Hôm nay,  

Mỗi tim người là một niềm riêng

4/25/202217:58:00(View: 2424)

altar
 

từ nén nhang trầm ai thắp bên hóc núi

xin người mở cửa cho hương khói bay vào

xa xa bia đá tổ tiên ẩn mờ rêu phủ

chim hót thật hiền như tiếng suối trong xanh

 

quậy dưới đáy những nỗi buồn trầm tích

bên thềm, trăng nghiêng nghiêng ly rượu mềm môi

giọt nào rơi xuống đất

giọt nào gửi về bên kia đại dương trôi?

rót thêm nữa cho phôi pha sương khói

uống cạn đi lỡ dở chén san hà

bằng hữa rối bời lắc đầu quầy quậy

khề khà run tay nhắc lại chữ tâm giao

 

đi, về, quên, nhớ, lớp phấn son rơi rụng

tháng hai, tháng ba, tháng tư

gió thổi về thoáng lạnh

nhớ bức tranh trên đồi tráng sĩ khòm lưng

cỏ chưa xanh mà lòng đã úa vàng

còn đâu nữa tiếng gươm mài trăng sáng

chân người có mỏi xin dừng lại cầm viên sỏi

hạt bụi hồn nhiên bay theo gió xuân sang

 

mỗi tim người là một niềm riêng

như sông đổ ra biển, mỗi dòng một hướng

có hướng nào trôi ngược lên nguồn thượng

chở thân cây rã mục trả cho rừng?

đóng cửa lại, không gian nhỏ và thời gian ngưng tụ

chút tóc viễn phương rụng xuống bờ vai

chờ đợi mãi những cảnh đời thoải mái

vòng xích đen sao cứ vẽ những khoanh tròn?

 

từ vô lượng thủy chung

trong thủy triều của mắt

và ánh sao của tâm linh

giữa trăm ngàn con đường song song

ta nhận ra một con đường thật rõ

ngun ngút bạt ngàn

thơm ngát sử thi

 

-- thy an

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thơ của Chúc Thanh, Thy An & Quảng Tánh Trần Cầm...
Buổi chiều cuối đông ở Miền Nam California mà khí hậu lại ấm áp lạ thường! Bên trong phòng khánh tiết của Nhà hàng The Villa tại Thành phố Westminster, dưới ngọn đèn mở ảo, vũ công ballet Nicole đang trình diễn vũ khúc do vũ sư Thắng Đào biên soạn để minh họa trong lúc nhà văn Nhã Ca đọc cho mọi người nghe bài thơ Tiếng Chuông Thiên Mụ mà bà đã sáng tác sáu mươi năm trước ở quê nhà. Giọng đọc trầm ấm và truyền cảm của nhà văn Nhã Ca – người ‘con gái’ Huế -- hòa nhập vào tiếng chuông ngân vang rồi tan biến vào trong không gian tĩnh mặc của thính phòng và quyện theo từng điệu vũ dịu dàng, lả lướt của vũ công ballet. Mỗi đường múa, mỗi bước nhảy phản chiếu cái bóng linh hoạt trên bức tường sau sân khấu tạo thành hình ảnh diễm ảo, mơ huyền tưởng chừng như hình bóng của vô thức trong con người theo tiếng chuông chùa đánh thức đang vùng dậy trở về với hiện thực.
Khi ta làm chuyện gì không phải ta đều sợ người khác chê cười. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Nhưng cũng có khi ta ngẫm việc đời thì phó mặc, cười hở mười cái răng. Cười hở mười cái răng thì hở cũng hơi nhiều thật, nhưng khi cười có ai kìm hãm được niềm vui bộc lộ. Cười thì cứ thoải mái cho nó muốn hở bao nhiêu cái thì hở, cho thấy nụ cười gắn liền với hàm răng...
Cô bé bỗng nghẹn lời làm Bách ngạc nhiên, anh mở hẳn cửa bước ra ngoài chưa kịp hỏi thêm thì Chinh đã quay ngoắt đi y như lúc nãy để bước lên thang lầu, nhưng lần này cô đứng gần Bách quá, chùm tóc đuôi ngựa của Chinh vùng vằng đã hắt vào mặt Bách, sự dỗi hờn vô cớ làm Bách càng thêm ngạc nhiên...
Valentine's Day, đọc Thơ tình của những thi hào xuất chúng nhất thế kỷ... Dịch giả Thân Trọng Sơn chuyển ngữ.
Chuyện vợ chồng Hạnh-Bằng cãi nhau, rồi goánh nhau (thực ra là chị bị goánh), rồi lại huề nhau vui vẻ “như chưa hề có cuộc… goánh nhau” xảy ra như cơm bữa, riết rồi trong con hẻm này, chẳng ai còn để ý nữa...
Chuyến về quê của tôi chỉ là đi từ Nam ra Bắc, vì tôi là một cư dân của Sài An, tức là Sài Gòn, nói văn vẻ dựa hơi Tràng An một tí. Đối với tôi, thành phố hoa lệ một thời mà tôi đã sinh sống từ thuở thơ ấu đến ngày bạc tóc hôm nay vẫn mãi là Sài Gòn. Và chỉ là Sài Gòn thôi...
Hôm cô tự kết liễu đời mình, cô mặc chiếc áo lụa trắng ra chợ huyện như một thói quen. Ra chợ nhưng cô không mua thức ăn như mọi lần về nấu cho cô và gã bác sĩ bộ đội ăn tối. Đầu óc cô hoàn toàn trống rỗng như tờ giấy trắng tinh, hai chân cô như bị vô thức sai khiến, mắt cô nhìn nhưng chẳng hình ảnh nào đập vào trí óc, và các thứ âm thanh hỗn độn của một buổi họp chợ sáng nghe như những nhiễu âm không qua máy lọc...
Tương truyền đây là những lời thơ Nôm mà vua Quang Trung phê vào sớ tâu của dân làng Văn Chương. Tờ sớ khá dài, trong đó nêu lên sự hư hoại gãy đổ bia tiến sĩ ở văn miếu. Người dân đồ đoán văn miếu bị tàn phá là do quân Tây Sơn trong lúc đánh dẹp họ Trịnh đã gây ra vừa đưa thêm giả thuyết do Trịnh Khải cho người phá hoại để đổ vấy cho Tây Sơn. Điều đáng nói ở đây là khi nhận sớ, vua Quang Trung chẳng những không giận dữ mà còn đích thân dùng chữ Nôm để phê với thái độ cầu thị vô cùng đặc biệt của ngài...
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc chịu cho bồng. Mọi người đều cười...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.