cả tốt đẹp thánh thiện trong lòng. ». Như một lời vĩnh biệt ngừng viết và hôm nay anh đã thực sự ra đi ở tuổi 87. Anh đã sống trọn vẹn cuộc đời, để lại cho đời những gì anh mong ước và hôm nay anh đã thanh thản ra đi, và ngày 15, lễ hỏa táng thân xác anh cát bụi trở về cát bụi.
Ngồi viết về anh nhớ về anh, nhớ mãi những kỷ niệm vui buồn cùng anh.

Paris 13-7-2024

NHẤT UYÊN PHẠM TRỌNG CHÁNH

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.