Hôm nay,  

Lương Thế Huy Tự Ra Ứng Cử Quốc Hội CSVN Gây Chấn Động Khi Công Khai Mình Là Đồng Tính

30/04/202118:19:00(Xem: 6662)

Luong The Huy RFA
Ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội Lương Thế Huy và phần giới thiệu cá nhân. (nguồn: Đài RFA Tiếng Việt)

 

VIỆT NAM – Tại Việt Nam lần đầu tiên có một người tự ra ứng cử vào Quốc Hội CSVN và tự xưng là người đồng tính. Đó chính là ứng cử viên Lương Thế Huy chưa tới 40 tuổi đời và không phải là đảng viên cộng sản, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 4 năm 2021. Bản tin Đài RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Ứng cử viên Lương Thế Huy vừa tạo ra một chấn động (không biết lớn hay nhỏ, nhưng thực sự là chấn động) trong tiến trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Ông là người Sài Gòn, hiện đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội, giữ cương vị lãnh đạo tổ chức phi chính phủ iSEE chuyên về hỗ trợ các cộng đồng thiểu số.

Chấn động là vì Lương Thế Huy công khai mình là người đồng tính nam, và là người tự ứng cử duy nhất HĐND TP Hà Nội đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách ứng cử.

Còn ở cấp đại biểu Quốc hội, trong cả nước, có 9 người tự ứng cử.

Những cái tên còn lại là ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam). Hai người này ở Hà Nội. TP.HCM có bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban nghiên cứu và đào tạo, Hội luật gia Việt Nam) và, ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM). Cần Thơ có 1 người là ông Nguyễn Thiện Thức (Giám đốc điều hành Trung tâm dạy nghề Thành Phúc); Bắc Kạn có 1 người là ông Nguyễn Kim Hùng (Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam); Nam Định có một người là bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam); Sóc Trăng có một người là ông Trần Khắc Tâm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng).

Trừ bốn người là bà Ung Thị Xuân Hương, ông Nguyễn Thiện Thức, ông Nguyễn Kim Hùng, ông Trần Khắc Tâm và bà Khương Thị Mai ít xuất hiện trên truyền thông, những người còn lại đều có lai lịch lẫy lừng trong sự nghiệp của họ và rất quen mặt trên truyền thông. Trong đó có đến 3 người hiện là đại biểu Quốc hội đương nhiệm (ông Cường, ông Trí, ông Nghĩa) và một người là đại biểu Quốc hội của khóa 13, cách đây 2 khóa.

Khả năng trúng cử của Lương Thế Huy ra sao khi được xếp cùng toàn những bậc cha chú cả về tuổi tác lẫn kinh nghiệm chính trường như thế kia?

Đầu tiên, thế mạnh của Lương Thế Huy là “lạ”.

Lạ nhất, dĩ nhiên là điểm công khai bản thân là người đồng tính.

Với tỷ lệ người LGBTQI+ chiếm đến  0,06-0,15% dân số (theo một nghiên cứu của tổ chức CARE)… trong dân số Việt Nam, có thể nói  trong bất cứ tổ chức lớn nào đều có mặt người LGBTQI+. Nhưng đó là LGBTQI+ ngầm, những người hoàn toàn không công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới, hoặc chỉ công khai với một số người rất hạn chế. Do vậy, sự có mặt của họ trong các tổ chức dân cử không mang ý nghĩa là tiếng nói bảo vệ quyền lợi của một cộng đồng thiểu số.

Việt Nam có thể được xem là một trong những nước có sự tiến bộ về nhận thức xã hội rất mau chóng đối với LGBT. So với cách đây một thập niên, xã hội đã hiểu biết, cởi mở và chấp nhận các cộng đồng thiểu số này hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có những quyền con người cơ bản của người LGBT vẫn chưa được công nhận như quyền kết hôn đồng giới và quyền được luật pháp công nhận là người chuyển giới.

Chỉ khi được bảo hộ bằng nền tảng pháp luật thì người LGBT mới được bình đẳng hơn nữa về cơ hội học hành, việc làm, kết hôn, có con cái và thừa kế tài sản..v.v, giảm bớt sự kỳ thị.

Một đại biểu dân cử khẳng định một trong những kế hoạch hành động xuyên suốt của mình sẽ là trung gian tốt nhất để giúp phe kỳ thị và phe bị kỳ thị ngày càng hiểu rõ nhau hơn, qua đó thúc đẩy việc ra đời của các bộ luật kể trên, hay các bộ luật tương tự để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.

Điểm mạnh thứ hai của Lương Thế Huy gồm một loạt các yếu tố khác: trẻ, ngoài Đảng, trên đại học, làm việc ở ngoài cả khối nhà nước lẫn doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

“Trẻ” (dưới 40 tuổi) và “ngoài Đảng” là hai yếu tố để xác định tỷ lệ đại biểu trong các tổ chức dân cử . Các yếu tố cơ cấu đáng kể còn lại là phụ nữ/ khối dân doanh/dân tộc thiểu số…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều nhà bất đồng chính kiến đang bị tù tại Việt Nam đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi, bất công đối với người tù mà trong số đó có tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân Nguyễn Thái Bình, Lê Đức Động, Phan Công Hải và Hoàng Bình, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 22 tháng 7 năm 2021.
Trước thảm cảnh đói thiếu thê thảm và tâm trạng đầy âu lo vì đại dịch, đồng bào Sài-gòn, cũng như một số tỉnh khác chắc chắn phải chịu khổ nạn trong nhiều ngày tháng sắp tới. Do vậy, Tổng vụ Từ Thiện Xã Hội xin thiết tha kêu gọi sự đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong cũng như ngoài nước, để cấp thời cung ứng lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm đến tận tay từng gia đình trong vòng khốn khó.
Nhạc sĩ Nam Lộc đã lên tiếng về việc một trung tâm gọi là 'bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tại VN' lại tự nhận là chủ quyền của nhạc phẩm "Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt" do ông sáng tác và nhạc phẩm "Mùa Thu Lá Bay" do ông soạn lời Việt tại hải ngoại.
Cùng một ngày, 20 tháng 7 năm 2021, có 2 Facebookers là Trần Hoàng Minh tại Hà Nội và Nguyễn Văn Lâm tại Nghệ An đã bị tòa án CSVN kết tội 5 năm và 9 năm tù chỉ vì đăng các bài viết bị cho là “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 20 tháng 7 năm 2021.
Chỉ trong một ngày, 18 tháng 7, có tới gần 6,000 người bị truyền nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vì vậy chính quyền CSVN đã yêu cầu khoảng 1/3 tổng dân số phải thực hiện biện pháp phong tỏa, ở trong nhà và ra ngoài khi có lý do khẩn cấp, theo bản tin hôm 19 tháng 7 năm 2021 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai.
Tình hình đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam đang ngày càng ảm đảm mà chưa thấy ngõ thoát ra khỏi khủng hoảng, trong khi người dân tại các khu bị phong tỏa khốn đốn mọi điều trong sinh hoạt hàng ngày thì số lượng người bị truyền nhiễm và chết từ Covid-19 chưa thấy dấu hiệu giảm sút, cụ thể riêng Sài Gòn trong vòng 24 giời tính tới tối ngày 18 tháng 7 đã có 4,692 người bị dịch bệnh là cao nhất nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 18 tháng 7 năm 2021.
Ngoài 2 triệu liều thuốc chích ngừa Covid-19 đã gửi tặng, Hoa Kỳ cũng đã quyết định cho thêm 3 triệu liều thuốc chích ngừa khác nâng tổng số thuốc chích ngừa mà Mỹ đã và sẽ tặng cho Việt Nam lên tới 5 triệu liều, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Bảy, 17 tháng 7 năm 2021.
Chính quyền CSVN đã bỏ tù một người đàn ông 18 tháng hôm Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021 vì vi phạm luật cách ly nghiêm ngặt, lây lan vi khuẩn cho nhiều người khác và gây thiệt hại tài chánh cho chính quyền, theo truyền thông nhà nước tường thuật qua trích thuật của Reuters hôm Thứ Sáu. Đào Duy Tùng, 30 tuổi, đã bị kết án về tội “lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” tại một phiên tòa một ngày ở Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hải Dương phía bắc VN, theo báo Vietnam News (VNA) tường thuật.
Tình trạng đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút trong khi số người bị lây nhiễm và tử vong từ Covid-19 tại Sài Gòn và nhiều tỉnh trên toàn quốc vẫn tiếp tục gia tăng mà tính tới Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021, đã có tổng cộng 225 người chết và hơn 44,000 trường hợp bị dính vi khuẩn, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 16 tháng 7.
Tính đến ngày 15 tháng 7 năm 2021, có tới 207 người thiệt mạng từ Covid-19 trên cả nước Việt Nam, riêng tại Sài Gòn là nơi dịch bệnh lan tràn nhiều nhất đã có 140 người chết, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.