Hôm nay,  

Rác Nhựa: Từ Kinh Doanh Đến Thảm Họa

28/02/202000:00:00(Xem: 5347)

AFP_RAC NHUA 02
Những người nhặt rác được thấy đang tìm rác nhựa mà có thể được tái chế biến tại một bãi rác ở Lhokseumawe, Aceh, Nam Dương, hôm 5 tháng 2 năm 2020.(Photo Getty Images)



Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.

 

Rác nhựa hàng ngày đi đâu?

 

Tính đến năm 2018, có khoảng 380 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm. Từ năm 1950 đến 2018, có chừng 6.3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất trên toàn cầu, trong đó khoảng 9% đã được tái chế và 12% khác đã bị đốt cháy. Lượng rác nhựa lớn này xâm nhập vào mọi ngỏ ngách của môi trường, với các nghiên cứu cho thấy cơ thể của 90% loài chim biển có chứa mảnh vụn nhựa, nhiều loại cá nuốt rác nhựa vào bụng để mang họa diệt vong, theo Bách Khoa Từ Điển Mở cho biết.

Ô nhiễm do sản phẩm nhựa có thể làm thiệt hại đất đai, các nguồn nước và đại dương. Phỏng chừng từ 1.1 tới 8.8 triệu tấn rác nhựa trôi vào biển từ các cộng đồng ven biển mỗi năm. Các sinh vật, đặc biệt động vật biển, có thể bị tổn hại do các ảnh hưởng cơ khí, như vướng vào các vật thể nhựa, các vấn đề liên quan đến tiêu hóa rác nhựa, qua tiếp xúc với hóa chất trong đồ nhựa can thiệp vào sinh lý của chúng. Các ảnh hưởng đến con người bao gồm sự phá vỡ các cơ chế nội tiết tố khác nhau, cũng theo Bách Khoa Từ Điển Mở.

Trong năm 2019, một phúc trình mới có tên "Plastic and Climate" đã được phổ biến. Theo phúc trình này, năm 2019, sản xuất và đốt nhựa sẽ đóng góp vào thải khí nhà kính tương đương với 850 triệu tấn carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Theo chiều hướng hiện nay, lượng khí thải hàng năm từ các nguồn này sẽ tăng lên 1.34 tỷ tấn vào năm 2030. Đến năm 2050, nhựa có thể thải ra 56 tỷ tấn khí thải nhà kính, bằng 14% lượng carbon còn lại của trái đất. Đến năm 2100, nó sẽ thải ra 260 tỷ tấn, hơn một nửa lượng carbon, cũng theo Bách Khoa Từ Điển Mở cho thấy.

Khi thấy đó là cuộc khủng hoảng môi trường mới, con người đã nghĩ ra cách tái chế biến rác nhựa để mong hóa giải đại nạn cho trái đất. Nhưng rồi chính việc tái chế biến này lại trở thành một cơn khủng hoảng khác không kém phần nguy hại cho con người.

 

Điều gì xảy ra cho rác nhựa mà bạn đã đưa đi tái chế biến?

 

Theo các tài liệu quảng cáo từ kỹ nghệ nhựa ở Mỹ, nó được chuyển đến một nhà máy nơi nó được biến đổi liền mạch thành một cái gì đó mới mẻ.

Đây không phải là kinh nghiệm của bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, người mẹ 60 tuổi của 7 đứa con, đang sống giữa đống rác nhựa dơ bẩn của Mỹ tại khu ngoại ô của Hà Nội. Bên ngoài căn nhà của bà, mặt trời rọi xuống những cái bao hiệu Cheetos; lối đi của cửa hàng Walmart; và bao nhựa từ ShopRite, hệ thống siêu thị tại tiểu bang New Jersey, mang thông điệp thúc giục người ta hãy tái chế biến nó.

Bà Thắm được trả lương 6.50 đô la một ngày để loại bỏ những thứ không thể tái chế biến và lựa những thứ còn lại: để nhựa trong suốt thành một đống và nhựa đục vào một đống khác, theo báo The Guardian của Anh cho biết.

Cuộc điều tra của Báo Guardian đã phát hiện rằng hàng trăm ngàn tấn nhựa ở Mỹ được chở đi mỗi năm tới những quốc gia đang phát triển có sự kiểm soát yếu kém trên khắp thế giới đối với tiến trình tái chế biến đồ phế thải dơ bẩn, tốn nhiều công sức. Các hậu quả đối với sức khỏe và môi trường công cộng là ghê gớm, theo nhóm phóng viên của Báo The Guardian tại 11 nước cho biết.

Năm 2018, khoảng 68,000 thùng rác nhựa có thể tái chế biến được xuất cảng từ Mỹ tới các nước đang phát triển mà đã giải quyết không đúng hơn 70% số rác nhựa phế thải của họ.

Những điểm nóng mới nhất để giải quyết việc tái chế biến rác nhựa của Mỹ là một số quốc gia nghèo nhất thế giới, gồm Bangladesh, Lào, Ethiopia, và Senegal, có chi phí lao động rẻ và luật lệ kiểm soát môi trường hạn chế.

Tại một vài nước, như Thổ Nhĩ Kỳ, việc gia tăng chở đồ phế thải ngoại quốc đang làm cản trở các nỗ lực giải quyết rác nhựa được tạo ra tại địa phương.

Do những quốc gia mà Mỹ tuông rác nhựa bị quá tải này, nên hàng ngàn tấn rác nhựa bị ứ đọng tại Mỹ.

Thất bại trong hệ thống tái chế biến này đang làm gia tăng cảm giác khủng hoảng rác nhựa, một vật liệu kỳ diệu đã làm ra mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến mũ bảo hiểm không gian nhưng hiện được tìm thấy với số lượng khổng lồ trong các đại dương và thậm chí đã được phát hiện trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Phản ảnh các mối quan tâm lớn về rác nhựa, vào tháng 5 năm 2019, 187 quốc gia đã ký hiệp ước trao quyền cho các nước để ngưng nhập cảng rác nhựa dơ bẩn khó tái chế biến. Một vài nước đã không ký trong đó có Hoa Kỳ.

“Người ta không biết điều gì đang xảy ra với rác thải của họ,” theo Andrew Spicer, người dạy trách nhiệm xã hội liên đới tại Đại Học South Carolina và nằm trong hội đồng cố vấn tái chế biến tiểu bang, đã phát biểu như thế. “Họ nghĩ rằng họ đang cứu thế giới. Nhưng nghề tái chế biến quốc tế nhìn thấy đó như là cách làm ra tiền. Không có luật lệ toàn cầu – từ lâu thị trường dơ bẩn đó cho phép một số công ty thủ lợi trên thế giới không có luật lệ đó.”

 

Đâu là nơi tái chế biến rác nhựa của Mỹ

 

Nhựa chỉ được tiêu thụ rộng lớn vào thập niên 1950s, nhưng trong Pacific Garbage Patch – đống rác vĩ đại trôi trên Thái Bình Dương – thì nó đã được nghĩ đến một cách thông thường hơn là sinh vật trôi nổi. Các viên chức thẩm quyền toàn cầu đã đặc biệt cấm chất ô nhiễm nhựa nghiêm trọng, như ống hút và túi mỏng, tuy nhiên chỉ mỗi một mình nước Mỹ tạo ra 34.5 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, thì cũng đủ để chất đầy 1,000 lần sân vận động Astrodome của thành phố Houston, tiểu bang Texas.

Trong 9% của rác nhựa ở Mỹ mà Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA) phỏng đoán đã được tái chế biến vào năm 2015, Trung Quốc và Hồng Kông đã giải quyết hơn một nửa: khoảng 1.6 triệu tấn rác nhựa tái chế biến của chúng ta mỗi năm. Họ đã phát triển kỹ nghệ thu hoạch và tái sử dụng các đồ nhựa giá trị nhất để tạo ra các sản phẩm có thể được bán trở lại cho thế giới Tây phương.

Nhưng phần nhiều những gì nước Mỹ gửi đi đều bị ô nhiễm với thực phẩm hay dơ bẩn, hay không tái chế biến được và chỉ đơn giản là phải được chôn tại TQ. Trong lúc nhiều lo sợ đang gia tăng về môi trường và sức khỏe, TQ đóng cửa tất cả rác nhựa trừ loại sạch nhất vào cuối năm 2017.

Kể từ khi TQ cấm, rác nhựa của Mỹ đã trở thành khoai tây nóng toàn cầu, chạy tới chạy lui từ nước này sang nước khác. Phân tích của Guardian đối với các hồ sơ chuyên chở và các tài liệu xuất cảng của Phòng Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ đã cho thấy rằng nước Mỹ vẫn còn chuyên chở hơn một triệu tấn một năm rác nhựa của họ ra ngoại quốc, phần nhiều tới những nơi đã tràn ngập.

Báo động đỏ với các nhà nghiên cứu là nhiều quốc gia này được xếp hạng rất tệ trên bảng thống kê về cách họ giải quyết rác nhựa như thế nào. Một nghiên cứu được lãnh đạo bởi nhà nghiên cứu Jenna Jamback của Đại Học Georgia cho thấy rằng Mã Lai Á là nước nhận rác nhựa tái chế biến của Mỹ nhiều nhất kể từ khi TQ cấm, đã quản trị không đúng 55% rác nhựa của chính họ, có nghĩa là họ đã quản lý không đầy đủ những nơi chôn rác công cộng. Nam Dương và Việt Nam đã quản trị không đúng cách 81% và 86% theo thứ tự mỗi nước.

“Chúng tôi đang cố gắng một cách rất tuyệt vọng để thoát khỏi những thứ này nên chúng tôi đang tìm biên cương mới,” theo Jan Dell, kỹ sư độc lập, làm việc với tổ chức The Last Beach Cleanup làm việc với các nhà đầu tư và các nhóm môi trường để giảm bớt ô nhiễm do rác nhựa gây ra, cho hay. “Con đường ít trở ngại nhất là đặt nó lên một con tàu và gửi nó đi nơi khác - và những con tàu đang đi xa hơn và tìm một nơi nào đó để đặt nó,” theo bà cho biết tiếp.

Lấy trường hợp Việt Nam. Minh Khai, một làng ở vùng châu thổ gần Hà Nội, là trung tâm của kỹ nghệ quản trị chất thải. Rác từ khắp thế giới, được ghi bằng nhiều thứ tiếng từ tiếng Ả Rập tới tiếng Pháp, dọc theo mỗi con đường trong cộng đồng 1,000 gia đình này. Các công nhân làm việc trong các hãng tạm thời khuấy thành những viên tái chế biến giữa mùi độc và  hôi thối từ các xe chở phế liệu được chuyển tới mỗi ngày. Ngay cả cổng vòm chào mừng của Làng Minh Khai, được trang trí bằng những lá cờ màu đỏ tươi, được bao quanh bởi rác nhựa ở cả hai bên.

Trong năm 2018, Hoa Kỳ đã gửi 83,000 tấn tái chế biến nhựa tới Việt Nam. Trên mặt đất, dấu vết của Mỹ rất rõ ràng: một túi York Peppermint Patties từ Hershey, với nhãn Hoa Kỳ và một túi trống từ một nhà sản xuất sơn hóa học ở Ohio.

“Chúng tôi thật sự sợ mùi rác nhựa, và chúng tôi không dám uống nước từ lòng đất ở đây,” theo bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, người lựa rác nhựa, mang găng tay dày, mặt nạ và nón lá truyền thống VN để khỏi bị ánh nắng mặt trời. “Chúng tôi không có tiền vì thế chúng tôi không còn chọn lựa nào khác ngoài làm việc ở đây.”

Trong khi ảnh hưởng sức khỏe chính xác của việc tiếp xúc của các công nhân với các hoạt động tái chế biến nhựa đã không được nghiên cứu kỹ, mùi độc do kết quả từ việc cháy của nhựa và quá trình tái chế biến có thể gây ra bệnh hô hấp. Việc tiếp xúc thường có thể khiến công nhân và các cư dân sống gần phải chịu hàng trăm chất độc hại, gồm hydrochloric acid, sulfur dioxide, dioxins và các kim loại nặng, những ảnh hưởng có thể gồm việc rối loạn phát triển tinh thần, rối loạn nội tiết, và ung thư.

Một khi nhựa được lựa ra bởi các công nhân như bà Thắm, những người khác cho phế liệu vào máy nghiền trước khi đưa nó qua các bộ phận làm tan chảy và ngưng tụ để nó có thể được đúc thành các viên.

Thủ Tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, đã ra lệnh siết chặt tiêu chuẩn phế liệu vào tháng 7 năm 2018, và nhập cảng hàng tháng hợp pháp đã được cắt giảm 1/10 so với những gì đã có trước đó. Tính đến tháng Tư năm 2019, hơn 23,400 thùng vận chuyển phế liệu còn bị giữ lại ở hải quan. Nhưng kinh doanh vẫn tiếp tục bùng nổ ở Làng Minh Khai. Bà Thắm cho biết, phế liệu vẫn đến từ Hải Phòng, là hải cảng lớn nhất miền bắc Việt Nam và các khu vực khác của đất nước mỗi ngày, và các hồ sơ cho thấy sự phục hồi đáng kể trong việc nhập cảng.

Các nước như Việt Nam, Mã Lai và Thái Lan đã cấm nhập cảng, các hồ sơ cho thấy nhựa phế thải đang chảy vào một loạt các nước mới. Việc chuyên chở đã bắt đầu thực hiện tới Cam Bốt, Lào, Ghana, Ethiopia, Kenya, và Sengal, mà trước đây không có rác nhựa của Mỹ.

The Guardian khám phá ra rằng mỗi tháng suốt nửa sau của năm 2018, các tàu container đã vận chuyển khoảng 260 tấn phế liệu nhựa của Hoa Kỳ vào một trong những nơi tồi tệ nhất, những nơi chất đầy nhựa: thị trấn bên bờ biển Sihanoukville của Cam Bốt, nơi, ở một số khu vực, hầu như mỗi inch của đại dương được bao phủ bằng nhựa trôi nổi và bãi biển không có gì ngoài một tấm thảm đồ tạp nhạp.

“Tôi không thể chấp nhận nhựa được nhập cảng vào đất nước chúng tôi,” theo cư dân Heng Ngy, 58 tuổi. Ngy và vợ sống trong căn nhà gỗ có vẻ như lơ lửng trên biển nhựa. Một mùi hôi thối nồng nặc kéo đến các phòng mở trống.

Vấn đề phế liệu tại Cam Bốt được cho là xuất phát từ việc sử dụng nhựa của chính họ và thiếu hệ thống để xử lý. Không một người nào tại Sihanoukville mà được phỏng vấn biết việc tái chế biến nhựa đã được xuất cảng từ Hoa Kỳ, và điều gì đã xảy ra với nhựa sau khi nó vào một cách không minh bạch.

Các chuyên gia phỏng đoán rằng từ 20% đến 70% nhựa vào các cơ sở tái chế trên toàn cầu bị loại bỏ vì không thể sử dụng được - vì vậy, bất kỳ loại nhựa nào được tái chế biến tại Sihanoukville chắc chắn sẽ dẫn đến thêm nhiều đồ phế thải ở đó.

Alex Gonzalez-Davidson, đồng sáng lập tổ chức môi trường Mother Nature tại Cam Bốt, cho biết tổ chức của ông đã không biết được vấn đề này. Nhưng “nếu nó hoạt động, họ sẽ mang lại nhiều hơn nữa,” theo ông cho biết. Cho đến nay, các chuyến chở hàng nhựa dường như đã giảm.

 

RAC NHUA 01
Nguyễn Thị Hồng Thắm được trả 6.50 đô la một ngày để lựa rác nhựa tái chế biến tại vùng ngoại ô Hà Nội.(Photo The Guardian)

Rác nhựa thúc đẩy kinh doanh toàn cầu ra sao

 

Làm thế nào để nhựa của bạn đi từ lề đường nơi bạn ở đến một ngôi làng ở Đông Nam Á? Thông qua một mạng lưới giao dịch vượt qua các đại dương và đi qua các lục địa. Nó là một mạng lưới phức tạp, đôi khi bất chính, và trong đó ít người tiêu dùng hiểu được vai trò của họ. Bây giờ, mạng lưới đó đang tới điểm phá vỡ.

Điểm dừng đầu tiên của nhựa trong hành trình kéo dài hàng tháng của nó là một cơ sở tái chế biến, nơi nó được phân loại thành kiện hàng dựa trên loại của nó - ví dụ như chai soda, bình sữa và hộp đựng vỏ sò, được làm bằng các loại khác nhau - và sẵn sàng để bán.

Rác nhựa là một loại hàng hóa, và các nhà môi giới tái chế biến tìm kiếm những người mua trên khắp Hoa Kỳ và ngoại quốc sẽ muốn làm tan chảy nhựa, biến nó thành dạng viên và làm những viên đó thành một thứ đồ mới.

Trong quá khứ, việc vận chuyển nhựa đến Châu Á có ý nghĩa kinh tế, bởi vì các công ty vận chuyển chuyên chở hàng hóa sản xuất của Trung Quốc đến Mỹ kết thúc với hàng ngàn thùng hàng trống để mang về. Trong trường hợp không có hàng hóa của Mỹ để lấp đầy những thùng đó, các công ty đã sẵn sàng vận chuyển đồ tái chế biến của Mỹ với mức giá thấp nhất.

Steve Wong, một thương gia có trụ sở tại Hồng Kông, là một trong những người trung gian nối kết đồ tái chế biến với những nhà buôn quốc tế. “Có lúc, tôi là một trong những nhà xuất cảng lớn nhất trên thế giới,” theo ông cho hay, trị giá nhiều triệu đô la. Bây giờ, Wong nói rằng, công ty của ông là Fukutomi Recycling có trụ sở tại Hồng Kông, đã ngập nợ.

Khó khăn nhất của Wong là không có nguồn cung cấp. Mỗi tháng hàng ngàn thùng hàng giá trị của nhựa tái chế biến, dùng để xuất cảng, chất đống khắp Hoa Kỳ. Ông không sợ thiếu nhu cầu nhựa. Các nhà máy ở Trung Quốc rất cần thiết để sản xuất thành vô số sản phẩm mới - từ đồ chơi và khung tranh vẽ cho đến vọng lâu trong vườn.

Điều gần như giết chết kinh doanh của ông là sự thật rằng nhiều nước đã làm hỏng kỹ nghệ tái chế biến, sau khi các nhà khai thác vô đạo đức thiết lập cửa hàng, hoạt động với giá rẻ nhất có thể, không quan tâm đến môi trường hoặc cư dân địa phương.

“Trong kỹ nghệ của chúng tôi, nếu bạn làm đúng, bạn cứu môi trường,” ông Wong phát biểu như thế. “Nếu bạn làm sai, bạn hủy diệt môi trường.”

Về lợi nhuận tính tới nay, con số hầu như không thuận lợi việc tái chế biến.

Wong cho biết có thể ông sẽ chi ra 150 đô la để mua một tấn rác nhựa từ nhà máy tái chế biến Hoa Kỳ. Một khi nó được chở ra ngoại quốc, được bán cho một nhà chế biến, chuyển thành viên và rồi chở tới một nhà sản xuất, người bán có thể thách giá tới 800 đô la mỗi tấn.

Tuy nhiên, giá của nhựa nguyên chất tương tự, thường có chất lượng cao hơn, chỉ từ 900 đến 1,000 đô la một tấn.

Wong tin rằng câu trả lời trong tương lai sẽ là việc xử lý vật liệu đặt tại một địa điểm gần hơn với Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao ông đã có kế hoạch chuyến đi đến gặp gỡ với các quan chức chính phủ tại Cộng Hòa Dominica và Haiti, và tại sao, vào một ngày Thứ Tư gần đây, Wong đi qua đi lại thông qua giao thông bị kẹt tại thành phố Monterrey của Mexico, nằm khoảng 150 dặm về phía nam của Laredo, Texas.

Wong, một người đàn ông 61 tuổi mặc quần áo từ đầu đến chân bằng vải khaki giống như một thợ săn, đang làm việc để thành lập một nhà máy tái chế biến nhựa mới cho một nhà đầu tư hy vọng một ngày nào đó sẽ xử lý rác nhựa của Mỹ.

Tại một đại lý - một nhà kho bằng kim loại xếp chồng lên nhau từ sàn đến trần bằng nhựa bao gồm các vỏ bọc lung linh từ các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ - Wong muốn kiểm tra chất lượng của nguồn cung. Ông đổ đầy một bịch bằng những mảnh nhựa đen nhô lên từ những chiếc thùng, sau đó lấy một cái bật lửa và châm lửa. Ông cẩn thận ngửi khói để có cảm giác loại nhựa này là gì.

Wong cho biết ông muốn xây dựng các nhà máy hiện đại hơn với hệ thống cập nhật để loại bỏ các chất thải độc hại vào không khí và nước. Nhưng ông nói rằng ông chắc chắn rằng nhiều đối thủ cạnh tranh ít cẩn thận hơn ông sẽ tiếp tục xuất cảng với giá rẻ. Ông dự đoán rằng ngay cả ở các quốc gia đã cấm nhập cảng nhựa, vật liệu này vẫn tiếp tục được nhập lậu.

Với việc Mỹ đổ rác nhựa tại các quốc gia mà chưa bao giờ thấy với số lượng lớn như vậy, cư dân địa phương đang khóc dở.

Tại Phi Luật Tân, khoảng 120 container vận chuyển mỗi tháng đến Manila và một khu kỹ nghệ trong căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Vịnh Subic. Hồ sơ cho thấy chúng chứa đầy rác nhựa được vận chuyển từ những nơi như Los Angeles, Georgia và Hải Cảng New York-Newark.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhập cảng rác nhựa của Mỹ có thể khiến toàn bộ nghề này gặp rủi ro. Kể từ khi Trung Quốc đóng cửa, lượng nhựa tái chế biến mà Thổ Nhĩ Kỳ lấy từ nước ngoài đã tăng vọt, từ 159,000 đến 439,000 tấn trong 2 năm.

Mỗi ngày, Eser Cağlayan, 33 tuổi, chở chiếc túi thu thập khổng lồ màu trắng của mình qua một khu thương mại đang bùng nổ dọc theo bờ eo biển Bosphorus, săn tìm những kho báu mà mọi người ném ra, cùng với những mảnh vụn nhựa và giấy thông thường. Trong quá khứ, Cağlayan, một cựu chiến binh 20 năm của nghề buôn bán phế liệu, đã có thể nuôi sống gia đình 5 người của mình với số tiền 800 đô la hoặc hơn mà ông kiếm được mỗi tháng. Nhưng năm nay, ông cho biết, thu nhập của ông đã giảm khoảng 1/3 do sự cạnh tranh từ đồ tái chế biến được nhập cảng giá rẻ.

“Tôi muốn nói với người dân tại Mỹ thế này: hãy tái chế biến trong vườn nhà của bạn,” ông phát biểu như thế. “Đừng mang thu nhập đến cho chúng tôi và đặt tất cả hiểm nguy lên người nghèo đói.”

 

Làm sao con người gánh nổi thiệt hại

 

Các hậu quả đối với môi trường và xã hội của xuất cảng nhựa của Mỹ đang gây sốc ngay cả với những người trong ngành. Bob Wenzlau được coi là một trong những người sáng lập của hệ thống tái chế biến lề đường tại Hoa Kỳ, đã giúp khởi động chương trình tại Palo Alto, California, năm 1976.

Việc tái chế biến bên lề đường “đã bắt đầu với chủ tâm thật tốt; Tôi đã từng cảm thấy rất hãnh diện,” theo Wenzlau cho biết. Bây giờ, sau khi hiểu biết về các ảnh hưởng đối với việc xuất cảng toàn quốc ra ngoại quốc, ông cho biết rằng, “trái tim của tôi thật đau, bởi vì hệ thống này đang gây thiệt hại.”

Gần đây Wenzlau cố thuyết phục hội đồng thành phố Palo Alto thông qua điều luật đòi hỏi những nhà tái chế biến của thành phố phải báo cáo về các hậu quả xã hội và môi trường của bất kỳ việc tái chế biến nào đưa tới các quốc gia ngoại quốc.

Ngay cả ở San Francisco, từ lâu đã ca ngợi tỷ lệ phế liệu cao mà nó có thể tái chế biến, người đứng đầu công ty cung cấp xử lý chất thải thành phố đã nói rằng hệ thống này đang thất bại.

“Sự thật đơn giản là, có quá nhiều nhựa – và quá nhiều loại nhựa khác nhau -- được chế tạo; và có quá ít thị trường cuối cùng khả thi cho vật liệu,” theo Michael J Sangiacomo của Recology đã biết bình luận như thế.

Một nghiên cứu được công bố vào mùa xuân năm nay bởi nhóm môi trường Gaia đã ghi nhận về sự tổn thất của con người do xuất cảng nhựa của Mỹ tới các quốc gia nhận chúng.

“Ảnh hưởng của sự chuyên chở rác nhựa thương mại sang các nước Đông Nam Á đã gây kinh ngạc - nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm, mùa màng chết, bệnh hô hấp do tiếp xúc với nhựa cháy và sự gia tăng của tội phạm có tổ chức ở những khu vực khai thác nhiều nhất với lượng nhập cảng tràn ngập,” theo phúc trình cho thấy.

“Những quốc gia này và người dân của họ đang gánh vác các tổn thất kinh tế, xã hội và môi trường của sự ô nhiễm đó, có thể đối với các thế hệ sắp tới.”

Đối với nhiều chuyên gia, điển hình đáng sợ nhất về cách kỹ nghệ tái chế biến ngoài tầm kiểm soát có thể áp đảo một quốc gia là Mã Lai Á. Ngay sau lệnh cấm của Trung Quốc, Mã Lai đã trở thành điểm đến của rác nhựa Mỹ và vẫn đang phải trả giá.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, Hoa Kỳ đã xuất cảng 192,000 tấn khối nhựa phế thải sang Mã Lai để tái chế biến. Một số nhà máy có giấy phép để xử lý phế liệu ngoại quốc. Một số hãng chỉ có giấy phép để buôn bán với phế liệu nhựa Mã Lai nhưng xử lý phế liệu ngoại quốc bí mật. Thường, “việc xử lý” như thế có nghĩa là đốt nhựa bất hợp pháp, với người dân Mã Lai sống gần các nhà máy và bãi đổ rác không có giấy phép phải hít hơi độc.

Và việc nhập cảng bất hợp pháp phế liệu của Mỹ đang tiếp tục.

“Bạn thức giấc giữa đêm bởi vì mùi hôi,” theo Christina Lai, nhà hoạt động tại Sungai Petani của Mã Lai, phát biểu như thế. “Một ngày nào đó vùng đất này sẽ bị rác nhựa xâm chiếm và không còn con người nữa.”

 

Nhân Loại làm gì để giải quyết rác nhựa

 

Trong năm 2019, Mạng Lưới Ngày Trái Đất đã hợp tác với tổ chức Keep America Beautiful and National Cleanup Day để ra mắt Earth Day CleanUp trên toàn quốc Hoa Kỳ. Các buổi làm sạch đã được tổ chức tại tất cả 50 tiểu bang, 5 lãnh thổ Hoa Kỳ, 5,300 địa điểm và hơn 500,000 thiện nguyện viên tham dự, theo Bách Khoa Từ Điển Mở cho hay.

Ngày Trái Đất năm 2020 là kỷ niệm năm thứ 50 Ngày Trái Đất. Các buổi lễ kỷ niệm sẽ gồm những hoạt động như Làm Sạch Toàn Cầu, Khoa Học Dân Sự, Cổ Võ, Giáo Dục và nghệ thuật. Ngày Trái Đất này nhằm giáo dục và phát động hơn 1 tỉ người để tăng cường hỗ trợ cho thế hệ các nhà hoạt động môi trường tương lai, với mục tiêu chính nhắm và rác nhựa.

Ngoài ra, mỗi năm, vào ngày 5 tháng 6 được xem là Ngày Môi Trường Thế Giới để nâng cao ý thức và gia tăng hành động của chính phủ lên vấn đề cấp bách. Trong năm 2018, Ấn Độ đã đứng ra tổ chức Ngày Môi Trường Thế Giới Lần Thứ 43 với chủ đề “Đánh Bại Ô Nhiễm Nhựa,” nhấn mạnh đế việc dùng đồ nhựa một lần.

Bộ Môi Trường, Rừng và Biến Đổi Khí Hậu của Ấn Độ đã mời mọi người chăm sóc trách nhiệm xã hội của họ và kêu gọi họ tiếp nhận những việc làm xanh tốt trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều quốc gia trình bày kế hoạch cấm sử dụng nhựa hoặc giảm mạnh việc sử dụng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Ngày xuân đi chùa, lễ Phật là một phong tục đẹp nhằm nâng cao tâm hồn con người và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ Phật ngày xuân còn để cảm nhận cái Chân-Thiện-Mỹ, khơi dậy tính Thiện, cảm nhận cái đẹp của cảnh xuân, cảnh chùa, hầu trở về bản tính thiện lương của con người. Đạo Phật và chùa chiền khắp thế giới nơi nào cũng có. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thờ Phật, xây đền, chùa thường theo một kiến trúc na ná nhau nhưng dân tộc nào cũng có pha trộn những nét đặc thù riêng". -- Nhà văn/ nhà báo Trịnh Thanh Thủy giới thiệu những ngôi chùa nổi tiếng vòng quanh thế giới. Xin mời độc giả Việt Báo đi theo bước chân phiêu lãng của chị.
Zion National Park, Lâm viên Quốc gia, tọa lạc tại vùng Nam tiểu bang Utah, là một thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Mời bạn đọc theo bước chân của nhà văn/nhà báo Trịnh Thanh Thủy đến thăm miền đất với thiên nhiên hùng vĩ này.
Riêng mùa Tạ Ơn năm nay, anh H. đặc biệt muốn hướng lòng biết ơn của mình đến với một biểu tượng của đức tin. Anh H. đã đến tạ ơn Đức Mẹ Long Beach.
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Chiều Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương chùa Kim Các Tự, ngôi chùa quen thuộc với người học văn ở Sài Gòn thời xa xưa.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
Xứ này có gì đặc biệt ? Chắc là phải có. Có ông vua trẻ, cái tên dài khó đọc và khó nhớ Jigme Khesar Namgyel Wangchuck yêu bà hoàng hậu Jetsun Pema vừa trẻ vừa đẹp, tóc xõa buông dài, tự nhiên và giản dị như một cô sinh viên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.