Hôm nay,  

Thăng Trầm Cái Nồi Đất: Cơm Niêu Được Ưa Chuộng

11/5/201200:00:00(View: 19073)
SAIGON (VB) -- Ngày xưa, xoong, nồi gang, nhôm còn hiếm, thì nồi đất được người Việt mình sử dụng phổ biến để nấu ăn hàng ngày. Ngày nay, khi mà nồi inox, nồi thủy tinh chịu nhiệt lên ngôi thì cái nồi đất không tráng men vừa thô kệch vừa nặng nề, dễ vỡ… lại càng không được chuộng như xưa, ngay ở các gia đình vùng nông thôn, vùng sông nước cũng ít ai dùng.

Đúng ra thì nồi đất cũng có những ưu điểm riêng. Nồi đất thích hợp với mọi loại thực phẩm, từ thịt cho đến rau, củ quả. Nồi đất làm tăng hương vị cho món ăn và còn tiết kiệm được năng lượng vì loại nồi này giữ nhiệt khá tốt. Nồi đất còn đặc biệt thích hợp với các món hầm và kho, như: ếnh hầm, cá rô kho, tôm kho, gà om.v.v… Do đó, dù nồi đất, ơ đất ngày càng vắng bóng ngoài chợ nhưng vẫn còn tồn tại bình thường là kiểu nồi đất cở nhỏ - còn gọi là cái mẻ sành hay cái tộ đất sét, có khi được tráng men mặt trong nồi – dùng để kho cá. Riêng về dịp Tết nguyên đán, nhiều gia đình ở thôn quê vẫn thường mua nồi đất về để nấu những món ăn đón Tết cổ truyền.

Hiện nay, ở ngoài chợ, nồi đất (sét đỏ) có giá từ 15,000 đến 20,000 đồng/cái tùy kích cỡ, tức thuộc loại vật gia dụng rẻ tiền nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm. Dễ bán hơn là loại nồi đất tráng men đen bóng láng, nắp đậy bằng thủy tinh, thường là hàng Trung Quốc, bán đầy trong các siêu thị. Như vừa qua, cở nồi đất 1 lít loại này được hệ thống siêu thị BigC down giá từ 79,000 đồng còn 59,000 đồng/cái.
vb_noi_dat_sieu_thuoc_bac
Một tiệm bán than có bán thêm nồi, lò, khạp… bằng đất sét, nằm trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận Sài Gòn.(Photo VB)
Qua thời gian, cái nồi đất quen thuộc, đắc dụng ở mọi các gia đình VN ngày trước gần như đã lui vào bóng tối quên lãng. Tuy nhiên, khoảng chừng chục năm gần đây, nồi đất đã có cơ hội xuất hiện trở lại… Như trên trang web vanchuong plus, nhà báo Lê Phương Dung đã viết:

“Thời trước, nồi đất dễ bán ở nông thôn nhưng bây giờ chính thành thị là nơi tiêu thụ nồi nhiều nhất. Không phải là cư dân thành phố bỏ nồi nhôm, nồi gang sang đun nồi đất, mà chính sự phát triển rầm rộ của các nhà hàng cơm niêu, cơm thố đã làm cho nghề làm nồi đất phát đạt. Khi mà người ta đã chán cơm Tây bơ sữa và quay lại với các món ăn truyền thống cơm tám, cá kho thì việc mở các nhà hàng cơm niêu, cơm thố là một sự thức thời, nhạy cảm với thị trường. Nồi đất thế là lại được tôn vinh.

Tôi đã đến một số nhà hàng cơm niêu và thấy được sức tiêu thụ nồi đất lớn như thế nào. Hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc nồi đất bị đập bể mỗi ngày tại các tiệm cơm niêu khi bồi bàn bê thức ăn ra cho khách, lập tức “chát chát”, các nồi đất đựng cơm tám, cá kho bị đập bể ngay tại bàn tiệc. Nhìn các mảnh nổi vụn văng tung tóe trên mặt đất, tôi thấy mừng cho người đi bán nồi nhưng lại chạnh buồn vì một sự lãng phí không cần thiết. Và cái tiếng đập nồi chát chúa kia làm tôi thấy khó chịu, như vừa rơi vỡ một cái gì đó thật thân thiết, thật cổ truyền”.

Reader's Comment
11/6/201219:09:27
Guest
...Rồi người ta móc đất ruộng lên mà làm nồi niêu , rồi ít năm sau con cháu người ta trả tiền đi dọn rác niêu , trả tiền cho nhiên liệu làm nồi ... và sẽ biết rõ hơn thế nào là ô nhiễm
_ Người có tiền luôn nghĩ công khó mình , minh tiêu ..., người cần tiền thì lo phục vụ ...nên không thấy hậu quả , và thấy được thì đã chết chắc, chết cả lũ , chết đủ kiểu, đủ cách
- Nam mô ,thiện tai, lạy Chúa , lạy trời...
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.