Hôm nay,  

Cách Mà Người Phật Tử Lankan Chiến Thắng Trong Trận Chiến Chống Lại Sự Cải Đạo

29/11/202014:25:00(Xem: 2910)

CÁCH MÀ NGƯỜI PHẬT TỬ LANKAN CHIẾN THẮNG

TRONG TRẬN CHIẾN CHỐNG LẠI SỰ CẢI ĐẠO
 

(Menafn - NewsIn.Asia) By P.K.Balachandran/Ceylon Today
 

Tâm Diệu chuyển ngữ

  

blank

(Bức tranh mô tả người Bồ Đào Nha đang phá hủy một ngôi chùa Phật giáo ở Sri Lanka: Hình ảnh thuộc về Prasanna Weerkkody)

  

Các tín đồ Phật giáo Sri Lanka [01] đã hứng chịu sự tấn công liên tục và trực diện từ các nhà truyền giáo Cơ đốc (Christian) trong thời kỳ cai trị của người Bồ Đào Nha và Hà Lan trong gần ba thế kỷ (1505 đến 1796). Do sự thiếu cân bằng quyền lực, nhiều Phật tử đã bị ép buộc hoặc bị lôi kéo cải đạo sang Công giáo La Mã (Roman Catholicism) dưới thời người Bồ Đào Nha cai trị và theo chủ nghĩa Calvinism [02] dưới thời Hà Lan. Nhưng bằng cách áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau, được uyển chuyển điều chỉnh để phù hợp với sự cân bằng quyền lực tại bất kỳ thời điểm nào, các Phật tử Lankan vẫn tiếp tục đánh bại các cuộc tấn công của họ và cố gắng bảo tồn Phật giáo là tôn giáo chủ yếu của quốc đảo này.

 

Ngài James Emerson Tennent, Bộ trưởng bộ Thuộc địa Tích Lan (Ceylon) từ năm 1841 đến năm 1850, là dấu vết thành công cuối cùng của các Phật tử Sinhala [03] nhờ một trong những phẩm chất bẩm sinh của họ. Trong cuốn sách Cơ đốc giáo ở Tích Lan (Christianity in Ceylon | John Murray, London, 1850), Tennent nói: ‘Dưới mắt nhìn của các nhà truyền giáo Cơ đốc, họ (những người theo đạo Phật) hoàn toàn không phải là chất dẻo được mô tả như cho thấy - có khả năng được đúc thành bất kỳ hình thức nào hoặc giữ lại vĩnh viễn bất kỳ ấn tượng thông thường nào - mà là một chất lỏng được tạo ra có hình dạng của nó giống như hình dạng của bình mà nó có thể được đổ vào, mà không có bất kỳ thay đổi nào về chất lượng hoặc bất kỳ thay đổi nào về đặc tính của nó.' [04]

 

Bản chất của cuộc tấn công vào Phật giáo Sinhala và những cách khéo léo mà các Phật tử đối phó đã vượt qua mối đe dọa cải đạo được giáo sư P.V.J. Jayasekera mô tả bằng hình ảnh trong cuốn sách của ông: Đối đầu với chủ nghĩa thực dân Vol: 1 1796-1920 (Vijitha Yapa, 2017). Jayasekera sử dụng thuật ngữ 'chủ nghĩa thực dân Cơ đốc’ cho sự cai trị của người Bồ Đào Nha và Hà Lan vì cả Cơ đốc giáo và chủ nghĩa thực dân như một hệ thống kinh tế-chính trị đi đôi với nhau. Chương trình nghị sự của thực dân là thực hiện đồng thời quyền kiểm soát chính trị, kinh tế và tinh thần đối với các đối tượng của chúng (giới tín đồ Phật Giáo). Thật vậy, yếu tố tâm linh và vật chất thế tục được tăng cường bổ trợ lẫn nhau.

 

Tư tưởng 'chủ nghĩa thực dân Cơ đốc' bắt nguồn từ lời khẳng định của Giáo hoàng Innocent IV vào thế kỷ thứ 13 rằng với tư cách là Đại diện của Chúa Kitô, Giáo hoàng có quyền lực không chỉ đối với những người theo đạo Thiên chúa mà còn đối với cả những người ngoại đạo. Thông qua một loạt Sắc lệnh (Papal Bulls) [05] và Sắc chỉ Inter Caeteras [06] từ năm 1455, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã được trao quyền kiểm soát vật chất và tư tưởng đối với các tín đồ và những kẻ ngoại đạo trên toàn thế giới. Họ được ủy quyền để 'đánh bại, nô dịch, làm nhục hoặc khuất phục kẻ không tin để theo đuổi sứ mệnh thiêng liêng.'

 

Ở Sri Lanka, người Bồ Đào Nha đã phá hủy một cách có hệ thống những nơi thờ tự của Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Các luật khắc nghiệt đã được ban hành để ngăn cấm việc thực hành các tôn giáo bản địa. Vào thời điểm đó, các Phật tử Lankan tin rằng sự cứu rỗi có thể đạt được thông qua nhiều con đường và do đó họ đồng ý cải đạo. Thậm chí vua Buvanekabau của Kotte (1458-1550) còn mời những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha (đi truyền giáo ở xứ ông), mặc dù chính ông đã khước từ việc cải đạo.

 

Nhưng cháu trai và người kế vị của ông, Dharmapala (hay còn gọi là Don Juan), đã cải đạo vào năm 1557. Do đó, các Phật tử đã nổi dậy chống lại. Ba mươi vị Tỳ kheo đã tử vì đạo. Có ít nhất mười cuộc nổi dậy nổi tiếng trong 44 năm. Một trong số đó được lãnh đạo bởi Edirille Rala (1594-1596) mà người Bồ Đào Nha mô tả là 'cuộc nổi dậy của quốc gia Sinhalese'. Biên niên sử người Bồ Đào Nha Queroz lưu ý rằng Đại sư Budavance đã đứng đằng sau cuộc nổi dậy ở Sitavaka. Các nhà truyền giáo và nhà thờ bị tấn công. Năm 1630-1631, việc phá hủy tài sản của người Bồ Đào Nha diễn ra trên diện rộng. Để dập tắt nó, người Bồ Đào Nha đã tăng cường phá hủy những nơi thờ cúng Phật giáo và Ấn Độ giáo.

 

Điều thú vị là nhiều thủ lãnh của các cuộc nổi dậy như Edirille Rala, Kangara Arachchi và Nikapitiya Bandara lại là những người đã cải đạo! Nhiều người đã cải đạo vì lý do này hay lý do khác nhưng cuối cùng cũng đã nổi dậy hoặc quay trở lại với niềm tin cũ của họ. Điều này khiến người Bồ Đào Nha (và sau đó là người Hà Lan) lấy làm thất vọng và cho rằng việc cải đạo một người Phật tử Sinhalese thực sự chẳng có nghĩa lý gì. Ngay cả 50 năm sau, khi người Bồ Đào Nha thiết lập sự cai trị ở bờ biển phía Tây, họ đã phá hủy hàng loạt các ngôi chùa Phật giáo vì thấy công tác truyền giáo (cải đạo) đã không mang lại kết quả. Thất vọng với việc cải đạo người lớn, người Bồ Đào Nha tập trung vào trẻ em trong các trường học mà họ thiết lập.


blankBức phù điêu mô tả việc tấn phong vua cho the Kotte King Don Juan Dharmapala bởi Hoàng đế Portugal sau khi ông ấy cải đạo sang Thiên Chúa Giáo vào năm 1557.

 

Người Hà Lan áp dụng luật

 

Người Hà Lan (Dutch), giới cai trị Sri Lanka từ năm 1658 đến năm 1796 ngay sau người Bồ Đào Nha, ít bạo lực hơn nhưng hợp pháp hơn trong việc truyền đạo của họ. Người Hà Lan sử dụng luật pháp được hỗ trợ bởi một hệ thống trừng phạt khắc nghiệt. Phép rửa tội là cần thiết để thừa kế tài sản. Các cuộc hôn nhân phải được đăng ký kết hôn trong nhà thờ. Nhiều Phật tử đã phải cải đạo ngay trên giường bệnh nhằm để lại tài sản cho người thừa kế. Bằng chứng của một người không chịu cải đạo không được chấp nhận trước tòa án.

 

Các trường học được thành lập chủ yếu với mục đích cải đạo và các hiệu trưởng phải tuân thủ lệnh thực hành chính sách Cơ đốc giáo hóa học sinh. Thống đốc các tỉnh Hà Lan (Disawes) cùng với các linh mục người Hà Lan đi kiểm tra trường học bốn lần trong một năm với đội hộ tống có vũ trang. Những hiệu trưởng bỏ bê nhiệm vụ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tiền phạt nặng và bị cưỡng bách lao động đeo dây xích trong ba tháng. Khi nhận thấy rằng mọi người không tuân lệnh cải đạo, vào năm 1732 người Hà Lan đã ra lệnh yêu cầu tất cả các xã trưởng phải triệt hạ các ngôi chùa Phật giáo trong khu vực của họ. Để thực thi, Hà Lan đã tăng cường hình phạt lên 2000 Rix dollars hoặc bị lao động xiềng xích trong 25 năm.

 

Nhưng bất chấp sự khắc nghiệt của các hình phạt, sự thách thức của các Phật tử vẫn tiếp tục cả thụ động lẫn bạo động. Năm 1646, Kottapitiya Appuhamy thuộc (tỉnh) Weligama Korale, nổi dậy. Các nhà sư và cư sĩ công khai chế nhạo các linh mục người Hà Lan. Các lập luận chống Cơ đốc giáo được viết trên lá Ola và trên thân cây để mọi người có thể đọc.

 

Các nhà sư và cư sĩ của quận Galle và Matara tích cực đấu tranh không mệt mỏi, điều này khiến nhà truyền giáo nổi tiếng Dòng Tên ‘Goan Jesuit missionary’ là Cha Jacome Gonsalves nói rằng các Phật tử của Galle và Matara cực kỳ trung kiên với Phật giáo. Các cuộc nổi dậy ở phía nam cũng được sự hỗ trợ đầy đủ của các nhà sư Kandyan. Hội đồng Nhà thờ quận Galle của Hà Lan tuyệt vọng đã viết thư cho Amsterdam (thủ đô Hà Lan) vào năm 1736 rằng: 'Người bản xứ có ác cảm với Cơ đốc giáo và gắn bó với chủ thuyết tà giáo (Heathenism.)'

 

Các Phật tử đã cực lực tranh đấu để phục hồi chùa Kelaniya Raja Maha Viharaya [07], nơi Đức Phật đã từng đến thăm và bị người Hà Lan chiếm đóng. Người Hà Lan đã lấy đá của ngôi chùa để xây dựng Pháo đài Colombo. Năm 1647, Vua Rajasinghe II (1629-1687) của Kandyan yêu cầu người Hà Lan di dời ngôi chùa nhưng họ đã phớt lờ. Sau đó, Vua Wimaladharmasirya II (1687-1707) đã xin phép cho các Phật tử ít nhất được thờ phượng ở đó. Nhưng người Hà Lan không cho phép thờ và sùng bái ngẫu tượng [08]. Người Hà Lan chỉ nhượng bộ sau 140 năm cai trị tức là vào năm 1780, khi họ quyết định rằng các cuộc đàn áp không có hiệu quả với những người theo đạo Phật Sinhalese.

 

Tác giả: P.K.Balachandran/Ceylon Today | Chuyển ngữ: Tâm Diệu

Bản gốc tiếng Anh: https://menafn.com/1101168268/How-Lankan-Buddhists-won-the-battle-against-proselytization

 

Chú Thích:

 

[01] Tiếng Việt xưa gọi là Tích Lan, cũng từng được gọi là Ceylon trước năm 1952 là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo nằm ở phía nam Ấn Độ. Dân số Sri Lanka vào  khoảng 20 triệu người. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo lớn nhất và là quốc giáo của Sri Lanka, với 70,19% dân số là Phật tử vào năm 2012. Phật giáo đã được trao vị trí quan trọng hàng đầu theo Điều 9 của Hiến pháp nước này, có thể bắt nguồn từ nỗ lực đưa tình trạng của Phật giáo trở lại tình trạng mà nó được hưởng trước khi bị thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan phá hủy.

 

[02] Calvinism là hệ thống thần học và phương pháp ứng dụng đức tin vào nếp sống Cơ Đốc, đặt trọng tâm vào quyền trị vì của Thiên Chúa. Được gọi theo tên của nhà cải cách Jean Calvin, mô hình Cơ Đốc giáo Kháng Cách này đôi khi được gọi là "truyền thống Cải cách" (Reformed), "đức tin Cải cách", hoặc "thần học Cải cách".

 

[03] Người Sinhala là một dân tộc Ấn-Arya chủ yếu sinh sống trên đảo Sri Lanka. Họ chiếm khoảng 82% dân số Sri Lanka (hơn 15 triệu người), hầu hết theo đạo Phật Nam Tông.

 

[04] Áp dụng theo tinh thần “tùy duyên bất biến, khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ” của Phật giáo. Tuy có uyển chuyển và linh động một số điểm cho phù hợp, tương thích với tình hình mới nhưng phần chính yếu, cốt tủy của Phật pháp thì luôn được giữ vững, không đổi thay, gọi là bất biến.

 

[05] Trong tiếng Anh, tông sắc hay sắc lệnh hoặc thánh lệnh được định nghĩa bởi thuật ngữ Papal Bulls. Thuật ngữ này nhằm đề cập đến con dấu chì, bulla, được đính kèm với tài liệu để chứng thực là một sắc lệnh. Sắc lệnh của giáo hoàng là một văn bản chính thức với mục đích thiết lập một dòng tu, làm rõ một học thuyết, phê chuẩn các văn kiện khác, thành lập một trường đại học, triệu tập một công đồng, vv..

 

[06] Ngày 03 tháng 5 năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI ra sắc lệnh lịch sử Inter caetera quy định dùng một đường kinh tuyến chạy dọc từ cực này đến cực kia để phân chia Đại Tây Dương. Sắc lệnh có nội dung công nhận tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với mọi vùng đất mà trước đó chưa từng thuộc quyền của bất kỳ quân chủ Công giáo nào, đồng thời giữ nguyên những quyền lợi trước đây của Bồ Đào Nha. Sắc lệnh có phần thiên vị nên không tồn tại được lâu vì vấp phải sự phản đối của Bồ Đào Nha. Theo yêu cầu của Lisbon, ngay hôm sau, Roma ban tiếp sắc chỉ cũng với tên gọi Inter Caetera trao cho các nhà quân chủ Tây Ban Nha trọng trách loan truyền đức tin về phần phía tây đường kẻ được vẽ “cách 100 dặm về phía tây và phía nam các quần đảo Azore và Cape Verde”, ngược lại, phần phía đông được giao cho các nhà quân chủ Bồ Đào Nha.

 

[07] Maha Vihara Kelaniya là một ngôi chùa Phật giáo ở Kelaniya, Sri Lanka. Theo biên niên sử cổ đại "Mahavamsa" cho rằng vào năm thứ tám sau khi giác ngộ; Đức Phật đã viếng thăm KelLocation với 500 Tỳ kheo theo lời mời của Vua Maniakkhikha để thuyết pháp.

 

[08] Ngẫu tượng là thần tượng, cũng là tà thần, là sùng bái ai đó hoặc cái gì đó ngoài Thiên Chúa.

 

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
Israel hôm Chủ Nhật cho biết hơn 300 phi cơ không người lái và tên lửa đã được phóng từ Iran, Iraq và Yemen nhằm vào Israel, đồng thời nói thêm rằng phần lớn chúng đã bị bắn rớt trên bầu trời. Israel nêu chi tiết hơn rằng Iran đã phóng 185 phi cơ không người lái, 110 tên lửa đất đối đất và 36 tên lửa hành trình. Israel cho biết 99% phi đạn này đã bị phòng không Israel vô hiệu hóa.
Trung Quốc sẽ gây chiến tranh sau năm 2027? TQ yêu cầu các công ty mạng viễn thông loại bỏ chip nước ngoài trước năm 2027. Trung Quốc đã yêu cầu các nhà mạng viễn thông loại bỏ chip bán dẫn do nước ngoài sản xuất khỏi mạng của họ trước năm 2027, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn những người quen thuộc với chủ đề này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.