Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

10/31/201400:00:00(View: 4006)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
bống bồng bông / những giọt nắng lăn tăn trên bàn tay / rót nỗi buồn sóng sánh đầy ly ̶ ̶ ̶ nỗi buồn chập chùng sủi bọt...
Bữa cơm trưa văn phòng, nàng kể cho mấy người bạn đồng nghiệp rằng, chiều qua, xe lửa trục trặc, nàng mất gần ba tiếng đồng hồ mới về đến nhà. Người bạn đồng nghiệp lắc đầu ngao ngán...
Trời cuối tháng Chín, bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago. Khí lạnh và gió heo may chợt tràn về. Loài di điểu từng hàng lớp lìa bỏ Chicago, soi mình dưới đáy hồ Michigan, cùng nhau tìm về vùng đất ấm...
Hồi mới vượt biên vào trại tỵ nạn Thailand, tôi làm thiện nguyện tại văn phòng bưu điện của trại. Cuối giờ trưa hôm ấy vắng khách, nhìn qua cửa sổ thấy chị Ngao và mấy chị cùng lô nhà tôi, đang tụm lại nói chuyện gì đó rất nghiêm trọng, rồi lại nhìn vào phòng bưu điện như có ý chờ đợi ai. Tôi bước ra ngoài, chị Ngao liền tiến tới:
Chùm thơ mới của nhà thơ trẻ Lê Hưng Tiến, sinh sống ở thành phố Đà Nẵng, lần đầu đến với Việt Báo. Trân trọng giới thiệu...
Mùa Thu là nguồn cảm tác bất tận của thi sĩ, xưa cũng như nay. Hai bài thơ với thật nhiều thi ảnh Thu của nhà thơ Trần Mộng Tú...
ngồi trầm ngâm dưới bóng mát cây trúc đào vừa bị cưa / giống như hiền triết năm xưa / nhìn chu kỳ giăng tơ của nhện / lung lay trước gió bận lòng bao nhiêu câu hỏi trần gian / về những bệnh nan y tàn phá thân người...
Vài năm gần đây, càng bước vào tuổi già tôi càng hay sống hoài niệm quá khứ, thường chạnh lòng nhớ tới những điều xưa cũ, như những kỷ niệm, những biến cố, những gương mặt người thân, bạn bè… đã một thời hiện diện trong cuộc sống của mình...
Mẹ tôi tính đi lấy chồng vào dịp xuân này, mẹ tôi tính đến Tết là sẽ về nhà chồng...
Cả tuần nay rồi, không viết được một chữ nào, y cảm thấy trong lòng bất an, tinh thần phiêu hốt: “Tâm ta có vấn đề gì chăng? Bút cùn lực cạn? Cảm hứng đã khô kiệt? Tâm hồn chai sạn?”Y tự hỏi bản thân với một mớ câu hỏi nhưng không trả lời được, cố gắng ngồi vào bàn và tập trung tinh thần để viết bài mới. Y tự hạn định: “Ít ra ta phải viết được hai ngàn chữ, bằng không sẽ không đứng dậy.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.