Hôm nay,  

Thể Xác Còn Đây*

6/10/202200:00:00(View: 2769)

 

676250391
Cung Tiến và bạn văn nghệ sĩ: Thanh Tâm Tuyền, Vợ Chồng Cung Tiến, Vợ Chồng Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Minnesota 1995 (Hình do gia đình Tô Thùy Yên gửi VB).


Cung Tiến là một tên tuổi lớn của âm nhac Việt Nam, nhưng ông cũng là một tác giả có nhiều đóng góp vào hai mươi năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại. Vào những thập niên 1950 và 1960, với bút hiệu Thạch Chương, Ông đã sáng tác, nhận định và phê bình văn học, cũng như dịch thuật, cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan điểm, và Văn. Hai trong số các truyện ngắn ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky và cuốn Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn.


Mời đọc lại một bài thơ của Federico Garcia Lorca do Thạch Chương dịch.

 

Thể Xác Còn Đây*

 

Federico Garcia Lorca

Dịch giả: Thạch Chương (tức nhạc sĩ Cung Tiến)

 

 

Phiến đá là một vầng trán nơi những giấc mơ hiền than thở
Không một dòng nước uốn quanh và những cây tùng bách giá băng
Phiến đá là một cánh vai trần để chở đi thời gian
Với những cây nước mắt những dải băng và những tinh cầu


Tôi đã thấy những trận mưa xám chạy dài theo những đợt sóng
Giơ cao lên những cánh tay ngọt ngào lỗ chỗ
Để không cho phiến đá duỗi dài với được
Phiến đá chặt tay chân ra thành từng mảnh mà không thèm hút máu


Bởi phiến đá đi lượm những hạt giống của sợi mây
Những bộ xương loài chim sáo và những loài sói đi ăn chiều
Nhưng không một lời không thủy tinh không lửa nóng
Nếu không chỉ là những đấu trường – đấu trường lại đấu trường không tường che


Và nằm trên phiến đá kia là Ignacio, người hùng
Thôi đã hết. Gì đó? Hãy ngó kỹ mặt chàng
Thần chết đã phủ lên mặt chàng những diêm sinh xám ngắt
Và đầu chàng hóa thành con quỷ đen đầu trâu


Thôi đã hết. Mưa lọt vào miệng chàng


Khí trời như một kẻ điên bỏ trốn khỏi lồng ngực ép
Và tình yêu rũ rượi như những hạt lệ hoá băng
Đi sưởi ấm trên những cánh rừng bò rừng


Chúng nói chi, một niềm câm nín thối hoãng yên nghỉ
Thể xác còn đây. Ta ở cạnh nhưng đang biến dần đi
Với một hình dáng rực rỡ chim họa mi
Và ta thấy đang lấp đầy bằng những lỗ thùng không đáy


Ai vò nát chiếc khăn liệm? Không, có nói không đúng
Nơi đây không có kẻ nào ca không có kẻ nào khóc trong một góc
Chẳng ai đâm giáo chẳng ai nạt nộ con rắn
Nơi đây tôi không muốn nói gì hơn là những đôi mắt mở tròn


Để ngắm nhìn một thể xác không hề yên nghỉ
Nơi đây tôi muốn gặp những con người có giọng nói vạm vỡ
Những kẻ khuất phục ngựa hoang và chế ngự dòng sông
Những kẻ có bộ xương vang dội như sấm, ca hát với trong mồm sặc sụa mặt trời và đá lửa


Nơi đây tôi muốn nhìn thấy họ, đằng trước phiến đá
Đứng trước thể xác kia giờ đã dứt dây cương
Tôi muốn họ chỉ cho tôi con đường nào ra thoát
cho vị tướng soái kia mà tay chân thần chết đã trói buộc


Tôi muốn họ chỉ cho tôi những giọt lệ nào như một giòng sông
có những sợi mây hiền lành và những bến bờ sâu thẳm
để ẵm đi thể xác của Ignacio và để chàng chìm xuống
không còn nghe bên tai những hơi thở trùng điệp của con bò rừng


để xác chàng chìm sâu vào đấu trường tròn của vầng trăng
người con gái giả vờ làm con bò rừng lặng trầm buồn
để xác chàng chìm sâu vào đêm khuya không tiếng ca loài cá
và trong những bụi cây trắng xoá sương mù băng giá


Tôi không muốn chúng phủ lên mặt chàng những khăn tang
bởi chàng sẽ quen đi với nỗi chết chàng mang theo
Thôi, hãy đi đi, Ignacio!
Đừng nghe thấy nữa tiếng rống nóng ran


Hãy ngủ, hãy nghỉ
Hãy bay xa
Biển kia còn yên lặng, huống hồ!

 

*Federico Garcia Lorca –

Bài ca khóc Ignacio Sanchez Mejias

Đoạn III: Thể Xác Còn Đây

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
Đọc, nghe câu thơ hay, thấy thích, tôi học thuộc ngay, và đưa vào “kho dữ liệu” của mình. Đôi lúc sơ suất, tôi không biết tên tác giả. Bởi thế, khi trích dẫn, tôi đành xem những câu thơ ấy là của kho tàng “văn học dân gian”. Trong cái rủi, có cái may. Do lầm lẫn, ghi sai tên tác giả bài thơ trong một truyện ngắn của tôi, tôi được quen với thi sĩ Trụ Vũ và An Hòa, con gái của ông...
Buổi chiều ngày ra khơi, được vài tiếng thì tàu chúng tôi bị mưa bão, máy thoát nước lại bị hư, nước bắt đầu tràn vào tàu, từ từ ngập qua mắt cá chân, chuyển lên gần đầu gối. Quyên là người đầu tiên và duy nhất, đề nghị họp gấp với một chú lớn tuổi trong tàu, rồi chị đứng lên hô hào các thanh niên đàn ông phải thay phiên nhau lên boong tát nước, nếu không tàu sẽ bị chìm trong gió bão...
Cao Bá Quát tự Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu) sống vào thế kỷ thứ 19, người sau này xếp bút nghiên đứng lên phất cờ chống lại triều đình nhà Nguyễn ở Mỹ Lương...
Trời cuối đông bỗng dưng nhiều gió khiến những nhành mai đang ra lá, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi! ...
Lại một lần nữa ngày 30 tháng 4 lại về. Năm thứ 47 sau ngày miền Nam thân yêu bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm, một chế độ độc ác man rợ thắng một xã hội văn minh nhân bản. Tôi viết những dòng chữ này để tưởng nhớ đến những người chưa một ngày khoác áo lính nhưng vẫn chiến đấu âm thầm nhưng kiên cường chống lại sự cai trị bất nhân của một trong những chế độ độc tài dã man nhất còn sót lại trên trái đất này: Chế độ cộng sản Việt Nam...
Chuyến đi đã thất bại ngay lúc ra quân, người từ các ghe nhỏ chưa kịp lên ghe lớn thì bị công an ập tới, một số người bị bắt, một số người chạy thoát. Anh Thi phải chi tiền nhờ người dân địa phương giúp đỡ mới thoát ra khỏi vùng sông nước chằng chịt Cần Thơ trở về Sài Gòn, anh đợi nửa đêm mới dám về nhà mình vì sợ hàng xóm phát hiện....
Trần Hoài Thư tên thật Trần Quí Sách, sinh năm 1942 tại Đà Lạt. Tuổi thơ thất lạc cha, theo mẹ sống khổ cực ở thành phố Nha Trang, có một thời gian sống trong cô nhi viện Hòn Chồng Bethlehem. Sau đoàn tụ với thân phụ mới theo học Quốc Học Huế, đại học Sài Gòn. Từ năm 1964-1966 là giáo sư trường trung học Trần Cao Vân tỉnh Quảng Tín...
giờ này ở thành phố bị vây hãm / nơi hầu hết các tòa nhà đã bị bắn phá hư hoại / từng hơi thở mệt nhọc trăn trở hòa quyện / trong bầu khí quyển cháy khét mùi bom đạn / từng giọt máu đỏ tươi tinh khôi thấm đất đen...
Nơi nào tiệc rượu?/ Nơi nào vui chơi?/ Chỉ xin một phút/ Thể hiện Tình Người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.