Hôm nay,  

Lâm Đồng: Áp Dụng Thử Hệ Thống Mã Số Vùng Trồng Cà Phê

16/06/201900:00:00(Xem: 3379)
Ca phe hat
Cà phê hạt rang bằng máy ở một nông hộ vùng Lâm Đồng.

Trước tình trạng kém ồn định trong xuất khẩu cà phê vào tháng 5 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đang có nhiều dự án nhằm phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là lập thí điểm xây dựng hệ thống mã số vùng trồng cà phê, theo báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Vào tháng 5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước tăng theo giá cà phê toàn cầu, là so với cuối tháng 4/2019, tăng từ 2.8 – 3.6%. Tại khu vực Sài Gòn, ngày 30/5/2019, cà phê Robusta loại R1 đạt 33,600 đ/kg, tăng 3.1% so với cuối tháng 4/2019,

Tuy nhiên, theo Trí Thức Trẻ, cũng trong tháng 5/2019, về xuất khẩu, cà phê VN đã mất ổn định khi đạt 135,000 tấn, trị giá 220 triệu USD là giảm 5.8% về lượng và giảm 9.6% về trị giá so với tháng 4/2019, và nếu so với tháng 5/2018 thì giảm đến 13.1% về lượng và giảm 27.8% về trị giá.

Nếu tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê VN đạt 767,000 tấn, trị giá 1.313 tỷ USD, cũng đã giảm 13.1% về lượng và giảm 23% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Trí Thức Trẻ cho biết trước tình hình trên, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN đã xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được áp dụng thử để thu thập số liệu với hơn 8500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Theo Bộ Công thương VN, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng. Lý do là trong bối cảnh suy thoái thị trường cà phê toàn cầu, Việt Nam - nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới - đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, nếu muốn xuất khẩu ổn định trở lại, đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa, điều này rất cần để phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm.

Theo Trí Thức Trẻ, hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê là cơ sở dữ liệu, như sổ tay nông hộ điện tử chẳng hạn, sẽ giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; giúp các tổ chức chứng nhận có điểm tựa để giảm giá thành khi chứng nhận và giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, định hướng đầu tư, tài trợ cho phía sản xuất…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều nhà bất đồng chính kiến đang bị tù tại Việt Nam đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi, bất công đối với người tù mà trong số đó có tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân Nguyễn Thái Bình, Lê Đức Động, Phan Công Hải và Hoàng Bình, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm, 22 tháng 7 năm 2021.
Trước thảm cảnh đói thiếu thê thảm và tâm trạng đầy âu lo vì đại dịch, đồng bào Sài-gòn, cũng như một số tỉnh khác chắc chắn phải chịu khổ nạn trong nhiều ngày tháng sắp tới. Do vậy, Tổng vụ Từ Thiện Xã Hội xin thiết tha kêu gọi sự đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong cũng như ngoài nước, để cấp thời cung ứng lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm đến tận tay từng gia đình trong vòng khốn khó.
Nhạc sĩ Nam Lộc đã lên tiếng về việc một trung tâm gọi là 'bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tại VN' lại tự nhận là chủ quyền của nhạc phẩm "Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt" do ông sáng tác và nhạc phẩm "Mùa Thu Lá Bay" do ông soạn lời Việt tại hải ngoại.
Cùng một ngày, 20 tháng 7 năm 2021, có 2 Facebookers là Trần Hoàng Minh tại Hà Nội và Nguyễn Văn Lâm tại Nghệ An đã bị tòa án CSVN kết tội 5 năm và 9 năm tù chỉ vì đăng các bài viết bị cho là “chống nhà nước,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 20 tháng 7 năm 2021.
Chỉ trong một ngày, 18 tháng 7, có tới gần 6,000 người bị truyền nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vì vậy chính quyền CSVN đã yêu cầu khoảng 1/3 tổng dân số phải thực hiện biện pháp phong tỏa, ở trong nhà và ra ngoài khi có lý do khẩn cấp, theo bản tin hôm 19 tháng 7 năm 2021 của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai.
Tình hình đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam đang ngày càng ảm đảm mà chưa thấy ngõ thoát ra khỏi khủng hoảng, trong khi người dân tại các khu bị phong tỏa khốn đốn mọi điều trong sinh hoạt hàng ngày thì số lượng người bị truyền nhiễm và chết từ Covid-19 chưa thấy dấu hiệu giảm sút, cụ thể riêng Sài Gòn trong vòng 24 giời tính tới tối ngày 18 tháng 7 đã có 4,692 người bị dịch bệnh là cao nhất nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 18 tháng 7 năm 2021.
Ngoài 2 triệu liều thuốc chích ngừa Covid-19 đã gửi tặng, Hoa Kỳ cũng đã quyết định cho thêm 3 triệu liều thuốc chích ngừa khác nâng tổng số thuốc chích ngừa mà Mỹ đã và sẽ tặng cho Việt Nam lên tới 5 triệu liều, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Bảy, 17 tháng 7 năm 2021.
Chính quyền CSVN đã bỏ tù một người đàn ông 18 tháng hôm Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021 vì vi phạm luật cách ly nghiêm ngặt, lây lan vi khuẩn cho nhiều người khác và gây thiệt hại tài chánh cho chính quyền, theo truyền thông nhà nước tường thuật qua trích thuật của Reuters hôm Thứ Sáu. Đào Duy Tùng, 30 tuổi, đã bị kết án về tội “lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” tại một phiên tòa một ngày ở Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hải Dương phía bắc VN, theo báo Vietnam News (VNA) tường thuật.
Tình trạng đại dịch vi khuẩn corona tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút trong khi số người bị lây nhiễm và tử vong từ Covid-19 tại Sài Gòn và nhiều tỉnh trên toàn quốc vẫn tiếp tục gia tăng mà tính tới Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021, đã có tổng cộng 225 người chết và hơn 44,000 trường hợp bị dính vi khuẩn, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 16 tháng 7.
Tính đến ngày 15 tháng 7 năm 2021, có tới 207 người thiệt mạng từ Covid-19 trên cả nước Việt Nam, riêng tại Sài Gòn là nơi dịch bệnh lan tràn nhiều nhất đã có 140 người chết, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.