Hôm nay,  

Sài Gòn: Đặt 10,000 Camera Theo Dõi Dân?

30/08/201900:00:00(Xem: 1673)

Chính quyền CSVN tại thành phố Sài Gòn đang dự định đặt khoảng 10,000 máy thu hình trên khắp thành phố để theo dõi hoạt động hàng ngày của người dân, làm cho nhiều nhà quan sát lo ngại chính quyền sẽ lợi dụng việc này để kiểm soát người dân, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 8.

Bản tin RFA viết như sau.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa trình đề án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung”. Theo đó, từ nay đến năm 2025 sẽ lắp đặt khoảng 10.000 camera giám sát trên toàn thành phố với kinh phí thực hiện khoảng hơn 1.600 tỉ đồng lấy từ ngân sách thành phố.

Theo Sở TT&TT, mạng lưới camera có mục đích giám sát, nhận diện biển số phương tiện giao thông, nhận diện khuôn mặt, theo dõi triều cường, tình trạng ngập úng…

Bên cạnh đó, hệ thống camera này còn có khả năng phân tích hình ảnh, nhận diện và tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. Vì vậy, nó sẽ hỗ trợ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lí các tình huống như chống bạo động và các hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bình luận về dự án này, Đinh Thuỵ An là một thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc, cho rằng:

“Tôi nghĩ với số lượng 10.000 camera được lắp đặt trên toàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ để đọc được hình ảnh của người dân. Bởi vì theo kết quả thực tiễn, các hình ảnh lấy ra từ camera có chất lượng rất thấp. Nếu muốn nhận diện được thì camera đó phải cực kỳ tốt, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ rất cao.

Nhưng nếu như phải đầu tư với một số tiền rất lớn cho hệ thống camera đó thì cũng phải nên coi lại kỹ hơn bởi vì số tiền đó chắc chắn sẽ từ tiền thuế của người dân mà ra.”

....

 

Cũng theo luật gia Phạm Lê Vương Các, dự án lắp đặt hệ thống camera có thể nhận diện khuôn mặt được chính quyền TP.HCM thực hiện theo mô hình giám sát công dân của Trung Quốc:

“Việc quản lý xã hội bằng cách lắp đặt hệ thống camera thì trước đây Trung Quốc đã áp dụng rồi. Bây giờ Việt Nam cũng chỉ là bắt chước theo cách thức quản lý xã hội của Trung Quốc và TP.HCM là nơi có điều kiện kinh tế để thí điểm mô hình này.

Việc giám sát này chỉ thấy ở những quốc gia độc tài chẳng hạn như Trung Quốc. Từ việc  muốn nhận diện khuôn mặt mỗi khi ra đường thì chính quyền đang gia tăng quản lý chặt chẽ người dân từ trong nhà ra tới ngoài đường. Ở trong nhà thì có những chính sách như hộ khẩu, phải đăng ký lưu trú cho tới khi ra đường thì sẽ bị nhận diện qua hệ thống camera nhận diện gương mặt.”

.....

 

Từ mối lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nói chung hay là chính quyền TP.HCM nói riêng hiện nay đang lợi dụng dự án “Xây dựng hệ thống camera giám sát hình ảnh tập trung” để tăng cường theo dõi, giám sát mọi hành vi của công dân, ông Trường Sơn và luật gia Phạm Lê Vương Các đã chỉ ra các hệ luỵ mà người dân có thể phải gánh chịu nếu tiếp tục việc lắp đặt hàng loạt camera có chức năng tự động nhận diện khuôn mặt và hành vi:

Thứ nhất, người dân dễ dàng bị giải tán, đàn áp khi tham gia các hoạt động biểu tình hay thực hành quyền tự do hội họp của công dân. Ông Trường Sơn nói tiếp:

“Rõ ràng đây là một nguy cơ hiện hữu. Thông qua những bài báo trong nước thì chính quyền TP.HCM đang thể hiện rất rõ mục đích của họ khi mà lắp đặt hệ thống camera nhận diện khuôn mặt đó là phát hiện những công dân tham gia các hoạt động tụ tập đông người, mà có thể hiểu là người ta đang thực hành quyền biểu đạt cũng như tự do hội họp của họ.

Chính quyền muốn phát hiện những người tham gia các hoạt động đó và trừng phạt họ thì rõ ràng, đối với Ân xá Quốc tế đây là công cụ để giúp chính quyền thực hiện đàn áp quyền tự do biểu đạt của người dân, và nó rất là đáng lo ngại.”

Thứ hai, khi người dân bị theo dõi, giám sát quá mức sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư cá nhân. Luật gia Phạm Lê Vương Các nhận định:

“Việc lắp đặt camera này với các chức năng phòng chống tội phạm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy rõ một điều rằng có dấu hiệu mang tính chất không đảm bảo được quyền riêng tư của công dân trong xã hội.

Chính sách quản lý người dân sẽ làm cho xã hội thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự hồn nhiên của người dân khi ra đường, làm mất bớt đi sự tự do quyền riêng tư vốn có.”

Thứ ba, chính phủ sẽ nhận diện, thu thập các hành vi cá nhân của người dân rồi thực hiện việc “xếp hạng công dân” hệt như những gì Trung Quốc đang thực hiện với người dân của mình, theo ông Trường Sơn:

“Chính quyền Trung Quốc đã triển khai hệ thống tính điểm cho công dân của mình. Tức là bất cứ việc làm nào của công dân ở nơi công cộng đều bị hệ thống camera phát hiện và danh tính của họ cũng bị lộ diện.

Hình minh họa. Một người khách chụp hình hệ thống an ninh nhận dạng khuôn mặt ở triển lãm quốc tế về an toàn và an ninh ở Bắc Kinh hôm 24/10/2018.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả điều tra của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ tố cáo Việt Nam đã trợ giá vỏ xe hơi qua việc định giá thấp đồng tiền, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 25 tháng 5 năm 2021.
Vào sáng ngày 16/05/2021, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã đến Chùa Pháp Tánh (Cần Giuộc, Long An) để thăm hỏi và trao tặng quà cho gần 100 em cô nhi đang được Mái ấm Tình thương Pháp Tánh nuôi dưỡng và giáo dục. Mỗi phần quà cho trẻ mồ côi gồm có dụng cụ học sinh và nhu yếu phẩm – với tổng giá trị 15.000.000 VNĐ.
Chỉ vì một lời khen mỉa mai rằng “bầu cử Việt Nam văn minh hơn bầu cử Mỹ” mà Facebooker Trần Ngọc Sơn đã bị công an CSVN tỉnh Vĩnh Phúc bắt giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” hôm 21 tháng 5 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu.
Tình hình đại dịch tại Việt Nam vẫn chưa lắng dịu trong lúc có thêm 2 người chết vì Covid-19 hôm 20 tháng 5 năm 2021 nâng tổng số người chết trong đại dịch lên đến 39, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
Nhà báo độc lập và cũng là một blogger Phạm Đoan Trang là người thường xuyên lên tiếng chống chế độ CSVN và bênh vực cho người dân bị áp bức đã được Hội Văn Bút Đức tặng danh hiệu “thành viên danh dự” và đòi chính quyền CSVN trả tự do ngay lập tức, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 19 tháng 5 năm 2021.
Công Ty Alibaba Group Holding Ltd của Trung Quốc đang dẫn đầu tài trợ 400 triệu đô la vào đơn vị bán lẻ của tập đoàn Masan Group Corp của Việt Nam, đánh dấu đầu tư lần đầu tiên của công ty này vào một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Châu Á, theo bản tin Reuters tường thuật hôm 18 tháng 5 năm 2021.
Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố báo cáo về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lên án chính quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam bằng những hành động “dọa nạt, quấy rối, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ, hạn chế đi lại, ngăn cản đăng hình ảnh, thông tin lên mạng, gây phiền hà, thậm chí đòi hối lộ để cấp đăng ký,” theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 12 tháng 5 năm 2021.
Một người Mỹ gốc Việt tên là Bùi Thanh Hùng đã bị chính phủ Mỹ trục xuất về Việt Nam vào tháng 12 năm 2017 đã bị bắt giam tại tỉnh Tiền Giang và tội danh nghi giết người, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 10 tháng 5 năm 2021.
Nhà bất đồng chính kiến Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đã bị tòa án CSVN tại tỉnh Hòa Bình kết án 8 năm tù và 3 năm quan chế cho mỗi người vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm ngày 5 tháng 5 năm 2021.
Chỉ vì nhận và giao sách của Nhà Xuất Bản Tự Do mà ông Nguyễn Bảo Tiên tại tỉnh Phú Yên đã bị bắt giam vào ngày 5 tháng 5 năm 2021 với tội danh “phát tán tài liệu chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 5 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.