Hôm nay,  

600 Khách Dự Chiều Nhạc Ngàn Khơi: Hướng Về Đất Mẹ

26/09/201400:00:00(Xem: 5935)

Quận Cam (Trần Củng Sơn)- Chiều chủ nhật 21/9/2014 tại rạp Saigon Performing Arts Center đông đảo khách văn nghệ ngồi kín chỗ thưởng thức chương trình ca nhạc do Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi tổ chức với chủ đề Hướng Về Đất Mẹ. Tất cả có 25 ca khúc được trình diễn vừa hợp ca, đơn ca của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng nhưng nhiều nhất là của Phạm Duy: Tình Hoài Hương, Nương Chiều, Tình Ca, Tâm Sự Gởi Về Đâu, Về Miền Trung, Mẹ Trong Lòng Người Đi.

Các nhạc sĩ khác là Nguyễn Đức Quang (Ngồi Quanh Đây Chúng Ta Cùng Hát, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ), Y Vân (Sài Gòn & Đêm Đô Thị), Cung Tiến (Hương Xưa), Phạm Đình Chương (Màu Kỷ Niệm), Hoàng Trọng (Bên Bờ Đại Dương), Việt Dzũng (Mời Em Về), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành)....

blank
Hợp ca Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. (Ảnh TCS)

Điểm nổi bật của chiều nhạc này là các màn hát chung với các nhóm ca Cát Trắng, Sóng Xanh, Tứ Ca và ban hợp xướng Ngàn Khơi gồm 13 tiết mục trong các bản hùng ca như Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước), Việt Nam Minh Châu Trời Đông ( Hùng Lân), Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh), Đáp Lời Sông Núi (Trúc Hồ)...

Các giọng hát đơn ca quen thuộc của Ngàn Khơi như Phạm Hà, Lê Hồng Quang, Mộng Thủy, Bích Liên, Bích Vân, Trần Đại Phước... và sự góp mặt đặc biệt của danh ca Tuấn Ngọc (Tâm Sự Gởi Về Đâu, Màu Kỷ Niệm).


blank
Bích Vân tiếng hát điêu luyện nhạc thính phòng. (Ảnh TCS)

Ca sĩ Bích Vân vừa đàn dương cầm vừa hát bản Mời Em Về, cô có những khoảnh khắc tự do để diễn tả cảm xúc, tiếng hát và tiếng đàn của chính mình quyện vào nhau đã làm rung động trái tim khán giả.

Ba bản Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 của Lê Thương, tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam được ban hợp xướng Ngàn Khơi trình bày, được coi là tiết mục hay nhất của chiều này.

blank
Bích Liên được khán giả ái mộ tặng hoa. (Ảnh TCS)

Ban nhạc gồm dương cầm Quốc Vũ, vĩ cầm Hoàng Công Luận, Bass Vũ Anh Tuấn và trống Gary Wing.

Hai MC linh hoạt là Lê Đình Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng, các nhạc trưởng Trương Ngọc Lee Lee, Nguyễn Hoàng Hương, Trần Mộng Thủy.

blank
Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi. (Ảnh TCS)

Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang có nguy cơ bị giặc Phương Bắc lấn chiếm biển đảo, những bài hát ca ngợi quê hương và tinh thần chống ngoại xâm trình diễn trong Chiều Nhạc Ngàn Khơi - Lối Về Đất Mẹ đã tạo nên bầu không khí phấn khởi cho người nghe và đóng góp vào sinh hoạt ca nhạc đấu tranh của hải ngoại, tiếp lửa cho dòng nhạc đấu tranh trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Valentine ngày rung động/ Đông Tây tìm gặp lại nhau/ hai trái tim thật gần/ hai bờ vai thật yên
Xin đừng vội tan vào buổi chiều Chiều đang tan vàng ngất cô liêu Chiều đang vỡ tím ngất một thuở Chiều đang gió vĩ cầm quá nhiều . Gió sẽ cuốn đi trời cuối hạ Đầm đìa hương rạ với hương cau Em sẽ thấy mảnh trời rất lạ Trong vườn thanh rướm nắng không màu
Chúng ta tạm thời không bàn đến nguyên nhân tại sao có ngày Lễ Valentine và hãy chấp nhận ngày 14/2 là ngày Lễ Valentine, được gọi là Lễ Tình Yêu và Hoa, vì ngày đó đã trở thành thông lệ từ hàng trăm năm qua cho người phái nam và họ không thể quên được tục lệ là đến ngày lễ này đi mua hoa tặng vợ, tặng người yêu hay bạn gái...
Truyện ngắn Bước mãi đến thiên thu (Long Walk to Forever) dưới đây không phải là điển hình trong cõi văn chương Kurt Vonnegut, nhưng lại được rất nhiều độc giả biết đến và từ lâu gắn liền với tên tuổi ông. Một truyện ngắn tình cảm nhẹ nhàng, thơ mộng, ngôn ngữ không thể nào giản dị hơn, ai đọc cũng thấy thú vị vì cảm xúc hai nhân vật trong truyện thay đổi liên tục, biến chuyển theo từng bước chân đi của hai người yêu nhau. Đọc xong truyện ngắn này, người đọc không tránh được tâm trạng bâng khuâng, bởi không biết nếu truyện kéo dài thêm nữa thì cảm xúc họ sẽ đi về đâu… Mời đọc trong ngày Lễ Tình Yêu, Valentine’s Day.
Nó thương và tin tưởng tôi nhất trong nhóm. Từ ngày yêu ông Thầy, nó hay tâm sự cho tôi nghe những lần đi chơi lén lút với Thầy. Tôi là người duy nhất nó lôi cả ruột gan phèo phổi ra chia sẻ, rủ tôi đến nhà ông Thầy lúc ổng vắng nhà để quan sát gia cảnh, vợ con của ổng...
Rưng rưng giọt lệ ở ngăn tim/ hoang bóng cơn mưa mùa trái đắng/ sâu hút trên cồn đá màu sương/ vẫn mênh mang một chốn về/ giao kết với thời gian biển lận...
thơ viết lên từng hàng da diết/ như nhánh sông đi qua thành phố/ như cơn mưa rót vào tim người/ngày đầu năm những nỗi nhớ có ai hay …
Hồng cung trang hoàng rực rỡ, cờ xí đỏ lòm, khẩu hiệu toàn lời lẽ đao to búa lớn bừng bừng khí thế cứ như thể sắp nhuộm đỏ cả thế gian này. Tập xếnh xáng bước lên đài, vẻ mặt hí hửng đầy vẻ dương dương tự đắc, đôi mắt ti hí lóe lên tia sáng thép lạnh gáy bất cứ kẻ nào vô tình nhìn thấy, đôi má chảy xệ, môi mỏng mím lại. Y mặc bộ đồ đại cán, cài kín nút cổ, kiểu cách điệu bộ y hệt mấy xếnh xáng tiền bối. Y đảo mắt một lượt rồi xìa hai tay nắm chặt ra phía trước để chào quan khách:
Đang thong thả dong ruổi những ngày góc phố cà phê, đang yên tâm những lần đi bác sĩ, lúc nào tôi cũng có người bạn thân tình Nguyễn Lương Vỵ (NLV) đón đưa, chia sẻ, đùng một cái, anh nằm viện, mổ tim. Đã hơn một năm từ ngày trái tim thơ ấy bị nghẽn mạch, giờ NLV vẫn đang ngày ngày trông nắng đến nắng đi nơi phòng bệnh. Từ khung cửa sổ ấy tôi thấy hoa tím vàng rơi đầy vào một ngày mùa thu đến thăm anh.
Đời sống con người được quản trị và điều chỉnh bởi luật thiên nhiên và luật nhân tạo. Luật thiên nhiên, là một phần của luật tự nhiên, một loại luật vĩnh hằng không thay đổi, mọi sinh hoạt trong vũ trụ đều phải tuân theo những luật tự nhiên này. Còn luật nhân tạo, dĩ nhiên, phải thay đổi theo lối sống của con người. Trong mỗi con người đều có một con thú. Cái thú tính đó là căn bản trước khi con người thăng hoa lên nhân tính. (Nếu bạn đọc nghi ngờ, cứ thử ngấm ngầm theo dõi: tập trung nhìn vào mặt một người, bạn sẽ thấy trên khuôn mặt đó có nét giống một con thú nào đó. Có khi nét giống bộc lộ rõ ràng, có khi ẩn hiện mập mờ, nhưng vẫn có thể nhận ra. Mặt ếch, mặt khỉ, mặt ngựa, mặt chim, mặt sư tử, … và tự soi gương, thử xem mình có mặt con gì? Nếu nghi ngờ, thì hỏi chồng hoặc vợ hoặc tình nhân thì sẽ biết.) Thú tính nhiều thì con người giống thú. Nếu nhân tính nhiều, nghĩa là thú tính được thuần hóa, con người xán lạn, gần gũi hơn với chân, thiện, mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.