Hôm nay,  

Sách “the Struggle” – Tình Yêu Và Chiến Tranh

7/2/200500:00:00(View: 2259)
wk_07022005_3

Nhà báo Chu Tất Tiến sẽ ra mắt cuốn “The Struggle” vào Chủ Nhật này, ngày 3 tháng 7 năm 2005 tại Hội Quán Little Saigon Radio. Cuốn sách viết bằng Anh Ngữ dày 129 trang kể lại một câu chuyện tình đẹp nảy sinh từ trong lòng cuộc chiến Việt Nam, giữa một chàng sĩ quan Việt và một cô nàng ký giả Mỹ, giữa một không gian bi hùng và một thời gian oái ăm. Tình yêu và niềm tin, con người và chiến tranh, thiện và ác, số mệnh và thời cuộc, những tình tiết và các nhân vật từ những trang sách này sẽ lôi cuốn người đọc và để lại nhiều suy tư. Việt Báo Weekend có dịp trò chuyện với tác giả, và xin trích lại nguyên văn lời tác giả.

Weekend: Trong tình hình nước Mỹ đang ra sức đóng lại trang sử cuộc chiến Việt Nam, giới thiệu sách “The Struggle” xuất bản bởi một nhà xuất bản Mỹ là một sự ngẫu nhiên hay cố tình" Xin cho hỏi những nguyên nhân nào khiến anh viết cuốn sách này"
Tiến Chu: Trước hết, cách đây nhiều năm, khi xem một số phim Mỹ về cuộc chiến Việt Nam, tôi đã đau lòng mà nhận thấy rằng vai trò của các chiến sĩ miền Nam đã bị bỏ rơi. Trong những cuốn phim này, khi thuật lại cuộc chiến tranh Việt Nam, chỉ có lính Mỹ đánh nhau kịch liệt với Việt Cộng, còn lính Cộng Hòa thì hoặc là chạy lúp xúp sau chân cố vấn Mỹ, hoặc là xuất hiện chớp nhoáng, gầm gầm gừ gừ vài câu rồi biến mất. Sau nữa, khi đi học ở Đại Học Mỹ, các lớp sử về Việt Nam đều dựa trên tài liệu của truyền thông Mỹ, hồi đó rất ghét cuộc chiến, đã bôi nhọ danh dự của quân đội một cách lố lăng. Vì vậy, tôi luôn tâm niệm phải có ngày viết ra một cuốn sách để cho người ngoại quốc thấy một hình ảnh trung thực của người lính Cộng Hòa.
Weekend: Xin tác giả “bật mí” chút đỉnh về cuốn “The Struggle”. Câu chuyện khái quát như thế nào"
Tiến Chu: Câu chuyện bắt đầu từ trận Chu Pao, một trận đánh cần đến sự dũng cảm hơn là vũ khí để chứng minh rằng, nếu quân đội Việt Nam có phương tiện, họ có thể thắng trên bất cứ mặt trận gian khổ nào. Từ trận đánh đó, một mối tình đã nẩy sinh ra giữa người sĩ quan chỉ huy với cô ký giả Mỹ, một biểu hiện của những đức tính “Thiện” của người Mỹ: chung thủy, kiên trì, và hy sinh. Cô đã từ bỏ tất cả gia đình, tiền bạc của một thiếu nữ con nhà giầu, để đến với người yêu là một chiến sĩ da vàng. Sau 1975, khi anh đã biệt tăm, cô vẫn lặn lội đi tìm anh ở các trại tù cải tạo, đến các trại tị nạn Đông Nam Á và sau cùng là chính trên đất Mỹ.
Weekend: Như vậy đây chỉ là một câu chuyện tình"
Tiến Chu: Mối tình tuyệt đẹp này đã được dựng trên nền của trận chiến Việt Nam, với những đau thương, bi hùng của những ngày tàn cuộc: anh hùng và kẻ phản bội, người lính trung thành với sứ mệnh đến hơi thở cuối và những kẻ mất trí vì bị lãnh đạo bỏ rơi, người tuẫn tiết và người đào ngũ... Những yếu tố ấy quyện vào nhau không rời, vì chính chúng là những yếu tố của chiến tranh. Trong cuộc chiến này, người lính miền Nam chỉ là con cờ trong một bàn cờ quốc tế mà thôi.


Weekend: Xin chia xẻ với độc giả Việt Báo Weekend những khó khăn và sự “struggle” của riêng tác giả trong tiến trình thực hiện cuốn sách này.

Tiến Chu: Từ ngày bắt đầu viết cho đến ngày phát hành tốn khoảng 5 năm trời. Sau khi viết xong, tôi đã gửi đi rất nhiều nhà xuất bản Mỹ nhưng đều bị từ chối. Mãi đến lúc tôi gửi cho một người bạn có nhiều giao tiếp với chính giới Mỹ, anh ta mới cho hay là nếu cuốn sách có nhiều đoạn tố khổ Mỹ như thế này, thì không bao giờ ra đời được. Người Mỹ ghét nghe nói đến sự can thiệp thô bạo mà chính họ đã chủ trương. Tôi đành phải hiệu đính lại, cắt bớt đi nhiều chương, thì cuốn sách được một nhà xuất bản Mỹ nhận in ngay.

Weekend: Mỗi cuốn sách đều được ra đời với những ý tưởng, nguyện vọng riệng. Cuốn “The Struggle” được tác giả gởi gắm theo nguyện vọng gì"

Tiến Chu: Ngoài hai nguyện vọng là vẽ lại chân dung người chiến sĩ anh dũng của quân đội Cộng Hòa, đòi trả lại danh dự cho những anh hùng Việt Nam đã bị truyền thông ngoại quốc làm giảm giá trị, tôi mong những cuốn sách này đuợc tặng lại cho thế hệ thứ hai, để các em hiểu được tại sao cha ông chúng lại phải buông súng, tự nạp mình cho trại tù khổ sai, tẩy não được dán nhãn hiệu là “trại tập trung cải tạo.”

Weekend: Tại sao sách được viết bằng tiếng Anh"

Tiến Chu: Tuổi trẻ Việt lớn lên tại Hoa Kỳ thường tin vào sách vở của Mỹ, lại không đọc được tiếng Việt, nên nếu có một cuốn sách dễ hiểu, ngắn gọn, diễn tả một cách trung thực về cuộc chiến Việt Nam, chúng sẽ thông cảm nhanh hơn, và từ đó, biết đâu chúng lại chẳng làm được điều gì tốt đẹp hơn cho đất nước. Từ trước tới nay, rất nhiều người trẻ vẫn hiểu sai lầm về cuộc chiến và những người tham gia cuộc chiến. Nhiều người trẻ không còn muốn nhắc nhở rằng mình là người Việt Nam nữa, họ thấy xấu hổ khi cho người khác biết rằng mình là người Việt Nam. Do đó, tôi hy vọng mong manh rằng, có một cơ hội nào đó, cuốn sách được biến thành phim ảnh để chân dung người lính miền Nam hiện ra, tuy chậm nhưng còn hơn không, trước dư luận thế giới để họ có những suy nghĩ tốt đẹp hơn về con người Việt Nam.
Weekend: Việt Báo Weekend xin cám ơn tác giả. Mong cuốn “The Struggle” thực hiện được những nguyện vọng tốt đẹp của anh.

Việt Báo Weekend xin trân trọng giới thiệu cuốn “The Struggle” đến với bạn đọc bạn đọc Weekend. Để tìm hiểu thêm và để được chuyện trò trực tiếp với tác giả, xin mời bạn đọc đến với buổi Ra Mắt Sách “The Struggle” vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 3 tháng 7 năm 2005, tại Hội Quán Little Saigon Radio.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
It ai biết rằng, ngoài những nhà khoa học nổi tiếng, những phụ nữ ít được ghi nhận đã đóng vai trò quan trọng không kém trong việc phát triển penicillin, loại kháng sinh cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới. Một bài báo có tựa đề "Những Cô Gái Penicillin" Đã Làm Nên Một Trong Những Khám Phá Cứu Người Vĩ Đại Nhất Thế Giới”" trên tạp chí Smithsonian đã tóm tắt lại câu chuyện của những phụ nữ đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển penicillin mà ít ai biết đến công sức của họ.
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.