Hôm nay,  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.

15/09/202008:34:00(Xem: 4366)
blank  

Cử tri Mỹ gốc Á chuyển sang Dân Chủ ào ạt từ năm 2000, nhưng tỷ lệ đi bầu vẫn thấp. Trump thú nhận hồi tháng 4 rằng dính COVID-19 là chết nhưng phóng tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng, chống lệnh 3 tiểu bang phong tỏa.
.
WASHINGTON (VB) -- Hôm Thứ Hai 14/9/2020, đài CNN đưa lên đoạn ghi âm mới từ ký giả Bob Woodward ghi lại một cuộc phỏng vấn Trump hôm 13/4/2020. Lúc đó, Trump đang công khai thúc giục mở cửa kinh tế trở lại khắp Hoa Kỳ, nhưng trong riêng tư nói với Woodward rằng ông xem COVID-19 là một dịch bệnh lây lan chết người.
.
TT Donald Trump: "Thứ này là sát thủ nếu nó dính vào bạn. Nếu bạn là người không thích hợp, bạn không có cơ may nào thoát chết."
Bob Woodward: “Vâng, vâng, chính xác như thế.”
Trump: “Như thế, nó xé xác bạn." (So, this rips you apart.)
Bob Woodward: “Đây là ngọn roi trừng phạt. Và..."
TT Donald Trump: “Đây là dịch bệnh lây lan chết người." (It is the plague.)
.
Chỉ 4 ngày sau khi nói như thế với Woodward hồi tháng 4/2020, Trump phóng ra một loạt tweet kêu gọi ủng hộ viên giải phóng các tiểu bang Michigan, Minnesota và Virginia, gây ra một loạt biểu tình của phe ủng hộ Trump để phản đối lệnh phong tỏa của các địa phương.
.
Chính phủ Trump hòa dịu hơn với Trung Quốc: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 14/9/2020 nới lỏng lời cảnh giác chống việc du hành tới TQ, vì cho rằng TQ đã giảm bớt dịch COVID-19, "đã tiếp tục hầu hết kinh doanh bình thường (kể cả trường học và nhà giữ trẻ)" nhưng vẫn cảnh báo về chuyện công an TQ bắt giữ tùy tiện.
.
Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn còn thúc giục dân Mỹ cảnh giác trong bản văn khác, rằng có tình hình bắt giam tùy tiện tại TQ, bao gồm cả tại Hồng Kông nơi TQ ban hành luật an ninh mới gay gắt.
.
Trong khi đó, John A. Tures, giáo sư khoa học chính trị tại đại học LaGrange College, viết bài trên báo The Conversation hôm 14/9/2020 cho biết khuynh hướng chính trị của dân Mỹ gốc Á châu bây giờ đa số chuyển từ đỏ sang xanh, tức là rời bỏ Cộng Hòa để sang bầu cho Dân Chủ.
.
Hiện tượng sang ủng hộ Dân Chủ xảy ra với khắp lứa tuổi, tính phái và sắc tộc của dân gốc Á tại Hoa Kỳ: kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Đại Hàn, Việt Nam và Hmong.
.


Từ năm 1992, báo New York Times đưa thêm thống kê về dân gốc Á châu vào các bản thăm dò khi cử tri rời phòng phiếu, và trong bầu cử 1992 dân Mỹ gốc Á đã số bầu cho Tổng Thống đương nhiệm Cộng Hòa George H. W. Bush so với đối thủ là Bill Clinton, Thống Đốc Dân Chủ của tiểu bang Arkansas tới tỷ lệ 24% -- tức là 55% ủng hộ Bush, 31% ủng hộ Clinton (trong khi ứng viên độc lập H. Ross Perot được 15% phiếu Mỹ gốc Á, và Bill Clinton thắng cử Tổng Thống).
.
Và 4 năm sau, bầu cử Tổng Thống 1996, có 48% Mỹ gốc Á ủng hộ ứng viên Cộng Hòa Bob Dole, và 43% ủng hộ Clinton – tức là hơn 5% điểm.
.
blank

.
Tới năm 2000 là đảo ngược: ứng viên Dân Chủ Al Gore thắng 54% phiếu Mỹ gốc Á, trong khi 41% bầu cho Cộng Hòa George W. Bush, con trai của vị ứng viên Cộng Hòa 8 năm trước thắng đa số phiếu của dân gốc Á.
.
Khuynh hướng tiếp tục năm 2004, với 56% Mỹ gốc Á bầu cho Dân Chủ John Kerry và năm 2008 bàu cho Barack Obama với tỷ số áp đảo 62%-35%.
.
Trong bầu cử 2016, gốc Á tới 65% bầu cho bà Hillary Clinton, chỉ 27% bầu cho Donald Trump.
.
Dữ kiện thăm dò cuối tháng 8/2020 cho thấy Biden dẫn đầu đa số phiếu từ dân gốc Á ủng hộ.
.
Kể từ 2000, dân số gốc Á tăng 87%, bây giờ hơn 22 triệu. Cùng thời kỳ, dân gốc Á đủ điều kiện đi bầu tăng hơn gấp đôi.
.
Tuy nhiên không phải ai cũng đi bầu, vì ngày bầu cử có truyền thống là Thứ Ba đầu tháng 9 và nhiều cử tri gốc Á có thể sẽ bận đi làm trong ngày Thứ Ba, hoặc nếu được nghỉ một hay hai giờ giữa trưa cũng có thể sẽ không tìm được phương tiện xe để từ sở làm về phòng phiếu (thường ở gần nhà) để bầu cử. Tỷ lệ dân gốc Á đi bầu trong năm 2014 là 27%, và năm 2018 đi bầu là 40%. ức là chưa tới phân nửa cử tri gốc Á đi bầu.
.
Nghiên cứu của Catalina Huamei Huang dựa vào dữ kiện thống kê của sở National Asian American Survey cho thấy hầu như tất cả các nhóm trong khảo sát mùa thu 2016 -- gốc Ấn, TQ, Phi, Nhật, Hàn, VN và Hmong – đều đánh giá không thích Đảng Cộng Hòa. Trừ dân Mỹ gốc Cam Bốt chia đôi: tỷ lệ thích và ghét Cộng Hòa bằng nhau, nhưng dưới phân nửa.
.
Trong cùng bản khảo sát, hơn 2/3 cử tri Mỹ gốc Hmong, Nhật và Ấn ưa thích Đảng Dân Chủ. Trong khi gốc Việt và gốc Cam Bốit là 2 nhóm duy nhất chưa tới phân nửa ưa thích Dân Chủ.
.
Nghiên cứu này cũng cho thấy Mỹ gốc Á trong mọi lứa tuổi đa số chỉ trích Cộng Hòa. Giới trẻ nhiều phần chỉ trích Cộng Hòa nhiều hơn cao niên. Tất cả lứa tuổi bây giờ đa số ưa thích Dân Chủ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 35 tuổi.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Truyền thông Mỹ đưa tin Jon Landau, nhà sản xuất phim Titanic và Avatar từng đoạt giải Oscar đã qua đời ở tuổi 63. Landau, người tham gia sản xuất ba trong số bốn bộ phim có doanh thu cao nhất từ ​​trước đến nay, đã thua trận vì căn bệnh ung thư.
Lãnh đạo Đảng Lao động Keir Starmer đã chính thức được bổ nhiệm vào thứ Sáu làm Thủ tướng thứ 58 của Anh quốc sau khi chấp nhận yêu cầu chính thức từ Vua Charles III về việc thành lập chính phủ
Cuộc thăm dò của CNN, công bố hôm thứ Ba, cho thấy 77% người Mỹ nói rằng họ “nghĩ” Trump sẽ không “chấp nhận kết quả và thừa nhận một khi số phiếu đã được chứng nhận” trong trường hợp Trump không giành chiến thắng vào mùa thu này. Chỉ 28% trong cuộc thăm dò cho biết họ tin rằng Trump “sẽ chấp nhận kết quả và thừa nhận một khi số phiếu đã được chứng nhận” nếu Trump không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố rằng "bản thân ông không thông minh lắm" khi "đi du lịch vòng quanh thế giới vài lần" trước cuộc tranh luận với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phát biểu tại buổi gây quỹ tranh cử ở McLean, Virginia, Biden nói rằng ông đã không nghe theo lời khuyên mà nhân viên đưa ra, khiến ông "gần như ngủ quên trên sân khấu"
Luật sư của Trump lý luận rằng kế hoạch 'đại cử tri giả' là một 'hành động chính thức' cho nên cựu Tổng Thống Trump hưởng quyền miễn truy tố, theo phán quyết mới của Tòa Tối Cao. Một luật sư của cựu Tổng thống Trump gợi ý rằng cái gọi là kế hoạch “đại cử tri giả” đủ điều kiện được coi là một “hành vi chính thức”, điều này sẽ ngăn nó bị truy tố theo phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao về quyền miễn trừ của tổng thống.
Tòa Tối cao với tỷ lệ 6-3 đã ra phán quyết hôm thứ Hai rằng Donald Trump được quyền miễn truy tố hình sự đối với một số hành động mà ông đã thực hiện trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, trong một quyết định có thể sẽ trì hoãn thêm phiên tòa xét xử các cáo buộc lật đổ bầu cử liên bang đang chờ xử lý ông. Theo ý kiến ​​đa số của mình, Chánh án John Roberts nói rằng các tổng thống cần được miễn trừ đối với các hành vi chính thức của họ.
Đoạn video được công bố vào cuối ngày thứ Bảy cho thấy một cảnh sát ở ngoại ô New York đã bắn chết một cậu bé 13 tuổi, mà trước đó cậu bé bị đè xuống đất sau khi cậu chạy trốn khỏi cảnh sát và chĩa một khẩu súng lục giả vào họ. AP đưa tin, cậu này đã bị giết vào khoảng sau 10 giờ tối thứ Sáu một chút ở Utica sau khi cảnh sát chặn hai cậu liên quan đến một cuộc điều tra vụ cướp có vũ trang.
Sau tranh luận là ra tiệm ăn. Sau màn tranh luận với Donald Trump, Tổng thống Biden đã dẫn vợ vào một quán ăn Waffle House gần Atlanta. Tờ New York Times đưa tin, Biden bảo vệ thành tích của mình trong cuộc tranh luận, cho thấy ông không có ý định suy nghĩ lại về việc ứng cử của mình. Tờ NY Times đưa tin, tổng thống, người đã đến thăm Waffle House ngay sau nửa đêm, dự định tổ chức một cuộc biểu tình ở North Carolina vào hôm nay, thứ Sáu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.