Hôm nay,  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.

15/09/202008:34:00(Xem: 4362)
blank  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.
.
WASHINGTON (VB) -- Hôm Thứ Hai 14/9/2020, đài CNN đưa lên đoạn ghi âm mới từ ký giả Bob Woodward ghi lại một cuộc phỏng vấn Trump hôm 13/4/2020. Lúc đó, Trump đang công khai thúc giục mở cửa kinh tế trở lại khắp Hoa Kỳ, nhưng trong riêng tư nói với Woodward rằng ông xem COVID-19 là một dịch bệnh lây lan chết người.
.
TT Donald Trump: "Thứ này là sát thủ nếu nó dính vào bạn. Nếu bạn là người không thích hợp, bạn không có cơ may nào thoát chết."
Bob Woodward: “Vâng, vâng, chính xác như thế.”
Trump: “Như thế, nó xé xác bạn." (So, this rips you apart.)
Bob Woodward: “Đây là ngọn roi trừng phạt. Và..."
TT Donald Trump: “Đây là dịch bệnh lây lan chết người." (It is the plague.)
.
Chỉ 4 ngày sau khi nói như thế với Woodward hồi tháng 4/2020, Trump phóng ra một loạt tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng các tiểu bang Michigan, Minnesota và Virginia, gây ra một loạt biểu tình của phe ủng hộ Trump để phản đối lệnh phong tỏa của các địa phương.
.
Chính phủ Trump hòa dịu hơn với Trung Quốc: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 14/9/2020 nới lỏng lời cảnh giác chống việc du hành tới TQ, vì cho rằng TQ đã giảm bớt dịch COVID-19, "đã tiếp tục hầu hết kinh doanh bình thường (kể cả trường học và nhà giữ trẻ)" nhưng vẫn cảnh báo về chuyện công an TQ bắt giữ tùy tiện.
.
Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn còn thúc giục dân Mỹ cảnh giác trong bản văn khác, rằng có tình hình bắt giam tùy tiện tại TQ, bao gồm cả tại Hồng Kông nơi TQ ban hành luật an ninh mới gay gắt.
.
Trong khi đó, John A. Tures, giáo sư khoa học chính trị tại đại học LaGrange College, viết bài trên báo The Conversation hôm 14/9/2020 cho biết khuynh hướng chính trị của dân Mỹ gốc Á châu bây giờ đa số chuyển từ đỏ sang xanh, tức là rời bỏ Cộng Hòa để sang bầu cho Dân Chủ.
.
Hiện tượng sang ủng hộ Dân Chủ xảy ra với khắp lứa tuổi, tính phái và sắc tộc của dân gốc Á tại Hoa Kỳ: kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Đại Hàn, Việt Nam và Hmong.
.


Từ năm 1992, báo New York Times đưa thêm thống kê về dân gốc Á châu vào các bản thăm dò khi cử tri rời phòng phiếu, và trong bầu cử 1992 dân Mỹ gốc Á đã số bầu cho Tổng Thống đương nhiệm Cộng Hòa George H. W. Bush so với đối thủ là Bill Clinton, Thống Đốc Dân Chủ của tiểu bang Arkansas tới tỷ lệ 24% -- tức là 55% ủng hộ Bush, 31% ủng hộ Clinton (trong khi ứng viên độc lập H. Ross Perot được 15% phiếu Mỹ gốc Á, và Bill Clinton thắng cử Tổng Thống).
.
Và 4 năm sau, bầu cử Tổng Thống 1996, có 48% Mỹ gốc Á ủng hộ ứng viên Cộng Hòa Bob Dole, và 43% ủng hộ Clinton – tức là hơn 5% điểm.
.
blank

.
Tới năm 2000 là đảo ngược: ứng viên Dân Chủ Al Gore thắng 54% phiếu Mỹ gốc Á, trong khi 41% bầu cho Cộng Hòa George W. Bush, con trai của vị ứng viên Cộng Hòa 8 năm trước thắng đa số phiếu của dân gốc Á.
.
Khuynh hướng tiếp tục năm 2004, với 56% Mỹ gốc Á bầu cho Dân Chủ John Kerry và năm 2008 bàu cho Barack Obama với tỷ số áp đảo 62%-35%.
.
Trong bầu cử 2016, gốc Á tới 65% bầu cho bà Hillary Clinton, chỉ 27% bầu cho Donald Trump.
.
Dữ kiện thăm dò cuối tháng 8/2020 cho thấy Biden dẫn đầu đa số phiếu từ dân gốc Á ủng hộ.
.
Kể từ 2000, dân số gốc Á tăng 87%, bây giờ hơn 22 triệu. Cùng thời kỳ, dân gốc Á đủ điều kiện đi bầu tăng hơn gấp đôi.
.
Tuy nhiên không phải ai cũng đi bầu, vì ngày bầu cử có truyền thống là Thứ Ba đầu tháng 9 và nhiều cử tri gốc Á có thể sẽ bận đi làm trong ngày Thứ Ba, hoặc nếu được nghỉ một hay hai giờ giữa trưa cũng có thể sẽ không tìm được phương tiện xe để từ sở làm về phòng phiếu (thường ở gần nhà) để bầu cử. Tỷ lệ dân gốc Á đi bầu trong năm 2014 là 27%, và năm 2018 đi bầu là 40%. ức là chưa tới phân nửa cử tri gốc Á đi bầu.
.
Nghiên cứu của Catalina Huamei Huang dựa vào dữ kiện thống kê của sở National Asian American Survey cho thấy hầu như tất cả các nhóm trong khảo sát mùa thu 2016 -- gốc Ấn, TQ, Phi, Nhật, Hàn, VN và Hmong – đều đánh giá không thích Đảng Cộng Hòa. Trừ dân Mỹ gốc Cam Bốt chia đôi: tỷ lệ thích và ghét Cộng Hòa bằng nhau, nhưng dưới phân nửa.
.
Trong cùng bản khảo sát, hơn 2/3 cử tri Mỹ gốc Hmong, Nhật và Ấn ưa thích Đảng Dân Chủ. Trong khi gốc Việt và gốc Cam Bốit là 2 nhóm duy nhất chưa tới phân nửa ưa thích Dân Chủ.
.
Nghiên cứu này cũng cho thấy Mỹ gốc Á trong mọi lứa tuổi đa số chỉ trích Cộng Hòa. Giới trẻ nhiều phần chỉ trích Cộng Hòa nhiều hơn cao niên. Tất cả lứa tuổi bây giờ đa số ưa thích Dân Chủ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 35 tuổi.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là một kỷ lục mà không ai vui mừng: Tổng nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã vượt quá 35 nghìn tỷ đô la vào hôm thứ Hai, lần đầu tiên. Con số (cụ thể là 35.001.278.179.208,67 đô la) đã được ghi nhận trong báo cáo hàng ngày của Bộ Tài chính về nợ của Hoa Kỳ, theo tờ New York Times đưa tin.
Anh quốc: Cảnh sát Merseyside nói hôm thứ Hai rằng có ít nhất 8 người bị thương, trong đó có trẻ em, trong vụ tấn công bằng đâm dao được báo cáo là "vụ việc lớn" tại thành phố Southport của Anh. "Một người đàn ông đã bị bắt và một con dao đã bị tịch thu. Có thương vong", cảnh sát cho biết trên mạng X.
Hoa Kỳ chuẩn bị thành lập một bộ chỉ huy quân sự mới tại Nhật Bản để tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh châu Á hoặc để phản ứng nhanh hơn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở Đài Loan hoặc bán đảo Triều Tiên, theo tờ The Wall Street Journal đưa tin hôm Chủ Nhật, trích dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ và Nhật Bản.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm tại Lào hôm thứ Bảy trong cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chuyến thăm này là một phần trong chuyến công du kéo dài một tuần của Blinken tới châu Á, bao gồm các điểm dừng chân tại Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Mông Cổ.
Ba vận động viên Đức đã hủy chuyến đi đến lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 do mạng lưới đường sắt cao tốc của Pháp bị hư hại, theo hãng thông tấn Đức DPA đưa tin vào thứ sáu. "Không còn cơ hội để đến đúng giờ nữa", vận động viên cưỡi ngựa vượt rào người Đức Philipp Weishaupt, người đi cùng đồng đội Christian Kukuk, nói với giới truyền thông.
Chúng ta đều từng có kỷ niệm với loài voi. Hình ảnh voi hiện ra trong truyện cổ tích, trong lịch sử dân tộc với các đơn vị tượng binh thời xưa, trong các gánh xiếc… Nghĩa là, voi là một sinh vật có trí khôn tương đối, đủ để được huấn luyện, để học các lời dạy của người quản tượng. Bây giờ khoa học khám phá ra rằng loài voi có một ngôn ngữ thô sơ, ít nhất là gọi tên nhau. Kinh điển Phật giáo cũng có rất nhiều hình ảnh loài voi. Hoặc như một động vật kiểu như chúa sơn lâm, hay một vị vua trong rừng, và được so sánh như một người đã được thuần hóa vững vàng về đạo đức.
Nhóm hành động “Haley Voters for Harris” (Cử Tri Của Haley Sẽ Bầu Cho Harris) tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình, mặc dù đã nhận được một lá thư yêu cầu ngừng và hủy bỏ từ chính cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley. Ủy ban hành động chính trị (PAC), tự mô tả mình là một “liên minh rộng lớn”, tuyên bố đại diện cho những người đã ủng hộ Nikki Haley (Cộng Hòa) và bây giờ kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho Kamala Harris (Dân Chủ), thay vì Donald Trump (Cộng Hòa) vào tháng 11.
Phật pháp là lời dậy của bậc giác ngộ, của đức phật trong phật pháp, bồ đề được định nghĩa là sự giác ngộ. Có lúc các hàng phật tử, có người muốn biết xem giác và ngộ, chủ đề nào tới trước, chủ đề nào tới sao? Giác ngộ chính là tâm yếu của những gì đức phật thuyết giảng cho các đệ tử. Có người cho rằng ngộ là chính yếu của phật giáo đại thừa. Phật giáo nguyên thủy cũng nhấn mạnh đến sự thành tựu bồ đề. Tất cả trong mọi trường hợp, nói đến bồ đề là phải khơi lại căn bản kinh nghiệm về ngộ.
Ngôi sao ca sĩ Hoa Kỳ sẽ cầm Đuốc Thế Vận cho đoạn cuối cùng tại Paris. Ngọn lửa Olympic sẽ đi chặng cuối cùng trong hành trình dài vào thứ Sáu 26/7/2024 tới lễ khai mạc Thế vận hội Paris trên sông Seine ở trung tâm Thành phố Ánh sáng. Một dàn người cầm đuốc toàn ngôi sao nổi tiếng đã được chọn để rước đuốc – bao gồm cả rapper Snoop Dogg.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.