Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

10/31/201400:00:00(View: 3935)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mỗi ngày, trước khi đi làm, Mẹ bế Nó đặt vào cái ghế xoay cạnh cửa sổ, cái ghế mà Mẹ đã đóng thêm một miếng ván vuông nhỏ kéo ra kéo vô được để làm thành cái bàn cho Nó, trên đó Mẹ đặt tập giấy, cây bút chì, hộp chì màu, cục gôm. Thêm cái chìa khóa cửa và chiếc điện thoại...
Hôm ấy, giới tăng đồ và Phật tử ở chùa Giao Thủy đã tổ chức một buổi lễ cầu an cho Thiền sư Tuệ Tĩnh và sa di Thiện Ứng lên đường về Thăng Long để sang Tàu. Lệnh vua triệu tập đã đến quá gấp rút. Thiền sư Tuệ Tĩnh không thể nào chọn kịp người kế thừa để lo tiếp kế hoạch phục vụ dân sinh trên lãnh vực y dược đang thực hiện dang dở của ngài...
Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời...
Bữa đó, vừa mới nhập trại Panatnikhom được vài ngày, bốn đứa chúng tôi đang nằm tán dóc trong nhà thì nghe tiếng bước chân rầm rầm ngoài cửa. Chúng tôi nhìn ra thì thấy bác nhà trưởng và một số người khác đứng lố nhố, những bộ mặt vô cùng nghiêm trọng, nặng nề còn hơn trong “Cái Đêm Hôm Ấy, Đêm Gì?” của Phùng Gia Lộc...
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông...
Tôi đứng ôm cặp sách nơi đầu đường con hẻm lớn, mặt hướng về ngã năm chờ đợi chuyến xe, không để ý phía bên phải tôi tiệm Minh Ký Trà Gia đang khách vào ra liên tục...
Sau khi ghé thăm Thành phố Baltimore thuộc Tiểu bang Maryland, hôm nay chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để đến thăm Tiểu bang Pennsylvania, một tiểu bang rộng lớn, trù phú, có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ...
Ngày Thước bước ra, nàng không mang theo bất cứ thứ gì nàng đã sắm trong tám năm. Nhờ nàng, Thụy có ê hề những thứ nàng để lại, nào bàn, ghế, sô pha. Những TV nhỏ, lớn. Những hình, ảnh, những giỏ hoa, nàng thường để trên bàn trang điểm, vẫn còn...
Hải đảo Ga Lang vào thời điểm 1978. Hải âu bay rợp trời. Cơm xấy, cá khô, đậu hộp và là những món ăn quen thuộc của người việt tị nạn trên đảo. Cứ đến giờ là mọi người xếp hàng đi ăn, có khi không phải là đói mà vì cả thói quen, kể cả thói quen chờ đợi, chờ đợi được làm giấy tờ. Chờ đợi được ra đi đến một quốc gia nào đó… Mỹ, Pháp, Úc, Đức… đâu cũng được thôi. Quê hương Việt Nam đã rời bỏ đi rồi, thì nổi trôi đến đâu bám tới đó...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.