Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

10/31/201400:00:00(View: 3927)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi nhớ dạo còn nhỏ, ba tôi thường hay kể về chuyện “chạy giặc” cho anh em tôi nghe. Đại khái là vào những năm 1944-1945 ở Đà Lạt cũng rơi vào tình trang chiến tranh như mọi nơi khi sự hiện diện của hai quân đội Pháp lẫn Nhật trên mảnh đất Hoàng Triều Cương Thổ của nhà Nguyễn...
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
Tôi không phải cậu trai học giỏi nên mãi đến năm mười ba tuổi tôi mới thi đậu vào trường Bưởi. Tôi thi đậu nhờ bố tôi chạy chọt nhờ vả người quen, chứ sức tôi thì tôi biết mình chẳng bao giờ được vào học cái trường trung học danh tiếng ấy...
Án Tử (Án Anh) là Tướng quốc của nước Tề thời Đông Châu. Ông người thấp nhỏ nhưng trí óc cực kỳ thông minh, đầy mưu lược. Người đánh xe cho ông lại là một người cao lớn, dềnh dàng. Anh này rất hãnh diện vì được làm công việc đánh xe cho vị Tướng quốc tài giỏi này. Thường ngày anh ta hay cầm ngọn roi ngựa trên tay, đi đâu cũng hò hét nạt nộ om sòm...
Chiều nay, Vinh ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố. Đường từ nhà đến trường tiểu học, nơi được chọn làm địa điểm hội họp, phải đi qua chợ Tròn. Quận lỵ nhỏ bé này có hai cái chợ không có tên, để phân biệt người ta gọi là chợ cũ và chợ mới, hay theo hình dạng là chợ dài và chợ tròn. Hai cái tên sau được ưa chuộng hơn nên lâu ngày thành tên chính thức. Chợ Tròn, là một phần của cư xá nhân viên nhà máy, được xây cất hình tròn với mái che vành khăn bằng bê tông rất đẹp, có bán gần đầy đủ các thứ cho nhu cầu ăn uống và tiêu dùng hàng ngày. Chợ tuy nhỏ nhưng nằm ở vị trí thuận tiện, chung quanh là đất trống rộng rãi, phố xá khang trang nên sinh hoạt có phần thịnh hơn chợ dài nằm trên liên tỉnh lộ, cách đó chỉ hơn một cây số.
Ngày 30 tháng 4 lại đến gần, chúng ta lại được đọc những câu chuyện kể hay được viết lại về những chuyến vượt biển hiểm nguy đi tìm cái sống trong cái chết. Những hình ảnh đau thương lại tràn về trong tâm khảm của những thuyền nhân như chúng ta. Riêng tôi, ngoài những lo sợ, những kinh hoàng bị bắn, bị rượt đuổi, tôi xin viết lại một câu chuyện buồn mà vẫn phải… cười, gọi nôm na là chuyện buồn cười...
Thơ tháng Tư của hai thi sĩ: Trần Hoàng Vy & Lê Minh Hiền
Mùa lễ Phục Sinh, đám con nít gặp nhau ở nhà ông bà Ngoại, vui mừng tở mở. Đêm nào chúng cũng thức khuya lắc, khuya lơ. Sáng dậy trưa trật, trưa trờ. Mở mắt, mở miệng, như bầy tằm ăn rỗi...
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp...
Thơ của ba thi sĩ: Thy An, Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.