Hôm nay,  

Sài Gòn: Đặt 10,000 Camera Theo Dõi Dân?

8/30/201900:00:00(View: 1671)

Chính quyền CSVN tại thành phố Sài Gòn đang dự định đặt khoảng 10,000 máy thu hình trên khắp thành phố để theo dõi hoạt động hàng ngày của người dân, làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại chính quyền sẽ lợi dụng việc này để kiểm soát người dân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 8.

Bản tin RFA viết như sau.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa trình đề án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung”. Theo đó, từ nay đến năm 2025 sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.

Theo Sở TT&TT, mạng lưới camera có mục đích giám sát, nhận diện biển số phương tiện giao thông, nhận diện khuôn mặt, theo dõi triều cường, tình trạng ngập úng…

Bên cạnh đó, hệ thống camera này còn có khả năng phân tích hình ảnh, nhận diện và tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. Vì vậy, nó sẽ hỗ trợ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lí các tình huống như chống bạo động và các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bình luận về dự án này, Đinh Thuỵ An là một thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc, cho rằng:

“Tôi nghĩ với số lượng 10.000 camera được lắp đặt trên toàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ để đọc được hình ảnh của người dân. Bởi vì theo kết quả thực tiễn, các hình ảnh lấy ra từ camera có chất lượng rất thấp. Nếu muốn nhận diện được thì camera đó phải cực kỳ tốt, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ rất cao.

Nhưng nếu như phải đầu tư với một số tiền rất lớn cho hệ thống camera đó thì cũng phải nên coi lại kỹ hơn bởi vì số tiền đó chắc chắn sẽ từ tiền thuế của người dân mà ra.”

....

 

Cũng theo luật gia Phạm Lê Vương Các, dự án lắp đặt hệ thống camera có thể nhận diện khuôn mặt được chính quyền TP.HCM thực hiện theo mô hình giám sát công dân của Trung Quốc:

“Việc quản lý xã hội bằng cách lắp đặt hệ thống camera thì trước đây Trung Quốc đã áp dụng rồi. Bây giờ Việt Nam cũng chỉ là bắt chước theo cách thức quản lý xã hội của Trung Quốc và TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế để thí điểm mô hình này.

Việc giám sát này chỉ thấy ở những quốc gia độc tài chẳng hạn như Trung Quốc. Từ việc  muốn nhận diện khuôn mặt mỗi khi ra đường thì chính quyền đang gia tăng quản lý chặt chẽ người dân từ trong nhà ra tới ngoài đường. Ở trong nhà thì có những chính sách như hộ khẩu, phải đăng ký lưu trú cho tới khi ra đường thì sẽ bị nhận diện qua hệ thống camera nhận diện gương mặt.”

.....

 

Từ mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nói chung hay là chính quyền TP.HCM nói riêng hiện nay đang lợi dụng dự án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung” để tăng cường theo dõi, giám sát mọi hành vi của công dân, ông Trường Sơn và luật gia Phạm Lê Vương Các đã chỉ ra các hệ luỵ mà người dân có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục việc lắp đặt hàng loạt camera có chức năng tự động nhận diện khuôn mặt và hành vi:

Thứ nhất, người dân dễ dàng bị giải tán, đàn áp khi tham gia các hoạt động biểu tình hay thực hành quyền tự do hội họp của công dân. Ông Trường Sơn nói tiếp:

“Rõ ràng đây là một nguy cơ hiện hữu. Thông qua những bài báo trong nước thì chính quyền TP.HCM đang thể hiện rất rõ mục đích của họ khi mà lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đó là phát hiện những công dân tham gia các hoạt động tụ tập đông người, mà có thể hiểu là người ta đang thực hành quyền biểu đạt cũng như tự do hội họp của họ.

Chính quyền muốn phát hiện những người tham gia các hoạt động đó và trừng phạt họ thì rõ ràng, đối với Ân xá Quốc tế đây là công cụ để giúp chính quyền thực hiện đàn áp quyền tự do biểu đạt của người dân, và nó rất là đáng lo ngại.”

Thứ hai, khi người dân bị theo dõi, giám sát quá mức sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân. Luật gia Phạm Lê Vương Các nhận định:

“Việc lắp đặt camera này với các chức năng phòng chống tội phạm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy rõ một điều rằng có dấu hiệu mang tính chất không đảm bảo được quyền riêng tư của công dân trong xã hội.

Chính sách quản lý người dân sẽ làm cho xã hội thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự hồn nhiên của người dân khi ra đường, làm mất bớt đi sự tự do quyền riêng tư vốn có.”

Thứ ba, chính phủ sẽ nhận diện, thu thập các hành vi cá nhân của người dân rồi thực hiện việc “xếp hạng công dân” hệt như những gì Trung Quốc đang thực hiện với người dân của mình, theo ông Trường Sơn:

“Chính quyền Trung Quốc đã triển khai hệ thống tính điểm cho công dân của mình. Tức là bất cứ việc làm nào của công dân ở nơi công cộng đều bị hệ thống camera phát hiện và danh tính của họ cũng bị lộ diện.

Hình minh họa. Một người khách chụp hình hệ thống an ninh nhận dạng khuôn mặt ở triển lãm quốc tế về an toàn và an ninh ở Bắc Kinh hôm 24/10/2018.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính quyền CSVN đã lạm dụng quá đáng Điều 117 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015 để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, mà trường hợp mới nhất là việc bà Nguyễn Thúy Hạnh đã bị công an Hà Nội bắt giam vào tối ngày 7 tháng 4 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư.
Quốc Hội Việt Nam hôm Thứ Hai, 5 tháng 4 năm 2021, đã bỏ phiếu bầu Phạm Minh Chính, thành viên của đảng Cộng Sản với quá khứ là một viên chức công an, làm thủ tướng kế tiếp, theo bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Thủ Tướng mãn nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm tân chủ tịch nước.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người chuyên viết bài phơi trần tình trạng tham nhũng của giới cầm quyền trong nước, đã bị bắt giam, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 3 tháng 4 năm 2021.
Người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt đầu đợt tuyệt thực mới được 42 ngày để đòi trả tự do cho ông theo đúng luật pháp nhà nước CSVN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 2 tháng 4 năm 2021.
Trong báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tố cáo chính quyền độc tài CSVN đã sử dụng internet để theo dõi, quấy rối người dân Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Chỉ vì đăng tải các bài viết chỉ trích bồi thường đất đai bất công trên Facebook mà ông Lê Văn Hải đã bị tòa án tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù ở, với tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 3 năm 2021.
Ba người, gồm Nguyễn Thị Cẩm Thúy, Ngô Thị Hà Phương, và Lê Viết Hòa đã bị tòa án CSVN tại tỉnh Khánh Hòa kết án tù tổng cộng 21 năm vì tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền các thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Lại có thêm một Facebooker, ông Vũ Tiến Chi, bị kết án tù 10 năm chỉ vì tội danh do tòa án CSVN tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, gán cho ông là “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 3 năm 2021.
Khi người dân tự ra ứng cử vào quốc hội mà bị trù dập và bị bắt bỏ tù thì đó là một bằng chứng không thể chối cãi rằng trong đất nước đó không có tự do và dân chủ, đó là trường hợp của ông Lê Trọng Hùng, người đã tự ra ứng cử vào quốc hội nhưng đã bị công an bắt giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 27 tháng 3 năm 2021.
Để tiếp tay với chương trình bác ái xã hội Vinh Sơn với sứ vụ cao quý nầy, vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến tiếp giúp cho gần 200 trẻ mồ côi tại Kontum.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.