Hôm nay,  

Âm thanh là lúa ngọc

09/07/202217:37:00(Xem: 1798)
ThreeMusicians1921byPabloPicasso
Ba nhạc sĩ (1921) -- Tranh Pablo Picasso.

 

Nguyễn-hòa-Trước là nhà thơ hiếm hoi còn làm thơ xuôi ở hải ngoại (và có lẽ ở cả trong nước). Thơ anh là thơ Ngôn ngữ. Ở đây ngôn ngữ chiếm địa vị độc tôn. Tinh tuyền. Kỳ ảo. Luôn luôn mở ra những chiều kích mới mẻ lạ lùng trong tâm trí người đọc, bởi trong lúc đọc một câu thơ, bạn sẽ không tiên liệu được câu kế tiếp sẽ là gì, nói về cái gì. Thực chất, đừng đòi hỏi thơ họ Nguyễn nói về cái gì, hãy xóa tan đi mọi định hướng, định hình cho thơ, sự vật ngoài-thơ, phi-thơ đều không có giá trị, mà hãy nhận chân Cái Đẹp của nghệ thuật do nhà thơ cống hiến. (TYT)

 

1.

 

Quẳng rồi lưới rọ bảo tâm yên

lặng để sông kia ngủ thật hiền

 

2.

 

Âm thanh, như lúa ngọc, ướp thơm sương muối, đòng đòng theo gió ruộng; với 1 phiên hô hấp đan kết đất trời nhịp nhàng đã đủ tung tăng trên đường biên của tịnh hòa và bộn bã.

 

Cây-nhân-sinh là ta này, từ khi biết múa máy, là một cội xun xoe bận bịu; ngày sau ngày đâm nhánh nhóc sum suê; đông hạ xuân thu lá hết kiếp rời cành rớt xuống gom thảm lót lối cho thơ thơ bay qua đảo lại bao niên hơi hướm đã vun vê hốt ngọn,

 

thơ được sủng ái thế nào mà sáng hôm nao đã nhan nhác dị thường, ngõ thơ la cà không còn xào xạc tiếng giỡn nô,

 

mấy nhát chổi quơ quào biếng nhác tục trần là những ngón vuốt lên điệu lời loang lổ.

 

Ta vái lạy cầu đến tài quét dọn tinh tươm thiên bẩm của âm thanh, người bạn tri kỷ dịu dàng nhân ái (của thơ) ngụ cuối bãi sông ở thao tác thành thạo cuối cùng của tràng nhát nhúa cúi đầu dối giả,

 

đã an toàn sau căn nhà tranh-vá-đất cửa hở then lơi nhấp nhoáng trận đồ râu tóc cội đa làng ta vòi vĩnh được ung dung nhai nhấm tiếp hạt khoái lạc trong tâm trạng phiếm nhã lạ thường của tưởng tượng và ám thị vốn là giềng mối của trái đau nhân gian chưa được thanh thỏa tột cùng chi li,

 

ta (bạo dạn) hỏi vay mượn từ âm thanh, giả vờ ngu dại không biết rằng, âm thanh sống tự tại bằng cái-không-có-gì của chính nó; nhưng quả tình ta không hề biết: âm thanh, chính nó, dù trong thế cảnh nào, vẫn vừa là cô đơn vừa là đông đúc; vừa túng quẫn vừa dư giả; tự nó là buộc trói và giải vây; nó tự phân đôi phân tư rồi rút về dấu chấm bụi trong nhân noãn của lớp nhầy vô sinh mà chu kỳ là một lên đường và đến đích, một khởi đầu và bế mạc.

 

Âm thanh hào sảng mời ta dùng bữa tiệc đói, khai thị cho ta thứ căn cước vô định tính, rỗng huyễn, bỗng bềnh, bé tí của nó; nhưng khi nó thở, nó khóc cười, lời thở và bóng khóc cười hài nhi này loãng tan vào cõi hồng hoang, chọc nhột bọn cỏ bồ công anh co ro khép vỏ, ủi an bác hoa gạo sừng sững buồn rầu, đánh thức các nàng bướm-hạc-trắng họa-mi-mỏ-xanh ong-vàng-nghệ õng ẹo đòi ngủ nướng, kích hoạt khoắng khua khúc ao hồ đời người bèo se mạch nghẽn.

 

Âm thanh tự nó là trung trinh; nó tự nguyện rời khỏi phúc phận miên hàn kết bạn với và mang vóc dáng và tinh túy từ bàn tay nhuyễn thể và tim não hảo hoạt của khách tài tử; nó tự bộc lộ nó chính là cái màu sắc não nùng đẹp man man lãng phiêu từ bao thuở, giờ đã tìm được một minh trụ để đầu thai, đầy đặn tác tướng; nó phủ mượt lên vô vàn náo động xôn xao vô bổ trầm luân của kiếp sống: một nốt gảy thì thầm; một lách tách láu lỉnh; một than vãn trẻ trung: chúng lấp đầy một góc hộp tuổi thọ của ta cách rất dễ thương, tài hoa, và sáng tạo.

 

Ta chưa hề dám đánh cuộc với chính mình là (hãy thử) bơi trườn hoài lên một bãi cát; tắm truồng hoài trong một dòng suối; tranh luận hoài với lũ sậy non đệ nhất thảo mai; mở thênh nghe hoài một dĩa nhạc, bập bềnh hoài giữa vũng lỏng thất sắc trăm bủa nghìn vây bởi một thính phòng với vô vàn tôn giả mà tất thảy đều đang ngật ngà rượu u uất,

 

chưa bao giờ ta nghĩ sẽ có lúc tận tình hả hê đâm rễ tự tạc tượng nơi đó ăn uống nhai nuốt mãi nhúm quãng thời-không đang cảm thấy phúc lộc vì được dâng hiến cho một giọng hát thủy liễu nhưng thừa sức trèo-núi-cao băng-sông-dài kiêm ái cố tìm mang về được dăm cụm hương thu thao thiết mãi cho đời.

 

Âm thanh đã là thể, là chất; xác của nó là yêu tinh hay thần nữ, bóng của nó là ma mị hay giải thoát? (chỉ là những câu hỏi đứng ngoài lề phiền nhiễu! ôi, ta đáng hổ thẹn với chính mình!); phải bao kiếp ta mới mở được bức mật điệp này: tất cả chỉ là phép biến hóa diệu kỳ của 7 giọt thăng trầm đen trắng râu móc chập chùng; trong tuyệt cùng tê dại, ta (được đưa) trở về cõi thần thoại thánh thót ngàn năm ca dao mẹ-và-cha - những tiên lão trình diễn sử thi trác tuyệt -; âm thanh khanh khách chạy rông ngoài đường ngoài ngõ; âm thanh nấn ná ủ ê trong hang trong hốc trò chơi trốn tìm, mỗi lần vấp váp là mỗi đom đóm sao và nguyệt hợp hoan,

 

âm thanh bước tới cả những khi dừng lại; thiêm thiếp nôi hồng giữa ôm đồm sóng biếc; những tiếng khánh tiếng chuông du hành trên dây những quả bóng xốp mà chúng tạo ra (ta được công kênh vào một trải nghiệm cực kỳ gây bối rối).

 

Bí điệp lại rộn ràng bên tai: phải trống trải hồn nhiên: tất cả nhôn nháo khốn khổ cần để lại trước hang động lả không gợn lướt không chao này,

 

không hề có viên đá nào để gia công giũa mài cho thành ngọc.

 

Chỉ với hồn yêu và tâm ái, âm thanh đã vươn lên tầm dị thường.

 

3.

 

xõa nón che cao đầu bỗng trượt

ngã lành lạnh tóc hỏng sương đêm

 

– Nguyễn-hòa-Trước

(07-2022, gửi anh Trịnh Y Thư).

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.