Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

10/31/201400:00:00(View: 3997)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
chia tay định mệnh / đôi ba ngày ngồi bó gối / ngó mông lung / vàng chanh xanh chuối / ơ hờ bên màu cà tím lịm ngây dại / nơi lũ chuồn chuồn xôn xao / chực chờ thư giãn trên cụm lá sen dàn trải mặt nước...
Ta hỏi lá, sao lá buồn xơ xác / Sao úa mầu, nguồn cội lá thu rơi / Ta hỏi em, sao lặng thinh không nói / Sao trầm tư, đôi mắt ngóng trông vời...
Gia đình chị Bông đến Mỹ định cư được hai tuần, ở nhờ trong nhà người em trai chị Bông. Vợ chồng em thay phiên nhau chở gia đình chị Bông đi làm các giấy tờ cần thiết và lãnh tiền trợ cấp tị nạn. Ngồi trong xe thấy em lái xe chạy vù vù lúc thì sang làn trái khi thì sang làn phải chen vào dòng xe cộ nườm nượp mà chị Bông chóng cả mặt...
Tôi được sinh ra và lớn lên ở một xóm nhỏ ven đô, gần Ngã Năm Chuồng Chó. Sở dĩ có cái tên này là do trước 1975, thời chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, ngay Ngã Năm bên cạnh kho đạn là Trường Quân Khuyển, huấn luyện các chú chó chuyên nghiệp để phục vụ trong chiến tranh hoặc gìn giữ trật tự anh ninh xã hội...
Cả năm người bạn trẻ có cùng chung một ý nguyện đã từ lâu là họ cùng đi xuống thám hiểm miền núi Caucase, tận địa danh Daghestan để tìm kiếm, khai mở mộ phần ông Mikhail Gorbachev, vị quốc trưởng không có ai cùng tranh cử, đã được bầu lên ngày 25-05-1985. Joseph đã sưu tầm trang sử rất kỹ thế kỷ thứ 20 và 21 và biết là ông Gorbachev sinh năm 1930, ông có dậy học đại học 7 năm ở Moscou, ông từ bí thư đảng cộng sản Liên Xô lên làm quốc trưởng. Ông mở ra một kỷ nguyên mới, phá bỏ chế độ cộng sản...
Nàng đi qua một căn nhà có vườn đằng sau, đẩy cửa bước qua hàng rào trắng bằng gỗ, đi sang khu vườn bên cạnh. Một chiếc áo sơ mi sọc ca-rô nâu đỏ khá mới vắt vẻo trên một móc treo trên hàng rào gỗ như còn ướt hơi sương sớm...
Tai nàng đang nghe những câu chuyện thú vị, dí dỏm của anh phóng viên. Nghe thông tin của chàng, nàng dạ dạ. Cảm nhận như một sinh hoạt bình thường. Như kiểu cuối tuần này mình đi chợ mua thêm thùng bột giặt, mua vài két nước suối. Nhưng nàng đã lầm to. Đó chẳng phải thông tin của một ngày như mọi ngày. Mà là dấu hiệu giông bão sắp đến trong mùa hè của gia đình nàng...
Ông Sáu Cửu mở cửa ra mua mấy ổ bánh mì rồi quay ngay vào trong. Ông Sáu Cửu vốn cao to, râu tóc dài trông rất nghệ sĩ và sang, có lẽ hồi trẻ ông rất đẹp trai và phong độ. Ông sống với một người con trai ở trong ngôi nhà ba tầng lầu, giá cả giờ cỡ mười lăm tỷ bạc.
Cùng một sự việc giống như nhau, nhưng tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh mà sự việc đó đôi khi được nhìn, được cảm nhận, được nhận thức hay bị phê phán, khen chê một cách khác nhau do những biến đổi tâm sinh lý của chúng ta tác động lên nó. Để làm thí dụ cho điều này tôi xin kể với các anh câu chuyện về Dì Tồ của tôi...
Sau khi đọc đoạn văn trên của em, tôi nhớ đến câu chuyện thật của tôi sau đây, về số phận của một học trò lớp Đệ Tam A. Đó là câu chuyện mà khi trở về Pháp tôi kể nhiều lần nhất...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.