Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Thời Sự Nước Úc Mở Lại Vụ Án John Newman! - Four Corners ABC (tiếp theo... và hết)

28/04/200800:00:00(Xem: 3084)

Tối Thứ Hai 7/04/08, chương trình Four Corners của đài ABC đã mở lại hồ sơ vụ án John Newman, đưa ra một số bằng chứng mới chưa từng được trưng ra trước tòa trong suốt ba phiên xử của vụ án. Chương trình cũng đã nêu lên nhiều nghi vấn quanh việc ông Ngô Cảnh Phương bị kết án tù chung thân, và cho rằng công lý đã không được thi hành đúng đắn trong vụ án được mệnh danh là "ám sát chính trị đầu tiên trong lịch sử Úc Đại Lợi". Cùng bị truy tố với ông Phương là hai ông Quang Đào và David Đinh. Ông Quang Đào bị cáo buộc là kẻ đã lái xe chở hung thủ đào tẩu và ông David Đinh bị cáo buộc là hung thủ đã bắn ông Newman. Hai ông Quang và David đều được tuyên bố vô tội trong phiên xử cuối cùng của vụ án, nhưng ông Phương thì lãnh án tù chung thân về tội "chủ mưu vụ ám sát", cho dù chính tay ai đã bóp cò súng bắn chết ông Newman thì đến nay vẫn không ai hay biết. Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi phần cuối, bài viết tóm lược chương trình “Four Corners” với tựa đề “The Newman Case”.

*

(Tiếp theo... và hết)

Khi được nữ ký giả Debbie Whitmont hỏi ông bằng cách nào mà người ta có thể hòa hợp được hai điều về khẩu súng vớt được từ lòng sông Georges: thứ nhất là nó đã ở dưới sông trong một khoảng thời gian dài hơn thời gian mà nó được nghĩ đã ở trong sông, và thứ nhì là việc tìm được nó quả thật là một sự may mắn khác thường, thì TS MacLeod trả lời: “Chỉ có một cách duy nhất mà hai bằng chứng này có thể hợp lý (stack up together) là có ai đó biết chắc chắn về nơi khẩu súng được đặt (deposited) dưới sông và khẩu súng ấy phải bị rỉ sét trước đó. Nó có thể bị rỉ sét một cách tự nhiên hoặc không tự nhiên (naturally or artificially). Thế nhưng mức độ rỉ sét quả thật không phù hợp với những kinh nghiệm về rỉ sét mà tôi đã trải qua trong suốt 30 năm qua".
Ông Phương phủ nhận lời cáo buộc ông đã đi đến gần con sông ấy. Ông cho biết rằng sau 9g30, giờ mà án mạng xảy ra, ông mang một bản thông cáo báo chí đến cho một tờ báo Việt Ngữ. Thế nhưng, trong phiên tòa xét xử ông thì hồ sơ điện thoại Telstra về những cú điện thoại được gọi từ xe của ông đã khiến câu chuyện của ông có vẻ khó tin. Trạng sư Công tố viên Mark Tedeschi nói: “Trong vụ này, ngay sau khi John Newman bị bắn thì sự di chuyển của điện thoại của Ngô Cảnh Phương có thể được dò thấy đi theo đường Newbridge, rồi đường Heathcote hướng về khu Voyager Point”.
Khoảng 20 phút sau khi án mạng xảy ra thì một trong những cú điện thoại của ông Phương được một tháp ăng-ten điện thoại, vốn được thiết kế để nhận sóng từ một cung 60 độ, bao gồm luôn khúc sông. Thế nhưng ông Phương cho biết rằng ông chỉ có thể gọi cú điện thoại này ở phía bên kia của tháp ăng-ten, gần với tòa soạn của tờ báo Việt ngữ.
Người ta cho rằng ông Phương nói dối bởi vì khu vực ấy nằm trong một cánh cung khác, vốn phải được một ăng-ten khác phủ sóng.
Giáo sư Reg Coutts, giáo sư danh dự (Emeritus Professor) ngành Viễn Thông thuộc đại học Adelaide gần đây đã nghiên cứu bằng chứng về điện thoại được trình trước tòa trong phiên xử của ông Phương. Giáo sư cho biết việc truy dò điện thoại có thể có kết quả cao trong phim ảnh, nhưng thực tế thì nó có thể dẫn đến nhiều sai lầm (misleading). Giáo sư Coutts nói: “Tôi đã phải bỏ ra nhiều thời giờ cho vụ án này hơn tôi tưởng bởi vì tôi cảm thấy rất lo ngại khi người ta đặt để quá nhiều vào một sự quá nhỏ nhoi (too much is made of too little), (tôi e ngại rằng) cách thức mà bằng chứng đã được trình bày và không hề bị đối chất, cật vấn, có thể dẫn đến sự sai lầm.”
Giáo sư Coutts cho biết rằng gần căn cứ của mỗi tháp có một khoảng xám nơi mà các cú điện thoại có thể được nhận bởi nhiều hơn là một ăng-ten. Quan trọng hơn nữa, ông đã hoạch định được thật chi tiết phần xám của cái tháp ăng-ten quan trọng ấy và những khu vực nào có thể được cả hai ăng-ten nêu trên phủ sóng. Một trong những khu vực ấy chính là con đường mà ông Phương nói là ông có mặt trong đêm ấy.
Sau đây là phần đối thoại giữa nữ ký giả Debbie Whitmont (DW) và giáo sư Reg Coutts (RC).
DW: Chiếu theo sự thử nghiệm của ông thì điện thoại từ một vài đoạn của đường Nuwarra có thể được nhận bởi cung ăng-ten vốn sẽ nhận điện thoại trên đường đến Voyager Point, phải không"
RC: Đúng vậy.
DW: Nếu vậy thì ông Phương có thể ở đâu"
RC: Ông Phương có thể ở trên đường Nuwarra nơi ông khai rằng ông đã ở đấy.
Theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì vụ án này còn thêm một khúc quanh khác nữa. Năm 2001 bà Marion Lê bị truy tố chiếu theo đạo luật Listening Device Act (LND: đạo luật  về những chuyện đặt máy nghe lén, quay phim lén.v.v.) sau khi một người bạn giúp bà đặt máy quay phim trong xe bà để bí mật quay phim. Sau đó, bà đã được tha bổng (acquitted) và Tòa Kháng Án đã tuyên phán rằng bà có “quyền lợi hợp pháp” (lawful interest) trong việc thâu phim để tự bảo vệ (making the tapes for protection).
Người đàn ông trong đoạn phim ấy là ông Albert Ranse, một cựu nghị viên HĐTP Fairfield. Những cuộn băng này đã được trình tòa làm bằng chứng trong vụ xét xử bà Marion. Bà Marion trình với tòa rằng bà thâu băng vì trong một lần trước đó, ông Ranse đã nói với bà rằng chính ông ta đã giết John Newman.
Sau đây là phần trích dẫn từ cuộn băng được thâu trong xe bà Marion, giữa bà (ML) và ông Albert Ranse (AR).
ML: Anh muốn tôi phải làm gì bây giờ" Anh nói với tôi rằng anh bắn John Newman, rồi anh bảo tôi phải giải quyết chuyện này (you ask me to solve it).
AR: Tôi không nói thế. Tôi nói rằng nếu không có chị thì anh ấy sẽ chìm nghỉm (he’ll go under) và tôi thực sự tin như thế.
ML: Như vậy thì chúng ta sẽ làm gì"
Theo nữ ký giả Debie Whitmont thì trước tòa ông Albert Ranse vẫn từ chối việc ông đã giết John Newman. Và ông cũng từng từ chối trước tòa, đến bây giờ vẫn từ chối, rằng ông không hề thú nhận bất cứ chuyện gì với bà Marion (Albert Ranse denied in court and still denies that he murdered Newman. And he denied in court and still denies making any kind of confession to Marion Le).
Nữ ký giả Debbie Whitmont (DW) phỏng vấn ông albert Ranse (AR) như sau.
DW: Bà Marion có lần nói rằng ông có dính líu đến vụ giết hại John Newman. Điều đó có không"
AR: À. Không. Tuyệt đối không.
DW: Ông biết tôi đang nhắc đến chuyện gì chứ"
AR: Ừ, tôi biết bà đang nhắc đến chuyện gì, nhưng tuyệt đối là không. Không.
DW: Ông có bao giờ nói với bà ấy rằng ông đã làm (chuyện giết John Newman) không"
AR: Không. Tôi không bao giờ. Không.
DW: Và ông có thể khẳng định chắc chắn rằng ông không có can dự gì đến chuyện đó cả"
AR: Ừ, chắc chắn. Tuyệt đối.
DW: Ông không bao giờ có mặt tại đó trong đêm ấy"
AR: Không. Không. Tuyệt đối không. Tất cả những chuyện đó đã được đi qua, tất cả mọi bằng chứng đã được đi qua và kiểm nghiệm bởi  cảnh sát rồi.
DW: Thế thì đêm ấy ông ở đâu"


AR: Ở nhà tôi, tôi nghĩ, tôi ngủ say. Tôi vừa xong một ca làm việc. Tôi.... lâu quá rồi, tôi chỉ nhớ mang máng thôi. Tôi nghĩ tôi vừa xong ca làm, uống vài ly bia và nằm ngủ trên ghế dài phòng khách, thực tình mà nói.
Theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì những cuộn băng bí mật nói trên không hề được trưng dẫn trong những phiên tòa của vụ án John Newman.
Sau đây là trích đoạn của những cuộn băng giữa bà Marion (ML) và ông Albert Ranse (AR).
ML: Anh đã làm gì"
AR: Tôi nhớ rằng tôi không về nhà đêm ấy. Tôi có về nhà sau đó.
ML: Thế là anh bắn ông ta rồi sau đó anh về nhà" Anh đi đâu sau khi anh bắn ông ta"
AR: Không, không, tôi đã say xỉn. Tôi  đã bảo chị là tôi đi....
ML: Tôi tưởng anh về nhà.
AR: Về, nhưng thật lâu sau đó.
ML: Anh có thấy cái xe màu xanh không"
AR: Không
ML: Không có xe màu xanh"
AR: Không.
ML: Chỉ có một xe thôi"
AR: Chỉ có một xe thôi.
ML: Xe của ai" Xe của anh"
AR: Xe của tôi. Cái xe mà tôi đã đốt.
ML: Được rồi. Anh đã đốt xe anh"
AR: Ừm.
ML: Cho tôi biết giờ, tôi chỉ muốn biết giờ giấc.
AR: Tôi không nhớ được. Tôi xỉn lắm, tôi xỉn (I was right out of it, I was). Tôi không nhớ.
Nữ ký giả Debbie Whitmont cho biết ông Albert Ranse đã được chương trình Four Corners phỏng vấn vào năm 1994, vài ngày sau vụ án mạng. Ông không bao giờ che đậy sự thật là ông không ưa John Newman.
Trong đoạn phỏng vấn năm 1994, ông Albert Ranse nói: John có rất nhiều kẻ thù trên chính trường và rất nhiều kẻ thù trong xã hội bởi vì John là một thứ chính trị gia rất là kiêu căng.
Khi được nữ ký giả Debbie Whitmont nhắc đến việc ông Albert Ranse cho rằng cố dân biểu John  Newman đã can thiệp vào trường hợp của con trai ông thì Albert Ranse thừa nhận chuyện này, và kể lại: “Đấy là vụ mà con trai tôi đã phạm tội và người ta lại tái thẩm tội trạng ấy và nâng cấp tội ấy thành những kẻ phạm tội trầm trọng (serious offenders) và dùng con tôi như trường hợp thử nghiệm cho một cái gì đó chiếu theo luật Serious Offenders Act, và tôi nghĩ rằng John có can thiệp. Cảnh sát có nói với tôi rằng chuyện không phải như thế, nhưng tôi thấy rất là khó tin, bởi vì tôi biết cách mà John thường gọi điện thoại cho các bộ trưởng. Ông ta là một týp người rất hung hãn (aggressive sort of person). Tôi tin rằng nêu ông ta yêu cầu ai đó làm một việc gì trong quốc hội thì tôi nghĩ rằng người ta sẽ làm việc ấy, bà hiểu chứ".
Sau đây là một trích đoạn khác của cuộc phỏng phấn giữa Debbie Whitmont (DW) và Albert Ranse (AR).
DW: Ông tức tối giận dữ với ông ta lắm" (You were pretty angry with him")
AR: Giận dữ với ông ta" Ồ, tôi giận ông ta nhiều lắm... nhưng không đủ để bắn ông ta. (Ông Albert cười khan). Tôi nghĩ rằng John khiêu khích, khơi dậy nhiều thứ từ người ta và nếu Phương không giết thì người nào khác cuối cùng cũng sẽ giết thôi. (if it hadn’t have been Phuong, it would have been somebody else at the end of the day). Phương đã làm nhiều điều tốt cho xã hội, vì thế, tôi không nghĩ rằng ông ấy đáng bị giam cầm. Tôi thật sự không nghĩ vậy.
Trong phiên tòa thứ nhì của ông Phương thì cảnh sát khai ằng họ đã thẩm vấn ông Albert Ranse hai lần và sau đó, gạt ông ra khỏi danh sách nghi phạm. Trong cả hai cuộc phỏng vấn này ông Ranse nói rằng rong đêm xảy ra án mạng, ông đi chơi (he’d been out). Thế nhưng, sau đó, trong phiên tòa xét xử bà Marion Lê thì lại lòi ra một cuộc thẩm vấn thứ ba, không đồng nhất với hai cuộc thẩm vấn kia. Theo nữ ký giả Debie Whitmont thì trong cuộc thẩm vấn thư ba này, ông Ranse khai với canh sát rằng ông đi uống bia ở một câu lạc bộ, về nhà thật sớm, rồi ngủ gục trên ghế dài ở phòng khách. Trong phiên tòa xử ông Phương, cảnh sát đã không trình tòa cuộc thẩm vấn không đồng nhất này và cũng không trao (biên bản của) nó cho luật sư của ông Phương. Đến khi nó lòi ra thì ông Phương đã bị kết tội.
Ông Peter Jackson, luật sư hiện nay của ông Phương nói: “Có thể sự khác biệt rõ rệt trong lời khai thứ ba này có thể khiến họ hỏi thêm nhiều câu hỏi đối chất khác hoặc sẽ điều tra những nhân chứng khác, và những tin tức, tài liệu phụ thêm đó có thể tạo nên sự khác biệt trong tâm trí của bồi thẩm đoàn".
Theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì cả ba cuộc thẩm vấn ông Albert Ranse đều do đương kim Phó Tổng Tư Lệnh  cảnh sát New South Wales là Nick Kaldas điều khiển. Thế nhưng, trong phiên tòa xét xử vụ John Newman, ông phó tổng tư lệnh lại nói rằng ông chỉ thẩm vấn ông Ranse có hai lần mà thôi!
Cũng theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì lực lượng cảnh sát NSW đã từ chối không để chương trình Four Corners phỏng vấn và Phó TTL Nick Kaldas cho biết ông không thể trả lời kịp những câu hỏi mà chương trình Four Corners đặc biệt nêu lên về ông Albert Ranse, trước khi chương trình được trình chiếu. Ông phó TTL cho biết Lực lượng cảnh sát NSW “hoàn toàn không nghi ngờ gì cả là bồi thẩm đoàn đã đi đến phán quyết chính xác về sự có tội của Phương Ngô” (“no doubt whatsoever that the jury reached a correct verdict of guilt against Phuong ... Ngo”).
Vào năm 2003 ông Phương bị chuyển về nhà tù trọng cấm Supermax ở Goulburn, nơi giam giữ những tay tội phạm tối nguy hiểm.
Tháng 3/08 vừa qua là đúng 10 năm mà ông Phương bị giam cầm. Theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì có rất nhiều sự quan ngại rằng vì chương trình Four Corners mà ông Phương, vốn đã bị biệt giam (solitary confinement), sẽ bị đối xử khắt khe hơn nữa. Thế nhưng, cũng theo nữ ký giả Debbie Whitmont thì khi ông Phương được hỏi rằng ông có muốn chương trình này được trình chiếu hay không thì ông nói: ”Họ còn có thể làm gì tôi nữa ngoài việc giết tôi" Mà ở nơi này thì tôi coi như đã chết rồi”.
Giáo sư Don Greig nói: “Tôi muốn nói rằng toàn bộ guồng máy đều dự phần vào việc phô bày Phương quả thật là tên gian ác đáng ghê tởm nhất và đáng bị giam giữ vĩnh viễn. Vì thế, ai sẽ thú nhận rằng toàn bộ sự việc quả thật hoàn toàn bất công"” (I mean the whole system is involved in showing Ngo is the most discreditable villain and should be kept in prison for ever and a day. So who’s going to make this admission that the whole thing is totally unjust")
Bà Marion nói: “Tôi không tin rằng công lý đã được thực thi. Nó không được thực thi đối với ông John Newman. Nó không được thực thi cho gia đình cuả ông John Newman. Nó không được thực thi cho xã hội Úc. Nó không được thực thi hành cho cộng đồng Việt Nam. Nó không được thực thi cho ông Quang Đào và David Đinh. Và nó không được thực thi cho ông Phương  Ngô”.
Cuối cùng, nữ ký giả Debbie Whitmont kết thúc chương trình với lời kết luận: "14 năm sau vụ ám sát John Newman, bí mật vẫn tồn tại về việc ai là kẻ đã bắn ông ta. Thế nhưng, rõ ràng có rất nhiều câu hỏi quan trọng về những bằng chứng cho rằng ông Phương Ngô là kẻ chủ mưu trong vụ sát hại John Newman”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.