Hôm nay,  

Thể Xác Còn Đây*

10/06/202200:00:00(Xem: 2776)

 

676250391
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Thanh Tâm Tuyền, Vợ Chồng Cung Tiến, Vợ Chồng Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Minnesota 1995 (Hình do gia đình Tô Thùy Yên gửi VB).


Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.


Mời đọc lại một bài thơ của Federico Garcia Lorca do Thạch Chương dịch.

 

Thể Xác Còn Đây*

 

Federico Garcia Lorca

Dịch giả: Thạch Chương (tức nhạc sĩ Cung Tiến)

 

 

Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở
Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng
Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian
Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu


Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng
Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ
Để không cho phiến đá duỗi dài với được
Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu


Bởi phiến đá đi lượm những hạt giống của sợi mây
Những bộ xương loài chim sáo và những loài sói đi ăn chiều
Nhưng không một lời không thủy tinh không lửa nóng
Nếu không chỉ là những đấu trường – đấu trường lại đấu trường không tường che


Và nằm trên phiến đá kia là Ignacio, người hùng
Thôi đã hết. Gì đó? Hãy ngó kỹ mặt chàng
Thần chết đã phủ lên mặt chàng những diêm sinh xám ngắt
Và đầu chàng hóa thành con quỷ đen đầu trâu


Thôi đã hết. Mưa lọt vào miệng chàng


Khí trời như một kẻ điên bỏ trốn khỏi lồng ngực ép
Và tình yêu rũ rượi như những hạt lệ hoá băng
Đi sưởi ấm trên những cánh rừng bò rừng


Chúng nói chi, một niềm câm nín thối hoãng yên nghỉ
Thể xác còn đây. Ta ở cạnh nhưng đang biến dần đi
Với một hình dáng rực rỡ chim họa mi
Và ta thấy đang lấp đầy bằng những lỗ thùng không đáy


Ai vò nát chiếc khăn liệm? Không, có nói không đúng
Nơi đây không có kẻ nào ca không có kẻ nào khóc trong một góc
Chẳng ai đâm giáo chẳng ai nạt nộ con rắn
Nơi đây tôi không muốn nói gì hơn là những đôi mắt mở tròn


Để ngắm nhìn một thể xác không hề yên nghỉ
Nơi đây tôi muốn gặp những con người có giọng nói vạm vỡ
Những kẻ khuất phục ngựa hoang và chế ngự dòng sông
Những kẻ có bộ xương vang dội như sấm, ca hát với trong mồm sặc sụa mặt trời và đá lửa


Nơi đây tôi muốn nhìn thấy họ, đằng trước phiến đá
Đứng trước thể xác kia giờ đã dứt dây cương
Tôi muốn họ chỉ cho tôi con đường nào ra thoát
cho vị tướng soái kia mà tay chân thần chết đã trói buộc


Tôi muốn họ chỉ cho tôi những giọt lệ nào như một giòng sông
có những sợi mây hiền lành và những bến bờ sâu thẳm
để ẵm đi thể xác của Ignacio và để chàng chìm xuống
không còn nghe bên tai những hơi thở trùng điệp của con bò rừng


để xác chàng chìm sâu vào đấu trường tròn của vầng trăng
người con gái giả vờ làm con bò rừng lặng trầm buồn
để xác chàng chìm sâu vào đêm khuya không tiếng ca loài cá
và trong những bụi cây trắng xoá sương mù băng giá


Tôi không muốn chúng phủ lên mặt chàng những khăn tang
bởi chàng sẽ quen đi với nỗi chết chàng mang theo
Thôi, hãy đi đi, Ignacio!
Đừng nghe thấy nữa tiếng rống nóng ran


Hãy ngủ, hãy nghỉ
Hãy bay xa
Biển kia còn yên lặng, huống hồ!

 

*Federico Garcia Lorca –

Bài ca khóc Ignacio Sanchez Mejias

Đoạn III: Thể Xác Còn Đây

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 76, học tập cải tạo về, tôi đang cùng một anh bạn, nguyên là tổng thư ký một viện đại học tư của giới Công giáo, làm ‘nghề’ phạc-ma-xiên-à-la-mái-hiên (từ do tôi ‘chế’, nhái tiếng Tây bồi nghe cho nó sang xạo ở chợ trời thuốc tây gần chợ Tân Định, có nghĩa: dược-sĩ-đứng-mái-hiên!) thì ủy ban phường chỗ tôi ở kêu tôi đi làm thủy lợi dài hạn ở bưng Sáu Xã, huyện Thủ Đức...
Với ngày 30/4 sắp trở lại trong chu kỳ ngày tháng như một cơn ác mộng, với cuộc chiến bên Ukraine càng lúc càng khốc hại, kinh hoàng, thiết tưởng chẳng gì giúp chúng ta thăng hoa suy nghiệm bằng một bài thơ hay, một bài thơ của thi hào Czeslaw Milosz, người được mệnh danh là thi sĩ của “lương tâm nhân loại.” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
bạn nhắc tháng tư ̶ ̶ ̶ vẫn nhớ nhiều khi ngày lánh mặt lẩn khuất trong đêm / và đêm từng đêm chập choạng tỏa lan mùi sóng biển...
từ nén nhang trầm ai thắp bên hóc núi / xin người mở cửa cho hương khói bay vào / xa xa bia đá tổ tiên ẩn mờ rêu phủ / chim hót thật hiền như tiếng suối trong xanh...
Vâng, tôi ở đây / nơi xa lạ này được 47 năm / tôi đã đi qua những rừng thông / xanh ngọc tới chân trời / tôi đi qua những mảnh đất / có thật nhiều hoa dại / những vườn cỏ vàng như hoa cải ở quê tôi...
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong tác phẩm của ông, cứ hiểu theo như ý ông viết, muốn tồn tại và vinh thăng trong cái xã hội ấy thì phải biết vờ, vờ nói, vờ nghe, nghĩa là khi nói, biết mình nói dối nhưng vẫn phải vờ nói dối một cách thành thật, khi nghe, biết mình không muốn nghe nhưng vẫn phải vờ nghe một cách thành khẩn. Cứ như thế, ta thấy vờ là một triết lý sống rất sinh động trong một vài xã hội ngày nay vậy...
Võ Hoàng là nhà văn sống, viết, và chết cho lý tưởng, vì lý tưởng của mình. Nhân Tháng Tư Đen, tưởng không gì thích hợp hơn đọc lại truyện ngắn “Cổng Xóm Năm” của anh. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Nó nghỉ một tí rồi lại cố lết, cứ như thế nó lết về hướng rừng xanh, nơi ấy ngọn núi Freedom cao vút, đỉnh núi như chạm đến mây trời. Nó cố gắng một cách phi thường để vượt được một quãng đường khá xa. Nó đến được bìa rừng, nó đã nằm dưới bóng chiều chênh chếch của ngọn núi. Một lần nữa nó quay đầu nhìn lại hướng điền trang thấy đàn cừu và lũ chó chăn cừu đã quá xa và mờ nhạt...
Kho đạn thành Tuy Hạ nằm song song vòng vèo không xa lộ cao su vòng ngoài kia, đó là nơi tối tăm, nơi ẩn nấp của bọn cán binh Cộng sản, cả Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chúng trà trộn khó phân biệt...
Cuộc chiến vừa tàn / Sau ba mươi năm / Người chiến binh, anh tôi, về thăm nhà/ Nói đi anh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.