Hôm nay,  

Hiệu Ứng Rashomon Và Khoa Học Về Cách Ký Ức Hình Thành Và Dao Động Trong Não

5/19/202300:00:00(View: 2796)
 
tri nho
Thực tế là trí nhớ của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ về các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Khi hồi tưởng lại, chúng ta lấy ra những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể về những gì mà chúng ta tin rằng là ‘sự thật đã xảy ra.’ (Nguồn: pixabay.com)
 
Chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất.” – Jorge Luis Borges
 
Đã đến lúc thôi lầm tưởng và chấp nhận rằng: sự tập trung chú ý của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Hiểu rằng trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại một phần nhỏ những gì chúng ta đã tham dự trong những khoảnh khắc đã qua, lúc hồi tưởng lại, chúng ta lấy những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể, rồi mang đi chiếu trong ‘rạp hát’ của tâm trí – một sân khấu mà trên đó, theo nhà thần kinh học Antonio Damasio đã quan sát được trong công trình nghiên cứu về ý thức, chúng ta thường “sử dụng tâm trí của mình để lấp liếm chứ không phải để khám phá sự thật.”
 
Chúng ta làm điều này, ở cấp độ cá nhân – từ trí nhớ có chọn lọc và bằng cách loại trừ tinh tế như vậy, chúng ta sáng tác ra câu chuyện làm nền tâm lý cho bản sắc của mình. Còn ở cấp độ văn hóa – chúng ta tạo ra cái được gọi là ‘lịch sử,’ là một ký ức được chọn lọc tập thể, trừ bỏ nhiều hơn là bao gồm những sự thật của quá khứ. Borges đã nắm bắt được điều này qua câu nói nổi tiếng “chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất. ” (“We are our memory, we are that chimerical museum of shifting shapes, that pile of broken mirrors.” – Jorge Luis Borges).
 
Nhận thức được khả năng ảo tưởng của trí nhớ cũng chính là nhận ra bản chất khó nắm bắt, hay thay hình đổi dạng, của ngay cả những sự thật mà chúng ta đinh ninh rằng mình đang nắm vững trong tay.
 
Gần một thế kỷ sau khi Nietzsche khuyến cáo rằng cái mà chúng ta gọi là sự thật là “một loạt các phép ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa… một tổng thể các mối quan hệ của nhân loại đã được tăng cường, thuyên chuyển và tô điểm một cách thơ mộng và hùng hồn,” nhà làm phim vĩ đại người Nhật Bản Akira Kurosawa (23/3/1910 – 6/9/1998) đã mang đến một phép ẩn dụ tinh tế cho bản chất của sự thật thông qua ký ức trung gian khó nắm bắt trong bộ phim Rashomon năm 1950. Bộ phim Rashomon dựa trên truyện ngắn “In a Grove” của Ryunosuke Akutagawa. Đây là một phim kinh dị tâm lý-triết học, có nội dung về một vụ án mạng của một samurai, qua lời kể của bốn nhân chứng, mỗi người kể lại một thực tế hoàn toàn khác nhau, lời kể của mỗi người đều có vẻ đáng tin, khiến cho mọi người hoang mang không biết đâu mới là chân tướng sự thật.
 
Nửa sau thế kỷ 20, khi các chuyên gia nghiên cứu bắt đầu làm sáng tỏ những điểm yếu của trí nhớ, tên của bộ phim Rashomon được dùng để đặt cho tính không đáng tin cậy của lời kể của các nhân chứng. ‘Hiệu ứng Rashomon’ tạo ra một bầu nghi ngờ tăm tối và ám ảnh bao trùm lên sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về thực tại – xét cho cùng, chúng ta chỉ tồn tại với tư cách là nhân chứng trong cuộc sống của chính mình.
 
Tất cả những rắc rối về tâm lý học này phát sinh từ hạ tầng cơ sở của sinh lý học thần kinh cơ bản về cách ký ức hình thành và dao động trong não. Nhà thần kinh học Oliver Sacks đã khám phá điều này trong về chứng rối loạn trí nhớ trong cuốn sách cổ điển “The Man Who Mistook HisWife For A Hat: And Other Clinical Tales”. Hoặc quý vị có thể xem khoa học gia y sinh người Nam Phi Catharine Young giải thích trong một tập TED-Ed có tên: “How memories form and how we lose them.” (https://www.themarginalian.org/2021/06/29/rashomon-effect-memory/)
 
Nếu cảm thấy hứng thú về những điều kỳ diệu của ký ức, quý vị có thể thử tìm đọc cuốn Neurocomic – một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel) về cách thức hoạt động của trí óc; hay đọc bài viết “Chơi nhạc mang lại lợi ích cho bộ não hơn bất kỳ hoạt động nào khác” (https://www.themarginalian.org/2015/01/29/music-brain-ted-ed/); đọc lại các tác phẩm của Virginia Woolf để thấy cách ký ức chắp vá đời ta; xem ảnh của Sally Mann để thấy cách hình ảnh bóc tách ký ức thành những mảnh rời rạc; và đọc sách của nhà thần kinh học Suzanne Corkin để khám phá những bí ẩn kỳ diệu của ý thức trong trí nhớ.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How Memory Makes Us and Breaks Truth: The Rashomon Effect and the Science of How Memories Form and Falter in the Brain” của Maria Popova, được đăng trên trang themarginalian.org.
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
Từ ô nhiễm, biến đổi khí hậu, cho đến sự biến mất của một số loài, những tác động của con người đã hằn sâu lên Trái Đất từ giữa thế kỷ 20, đến nỗi một nhóm các khoa học gia cho biết Trái Đất đã bước vào kỷ nguyên địa chất mới từ thuở đó
Vào sáng Thứ Bảy 22/07/2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam California (MPC- 12221 Brookhurst Street Ste. 240 Garden Grove, trên lầu Tommy Mai Financial) đã có buổi nói chuyện của Bác Sĩ Tâm Lý Đông Xuyến với chủ đề “Chia Sẻ Với Phụ Huynh Có Con Em Tuổi Teen Gặp Khó Khăn Về Tâm Lý”. Buổi chia sẻ thu hút hơn 50 người tham dự; nhiều người trong số này có con em đang ở độ tuổi teen.
Cộng Hòa kinh hoàng: giới trẻ nghiêng về Dân Chủ. Một nhà thăm dò ý kiến tại Đại học Harvard đã chỉ ra cảm giác bấp bênh dai dẳng trong cuộc sống của các cử tri trẻ tuổi là lý do chính đằng sau dữ liệu mới cho thấy người Mỹ ở độ tuổi 18-29 có quan điểm cấp tiến nhiều hơn so với những người trẻ tuổi thậm chí 5 năm trước.
Tờ Times UK đưa tin rằng sự biến mất của Tần xảy ra giữa lúc có tin đồn ngoại tình với Fu Xiaotian (傅晓田 - Phó Hiểu Điền) – một phóng viên và nhân vật truyền hình được đào tạo tại Đại học Cambridge (Anh quốc). Cô sinh ngày 12 tháng 6 năm 1983 (năm nay 40 tuổi). Fu có một cậu con trai mà cô ấy gọi là "Er-Kin", sinh năm 2022. Có nghĩa là, cô sinh con năm cô 39 tuổi, trong thời gian Tần đang còn làm đại sứ TQ tại Hoa Kỳ. Tình báo Hoa Lục có thể suy luận rằng dan díu ngoại tình giữa Tần và cô Fu, khi xảy ra tại các khách sạn Hoa Kỳ, có thể đã bị gián điệp Mỹ thu băng, thu hình.
✱ PBS: Lãnh đạo các ủy ban Tư pháp, Giám sát và Bảo đảm Trách nhiệm, cùng với Ngân sách và Phương tiện của Hạ viện đã mở một cuộc điều tra chung vụ án liên bang đối với con trai út của Tổng thống Joe Biden ✱ Biện lý Weiss: Để làm rõ ràng sự hiểu lầm và tránh nhầm lẫn trong tương lai, tôi muốn xác nhận về một điểm then chốt: tôi không yêu cầu được chỉ định làm Công tố Đặc biệt... ✱The Hill: “Hãy để tôi (người tố giác) nói rõ, mặc dù những sự thật này mâu thuẫn với lời khai của Bộ Trưởng Tư pháp và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về cuộc điều tra, nhưng tôi chưa bao giờ tuyên bố có bằng chứng rằng Bộ Trưởng Tư pháp Garland cố ý nói dối trước Quốc hội...
Cứ mỗi chu kỳ bầu cử, lại có một cách viết tắt thành khẩu hiệu để chỉ ra thành phần cử tri có thể giúp quyết định người sẽ chiến thắng Bạch Ốc. Trong quá khứ, từng có chữ viết tắt thành khẩu hiệu "soccer moms" (các bà mẹ cuối tuần dẫn con ra sân chơi bóng đá) hay khẩu hiệu "security moms" (các bà mẹ lo cho an ninh). Mùa bầu cử 2024 sẽ là chữ "mama bears" ("gấu mẹ").
một cựu công tố viên liên bang đã đưa ra một trường hợp hấp dẫn để bắt giữ Donald Trump và giam Trump cho đến khi vụ án của Trump được đưa ra xét xử. Theo luật gia Glenn Kirschner, có một lịch sử vững chắc về việc giam các bị cáo khi họ bị coi là mối đe dọa đối với cộng đồng và những gợi ý mới nhất của Trump về việc kích động bạo lực là lý do hợp lý để Công tố đặc biệt Jack Smith loại bỏ ông ta khỏi công chúng.
Cảnh sát ở Long Beach, California cho biết một bé gái 13 tuổi bị bắt cóc đã được giải cứu sau khi một người tốt bụng nhìn thấy hai chữ "Help Me!" nên đã gọi 911. Cảnh sát cho biết họ tìm thấy cô gái "có vẻ rất xúc động và đau khổ" trong một chiếc xe đậu bên ngoài tiệm giặt. Cô đã bị bắt cóc trên một con phố ở San Antonio, Texas ba ngày trước
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.