Hôm nay,  

Lương Thế Huy Tự Ra Ứng Cử Quốc Hội CSVN Gây Chấn Động Khi Công Khai Mình Là Đồng Tính

30/04/202118:19:00(Xem: 6641)

Luong The Huy RFA
Ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội Lương Thế Huy và phần giới thiệu cá nhân. (nguồn: Đài RFA Tiếng Việt)

 

VIỆT NAM – Tại Việt Nam lần đầu tiên có một người tự ra ứng cử vào Quốc Hội CSVN và tự xưng là người đồng tính. Đó chính là ứng cử viên Lương Thế Huy chưa tới 40 tuổi đời và không phải là đảng viên cộng sản, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 4 năm 2021. Bản tin Đài RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Ứng cử viên Lương Thế Huy vừa tạo ra một chấn động (không biết lớn hay nhỏ, nhưng thực sự là chấn động) trong tiến trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Ông là người Sài Gòn, hiện đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội, giữ cương vị lãnh đạo tổ chức phi chính phủ iSEE chuyên về hỗ trợ các cộng đồng thiểu số.

Chấn động là vì Lương Thế Huy công khai mình là người đồng tính nam, và là người tự ứng cử duy nhất HĐND TP Hà Nội đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách ứng cử.

Còn ở cấp đại biểu Quốc hội, trong cả nước, có 9 người tự ứng cử.

Những cái tên còn lại là ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam). Hai người này ở Hà Nội. TP.HCM có bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban nghiên cứu và đào tạo, Hội luật gia Việt Nam) và, ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM). Cần Thơ có 1 người là ông Nguyễn Thiện Thức (Giám đốc điều hành Trung tâm dạy nghề Thành Phúc); Bắc Kạn có 1 người là ông Nguyễn Kim Hùng (Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam); Nam Định có một người là bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam); Sóc Trăng có một người là ông Trần Khắc Tâm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng).

Trừ bốn người là bà Ung Thị Xuân Hương, ông Nguyễn Thiện Thức, ông Nguyễn Kim Hùng, ông Trần Khắc Tâm và bà Khương Thị Mai ít xuất hiện trên truyền thông, những người còn lại đều có lai lịch lẫy lừng trong sự nghiệp của họ và rất quen mặt trên truyền thông. Trong đó có đến 3 người hiện là đại biểu Quốc hội đương nhiệm (ông Cường, ông Trí, ông Nghĩa) và một người là đại biểu Quốc hội của khóa 13, cách đây 2 khóa.

Khả năng trúng cử của Lương Thế Huy ra sao khi được xếp cùng toàn những bậc cha chú cả về tuổi tác lẫn kinh nghiệm chính trường như thế kia?

Đầu tiên, thế mạnh của Lương Thế Huy là “lạ”.

Lạ nhất, dĩ nhiên là điểm công khai bản thân là người đồng tính.

Với tỷ lệ người LGBTQI+ chiếm đến  0,06-0,15% dân số (theo một nghiên cứu của tổ chức CARE)… trong dân số Việt Nam, có thể nói  trong bất cứ tổ chức lớn nào đều có mặt người LGBTQI+. Nhưng đó là LGBTQI+ ngầm, những người hoàn toàn không công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới, hoặc chỉ công khai với một số người rất hạn chế. Do vậy, sự có mặt của họ trong các tổ chức dân cử không mang ý nghĩa là tiếng nói bảo vệ quyền lợi của một cộng đồng thiểu số.

Việt Nam có thể được xem là một trong những nước có sự tiến bộ về nhận thức xã hội rất mau chóng đối với LGBT. So với cách đây một thập niên, xã hội đã hiểu biết, cởi mở và chấp nhận các cộng đồng thiểu số này hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có những quyền con người cơ bản của người LGBT vẫn chưa được công nhận như quyền kết hôn đồng giới và quyền được luật pháp công nhận là người chuyển giới.

Chỉ khi được bảo hộ bằng nền tảng pháp luật thì người LGBT mới được bình đẳng hơn nữa về cơ hội học hành, việc làm, kết hôn, có con cái và thừa kế tài sản..v.v, giảm bớt sự kỳ thị.

Một đại biểu dân cử khẳng định một trong những kế hoạch hành động xuyên suốt của mình sẽ là trung gian tốt nhất để giúp phe kỳ thị và phe bị kỳ thị ngày càng hiểu rõ nhau hơn, qua đó thúc đẩy việc ra đời của các bộ luật kể trên, hay các bộ luật tương tự để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.

Điểm mạnh thứ hai của Lương Thế Huy gồm một loạt các yếu tố khác: trẻ, ngoài Đảng, trên đại học, làm việc ở ngoài cả khối nhà nước lẫn doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

“Trẻ” (dưới 40 tuổi) và “ngoài Đảng” là hai yếu tố để xác định tỷ lệ đại biểu trong các tổ chức dân cử . Các yếu tố cơ cấu đáng kể còn lại là phụ nữ/ khối dân doanh/dân tộc thiểu số…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Tư cho biết tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2021, Việt Nam đã có tổng cộng 37,434 người bị nhiễm Covid-19, trong đó 2,934 trường hợp ghi nhận trong ngày, nhiều nhất là ở Sài Gòn. Tổng số người chết từ Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 135 người.
“Chúng ta có những mối quan tâm rất nghiêm trọng,” theo Knapper nói. “Chỉ khi nào chúng ta nhìn thấy tiến trình có ý nghĩa về nhân quyền có thể sự hợp tác mới đạt tới tiềm năng trọn vẹn nhất của nó.” Knapper đã nêu ra những hạn chế của Hà Nội đối với tự do internet và đề cập tới “chiều hướng đáng lo ngại về sự sách nhiễu, bắt giữ tùy tiện trái pháp luật, các kết án bất công, và những bản án nghiêm khắc đối với các nhà báo và các nhà hoạt động.”
Facebook đã xóa một số trương mục và nhóm có liên quan đến lực lượng dư luận viên của chính quyền CSVN dùng để quấy rối mạng và bảo vệ thành trì của đảng CSVN qua phương tiện truyền thông xã hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 9 tháng 7 năm 2021 tường trình.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) liệt Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách 37 lãnh đạo quốc gia là kẻ thù của tự do báo chí, hay nói một cách nôm na là tay sát thủ của báo chí, và kêu gọi chính quyền CSVN lập tức trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng đã bị bắt tuần trước, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Ba, 6 tháng 7 năm 2021.
Lại có thêm một thành viên thứ 5 của Báo Sạch tại Việt Nam là Ông Lê Thế Thắng bị công an Cần Thơ quản chế và khởi tố chỉ vì tội thực hiện quyền tự do ngôn luận phổ biến các thông tin nhạy cảm đối với chính quyền toàn trị, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 6 tháng 7 năm 2021.
Tuần qua, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã tới thăm và giúp 200 trẻ mồ côi tại hai Mái ấm Cô nhi Thiện Tâm và Đức Huệ tại Hàm Tân. Hàm Tân là một huyện ven biển và nằm ở cực nam của tỉnh Bình Thuận (trước năm 1975 Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Tuy). Hàm Tân – cách Sài Gòn khoảng 135 km và cách thành phố Phan Thiết khoảng 45 km – là một huyện nghèo, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển.
Facebooker và cũng là nhà báo Mai Phan Lợi, từng là phó tổng thư ký Báo Pháp Luật TPHCM và đã bị tịch thu thẻ nhà báo vào năm 2016 vì mở cuộc thăm dò vụ máy bay CASA 212 của quân đội CSVN mất tích, đã bị bắt và bị khởi tố về tội “trốn thuế” vào ngày 2 tháng 7, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Sổ hộ khẩu là một chính sách của chính quyền CSVN để kiểm soát sự ăn ở đi lại và hoạt động của từng người dân dưới chế độ độc tài toàn trị trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, nay được chính thức bãi bỏ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 6 năm 2021.
Sau một tháng lẩn trốn vì bị truy nã, nhà báo độc lập Lê Văn Dũng cũng được gọi là Lê Dũng Vova đã bị công an Hà Nội bắt vào sáng ngày 30 tháng 6 năm 2021, với tội danh “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Những kẻ lừa đảo thường biết lợi dụng lòng ham muốn có tiền nhanh qua cách đầu tư chứng khoán nên rất dễ bị họ lường gạt, mà trường hợp cụ thể và mới nhất là hàng ngàn người tại Việt Nam bị lừa gạt bởi các sàn giao dịch giả, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 28 tháng 6 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.