Hôm nay,  

600 Khách Dự Chiều Nhạc Ngàn Khơi: Hướng Về Đất Mẹ

26/09/201400:00:00(Xem: 5929)

Quận Cam (Trần Củng Sơn)- Chiều chủ nhật 21/9/2014 tại rạp Saigon Performing Arts Center đông đảo khách văn nghệ ngồi kín chỗ thưởng thức chương trình ca nhạc do Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tổ chức với chủ đề Hướng Về Đất Mẹ. Tất cả có 25 ca khúc được trình diễn vừa hợp ca, đơn ca của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng nhưng nhiều nhất là của Phạm Duy: Tình Hoài Hương, Nương Chiều, Tình Ca, Tâm Sự Gởi Về Đâu, Về Miền Trung, Mẹ Trong Lòng Người Đi.

Các nhạc sĩ khác là Nguyễn Đức Quang (Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ), Y Vân (Sài Gòn & Đêm Đô Thị), Cung Tiến (Hương Xưa), Phạm Đình Chương (Màu Kỷ Niệm), Hoàng Trọng (Bên Bờ Đại Dương), Việt Dzũng (Mời Em Về), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)....

blank
Hợp ca Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. (Ảnh TCS)

Điểm nổi bật của chiều nhạc này là các màn hát chung với các nhóm ca Cát Trắng, Sóng Xanh, Tứ Ca và ban hợp xướng Ngàn Khơi gồm 13 tiết mục trong các bản hùng ca như Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước), Việt Nam Minh Châu Trời Đông ( Hùng Lân), Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh), Đáp Lời Sông Núi (Trúc Hồ)...

Các giọng hát đơn ca quen thuộc của Ngàn Khơi như Phạm Hà, Lê Hồng Quang, Mộng Thủy, Bích Liên, Bích Vân, Trần Đại Phước... và sự góp mặt đặc biệt của danh ca Tuấn Ngọc (Tâm Sự Gởi Về Đâu, Màu Kỷ Niệm).


blank
Bích Vân tiếng hát điêu luyện nhạc thính phòng. (Ảnh TCS)

Ca sĩ Bích Vân vừa đàn dương cầm vừa hát bản Mời Em Về, cô có những khoảnh khắc tự do để diễn tả cảm xúc, tiếng hát và tiếng đàn của chính mình quyện vào nhau đã làm rung động trái tim khán giả.

Ba bản Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 của Lê Thương, tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam được ban hợp xướng Ngàn Khơi trình bày, được coi là tiết mục hay nhất của chiều này.

blank
Bích Liên được khán giả ái mộ tặng hoa. (Ảnh TCS)

Ban nhạc gồm dương cầm Quốc Vũ, vĩ cầm Hoàng Công Luận, Bass Vũ Anh Tuấn và trống Gary Wing.

Hai MC linh hoạt là Lê Đình Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng, các nhạc trưởng Trương Ngọc Lee Lee, Nguyễn Hoàng Hương, Trần Mộng Thủy.

blank
Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi. (Ảnh TCS)

Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang có nguy cơ bị giặc Phương Bắc lấn chiếm biển đảo, những bài hát ca ngợi quê hương và tinh thần chống ngoại xâm trình diễn trong Chiều Nhạc Ngàn Khơi - Lối Về Đất Mẹ đã tạo nên bầu không khí phấn khởi cho người nghe và đóng góp vào sinh hoạt ca nhạc đấu tranh của hải ngoại, tiếp lửa cho dòng nhạc đấu tranh trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Du khách đến Vùng Vịnh Bay Area thường hỏi thăm về đảo Alcatraz — tuy nhỏ nhưng nổi tiếng nhờ có nhà tù khét tiếng đã được làm phim với Clint Eastwood thủ vai chính. Thế nhưng ít ai biết đến, hoặc tò mò muốn ghé thăm, Angel Island (Đảo Thiên-Thần) mặc dù nó từng đóng một vai trò khá đáng kể trong vở kịch di dân của nước Mỹ. Angel Island là hòn đảo lớn thứ nhì trong Vịnh San Francisco, với diện tích hơn 3km vuông. Cách đây mười ngàn năm chỏm đất này còn dính với đất liền, nhưng sau thời kỳ Băng-Hà mực nước biển lên cao biến nó thành hòn đảo. Khoảng hai nghìn năm trước, nơi đây là vùng săn bắn và đánh cá của thổ dân da Đỏ Miwok. Sau khi người Âu-Châu khám phá ra tân-thế-giới, người Tây-Ban-Nha đã dùng nơi này để nuôi bò. Ngày nay Angel Island là một khu lâm viên của tiểu bang California, đồng thời là một di tích lịch sử cấp quốc gia. Điểm cao nhất trên đảo là ngọn núi cao 240 mét mang tên Mount Livermore. Từ bờ Bắc của đảo có thể nhìn thấy vùng trồng nho Sonoma và Napa xanh ngát.
Một bài Ký của tác giả Lương nguyên Hiền viếng thăm xứ Myanmar, đất nước của chùa tháp.
Có thể nói những bài thơ trong tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (xuất bản cuối năm 2014) là những biến tấu liên miên bất tận của cái Being.. Being chứ không phải đời sống như chúng ta thường hiểu. Bạn có thể gọi nó là kiếp nhân sinh, kiếp người, đời sống, hữu thể, hiện tồn, hiện hữu, hiện sinh, hiện tính, thể tính, hoặc cả chục từ ngữ khác tương tự.
Cứ mỗi lần nhớ tới Đức Đạt Lai Lạt Ma là tôi nhớ về thầy Nhất Hạnh vì có lẽ cả hai vị này có cùng quan điểm về hạnh phúc. Hạnh phúc của con người, không chỉ là con người của tôn giáo mà là hạnh phúc của con người nói chung, con người trong toàn thế giới bao la. Hai vị đó tu hành như là để đi tìm giải pháp mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân hơn là chỉ để thành các vị Bồ Tát thuần nghĩa (Nói Với Tuổi Đôi Mươi).
"Dù sao, mọi ý kiến đối chọi, bàn thảo trái chiều, nếu giữ được phần nào lịch sự với nhau, đều có thể là điều tích cực nếu được coi là dịp để kiểm lại mức hiểu biết của mình và học cách suy luận dựa trên dữ kiện vững chắc. Quan trọng là người Việt ở hải ngoại đừng xa rời cuộc sống thực tế của người dân trong nước, nếu nói rằng còn muốn góp phần xây dựng tự do, no ấm cho Việt Nam". -- Cãi nhau ỏm tỏi vì một cái bánh chưng? Tác giả Thục Quyên nhân đó nói về pháp phục của Phật giáo, vì chuyện này cũng từng bị đem ra tranh biện một cách rất vô bổ... Việt Báo mời đọc.
tôi không thể nào quên được hình ảnh/ hai con khỉ bắt chí rận cho nhau/ qua nhiều tháng năm/ hai con khỉ dần dà lão hóa/ (không thoát khỏi lẽ vô thường) ...
Sáng mùng ba Tết nắng lên tươi/ hương nồng từ biển gió lay mời/ ngoài hiên giò lan tía nở rộ/ lòng ta mở rộng đón đất trời...
Từ một bài Ký, tác giả Trangđài Glassey Trầnguyễn (chị cũng là nhà văn/ nhà thơ/ nhà giáo dục) mở ra nhiều không gian nghệ thuật, văn chương khác, trong đó chị chia sẻ không ít những trăn trở, cảm nghĩ của chị. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những bí ẩn về cuộc đời tình ái của Cựu Hoàng Bảo Đại được tác giả Nguyễn thị Cỏ May thuật lại trong bài viết lý thú sau. Một trong những điều lý thú ấy là: Hoàng tử Bảo Ân không phải là con út của Cựu Hoàng như đa số chúng ta đều biết, mà là một người tên Patrick-Edouard. Người con trai này là kết quả của mối tình giữa Bảo Đại và một thiếu phụ Pháp rất đẹp... Và nhiều chi tiết thú vị không kém khác, Việt Báo mời đọc.
"Rhodes, (tiếng Hy Lạp: Ρόδος, Ródos) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là hoa hồng. Thật ra, ngày đó người ta muốn diễn tả một loài hoa khác: bông bụt -- hay bông cẩn (Hibiscus), còn gọi là dâm/ râm bụt , phù dung -- mọc nhiều trên đảo này. Hy Lạp có rất nhiều đảo. Đảo Rhodes ở Địa Trung Hải, hai bờ đông tây khác biệt nhau. Bờ tây, xanh tươi hoa lá. Bờ đông trơ trụi các con đường dọc bờ biển..." -- Nhà văn Hoàng Quân, trong một chuyến du lịch viếng thăm hòn đảo danh tiếng này của quốc gia Hy Lạp, đã ghi chép lại những cảm xúc của chị và gửi đến bạn đọc qua bài Ký sau. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.