Hôm nay,  

Mỗi tim người là một niềm riêng

4/25/202217:58:00(View: 2402)

altar
 

từ nén nhang trầm ai thắp bên hóc núi

xin người mở cửa cho hương khói bay vào

xa xa bia đá tổ tiên ẩn mờ rêu phủ

chim hót thật hiền như tiếng suối trong xanh

 

quậy dưới đáy những nỗi buồn trầm tích

bên thềm, trăng nghiêng nghiêng ly rượu mềm môi

giọt nào rơi xuống đất

giọt nào gửi về bên kia đại dương trôi?

rót thêm nữa cho phôi pha sương khói

uống cạn đi lỡ dở chén san hà

bằng hữa rối bời lắc đầu quầy quậy

khề khà run tay nhắc lại chữ tâm giao

 

đi, về, quên, nhớ, lớp phấn son rơi rụng

tháng hai, tháng ba, tháng tư

gió thổi về thoáng lạnh

nhớ bức tranh trên đồi tráng sĩ khòm lưng

cỏ chưa xanh mà lòng đã úa vàng

còn đâu nữa tiếng gươm mài trăng sáng

chân người có mỏi xin dừng lại cầm viên sỏi

hạt bụi hồn nhiên bay theo gió xuân sang

 

mỗi tim người là một niềm riêng

như sông đổ ra biển, mỗi dòng một hướng

có hướng nào trôi ngược lên nguồn thượng

chở thân cây rã mục trả cho rừng?

đóng cửa lại, không gian nhỏ và thời gian ngưng tụ

chút tóc viễn phương rụng xuống bờ vai

chờ đợi mãi những cảnh đời thoải mái

vòng xích đen sao cứ vẽ những khoanh tròn?

 

từ vô lượng thủy chung

trong thủy triều của mắt

và ánh sao của tâm linh

giữa trăm ngàn con đường song song

ta nhận ra một con đường thật rõ

ngun ngút bạt ngàn

thơm ngát sử thi

 

-- thy an

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
buổi chiều trầm lắng trống trải / chiếc ghế mây nhẫn nhục không than vãn / con chim hồng âm thầm chuyền trên ngọn cây / người nhắm mắt thở nhẹ âm âm u u trên võng...
Thơ của ba người: Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Thy An...
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá, vì tháng Hai vẫn là mùa đông, nhiệt độ vẫn ở độ âm dưới zero, tuyết vẫn rơi bao la, vậy tàn đông cái nỗi gì!
Viết đôi dòng thư pháp ca ngợi Đức Thế Tôn mực loang như nước mắt ngấm ơn sâu vào hồn.
Hôm thứ Ba vừa rồi, vợ chồng tôi đến ga NTG đón hai mẹ con người bạn vào chơi trên chuyến tàu Bắc-Nam SE7 dự kiến sẽ đến ga lúc 9h15 AM, Chúng tôi ngồi ở phòng đợi cùng với những hành khách đón tàu xuôi các ga phía Nam...
Tôi đạp xe về nhà với cõi lòng lâng lâng. Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7, 8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát, tiếng hát ngọt ngào của anh đã rót vào trái tim 16 tuổi trăng tròn của tôi những tình cảm bâng khuâng. Anh đi lính, xóm vắng anh, vắng cả những đêm khuya tiếng hát tiếng đàn...
Ở vùng quê người ta vẫn dùng một vài thứ lá như lá vối, lá "ngấy" (không phải lá ngái), lá bò bò, dây lá nhãn lồng (có nơi gọi lá mắm nêm) kiếm từ rừng rẫy về xắt ra, phơi khô trữ từng bao để nấu uống dần thay lá chè (trà). Nước các thứ lá ấy ai cũng dùng được, cả nhà sẽ uống suốt ngày...
Tuổi học trò là tuổi mang nhiều kỷ niệm khôn nguôi. Chúng ta nghĩ về thuở xa xưa đó như nghĩ về sân đá banh, suối Đốc Học, suối Mu-ri (Maury), thác Nhà Đèn, hồ Piscine, hồ Trung Tâm hay cột đèn ba ngọn, kể cả con chim, con dế, một thứ keo dính chặt trong trí nhớ học trò...
Thơ của ba người: Quảng Tánh Trần Cầm, Nguyễn Hàn Chung, Vĩnh Ngộ...
Trực thăng vừa đáp, cánh quạt thổi cát bụi tung mịt trời, cỏ tranh bên dưới ngã rạp, thân dập dềnh như sóng. Thăng nhảy xuống trước tiên, đảo mắt quan sát chung quanh rồi quay người lại giơ tay cho Chinh bám lấy để bước xuống. Cũng chiếc máy truyền tin cũ đeo sau lưng, nhưng hôm nay có vẻ nặng hơn vì gương mặt Chinh đanh lại chứ không nhìn Thăng cười và khẽ gật đầu như những lần đổ bộ trực thăng trước. Chinh mang máy cho Thăng đã ba năm, đeo hạ sĩ gần một năm. Thầy trò đã kề cận, cùng vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần, chưa bao giờ Chinh biểu lộ sợ hãi kể cả những lúc nguy khốn nhất, bị địch vây hãm phải mở đường máu để triệt thoái...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.