Hôm nay,  

Con Khỉ Và Chị Em Tôi

11/03/200700:00:00(Xem: 3398)

CON KHỈ VÀ CHỊ EM TÔI

Tháng hai năm 2002, một chuyên gia người Ðức tên Rosi Stenke đã luồn lách trong rừng rậm Việt Nam kiếm một loài khỉ đầu vàng sắp bị tuyệt chủng vì những người săn khỉ bán làm thuốc. Theo truyền thuyết thì thịt của những con khỉ đầu vàng giúp cho người đàn ông tăng sức lực.
Bốn loài khỉ, trong số những loài khỉ hiếm nhất trên thế giới đều sống trong rừng rậm Việt Nam.
Một trong những đặc tính của khỉ ai cũng biết là hay bắt chước. Hồi nhỏ có lần Ba tôi dẫn mấy chị em đi coi đoàn xiệc ngoại quốc lần đầu tiên ghé vô Saigon trình diễn. Nhớ có đủ thứ trò đu dây nhào lộn, người nấy chụp bắt người kia rùng rợn nín thở. Nhớ con voi biết quỳ biết lạy, nhớ người đẹp mặc quần áo hở lưng hở bụng kim tuyến hột xoàn lấp lánh đẹp như tiên đút đầu vô họng sư tử; cọp beo theo lịnh cây roi thị oai quất trót trót của người dạy thót lên ghế ngồi chồm hổm, ngó lom lom theo cây roi rồi nhảy qua vòng lửa đang cháy phừng phừng... Ðủ thứ trò coi đã con mắt.
Nhưng nhớ nhất là con khỉ.
Con khỉ dưới quyền điều khiển của ông Hề. Nó nhào lộn đánh phèn la, nó bắt chước ông Hề. Ông làm gì nó làm y chang mà coi bộ còn hay hơn chủ nữa chớ. Nó làm cho con nít khoái chí tử quên đi những phút giây hồi hộp với mấy cái màn Tạc Giăng vừa qua.
Bên xứ Mỹ, có lần đi chơi ở bãi biển Redondo năm 1977 gặp con khỉ làm trò. Khỉ của nước Mỹ thời trung niên cũng y chang như khỉ ở Việt Nam của thời thơ ấu.
Chủ của con khỉ này là một ông già cụt chân gắn cái ống chân giả bằng sắt đi cụp cụp. Khi tháo kiếng mát ra thì một bên mắt ông bịt vải đen, bận áo "khỉ" sát nách, quần bó ống, đầu quấn khăn kiểu Gypsy có khác nào cướp biển Ðại Tây Dương. Dễ sợ!
Con khỉ này mặt mày cũng già ngắt, nhỏ tí tẹo như đồ chơi nhưng lanh dàng trời, cũng được bận quần jean, bận áo y như chủ, đội cái nón nỉ màu đỏ chót.
Sau khi thổi kèn kéo quân kêu dụ đám con nít tụ lại, ổng lập trận khiển con nít ngồi thành tròn, như kiểu đoàn xiệc vĩ đại dựng lều vòng tròn ý mà, ông mới bắt đầu điều khiển con khỉ nhào lộn. Con khỉ này là loại khỉ hài. Nó tếu lắm. Mỗi lần làm xong một trò là nó quay qua khán giả nhe răng ra cười chí chóe, rồi cúi đầu chào như tài tử trên sân khấu. Xong phần trình diễn ổng cho con khỉ leo lên ngồi trong lòng mấy đứa trẻ. Kêu hun, nó chu mỏ ra hun cái chụt. Kêu cười nó nhe răng ra cười hì hì. Kêu lột nón nó lột nón quơ quơ lên. Kêu liệng xuống đất, nó liệng xuống đất cái phạch. Kêu lượm lên đội trên đầu thì nó rắn mắt lấy nón của nó úp lên đầu của đứa nhỏ, rồi từ lòng đứa này nó nhảy qua lòng đứa khác, đi đều một vòng hổng sót đứa nào làm sao mà mấy đứa trẻ con không ré lên cưòi rụt cổ, không khoái chí quá trời sao được"
Chọc cười xong đang lúc người người vui vẻ thì con khỉ cầm cái nón đi vòng vòng xin tiền. Ai mà không cho"
Ông chủ rèn luyện con khỉ để kiếm sống cho cả hai. Quý chừng nào.
Còn đặc tính nữa không biết ai có nhớ hay không. Ðó là chuyện nuôi khỉ trong nhà để hút nọc bịnh kinh phong của con nít.
Ðây là một chuyện tin tưởng của người lớn, tôi còn nhớ từ hồi nhỏ lắm ở quê hương yêu dấu của tôi là miền Nam nước Việt Nam. Không biết có đúng hay không, xin kể lại để mọi người rộng đường xét đoán.

oo0oo

Khoảng năm một ngàn chín trăm năm mươì tám (1958), nhà tôi ở Saigon trong khu vực cư xá của Sở Lục Hình nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Bên tay trái ngó xéo qua trường Ðại Học Văn Khoa, bên tay mặt ngó qua đường Lê Thánh Tôn. Cửa chánh ngó sang Khám Lớn. Sau nầy đổi tên là Sở Giảo Nghiệm vài năm trước khi dời hẳn và sát nhập vô Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia nằm trên đường Võ Tánh thì đổi tên một lần nữa, gọi là Phòng Giảo Nghiệm.
Khi phá Khám Lớn ra, họ xây khu triển lãm nhà tiền chế, khu triển lãm Hội Họa rồi xây quán Làng Văn (sau này cô ca sĩ Khánh Ly hay tới ca sinh hoạt với sinh viên Văn khoa). Về sau họ xây thêm cái Thư Viện Quốc Gia thật lớn.
Dãy nhà tui ở xưa kia hồi còn Pháp chỉ dùng làm nhà ga chứa xe của ông Chánh Sở và cho tài xế ở tạm thôi nên nhỏ lắm. Bề ngang giỏi đâu cở ba bốn thước, bề dài cở bảy tám thước mà chen chúc gia đình vợ chồng với bầy con.
Tính từ cửa cổng bằng sắt vô tới vách tường cuối dãy nhà thì đầu tiên là nhà ông bà phán Hai, tới nhà ông bà phán Năm, nhà thầy Hai, nhà thầy Tư, nhà thầy Chín, nhà chứa xe của ông Chánh Sở, nhà thầy Bảo (ba tui) và sát vách tường là nhà thầy Ba (Con nít đâu được kêu réo tên người lớn thành ra chỉ được kêu theo thứ mà thôi).
Nhà nào cũng chỉ có một phòng, ngăn ra chỗ để cái bàn ăn cơm, vài cái ghế, cái giường, vô tới cửa sau trổ ra đường hẻm chung, mỗi nhà tự động ngăn ra làm thành cái bếp.
Ðằng trước là máy nước phông tên, có con đường mương nhỏ chảy dài băng qua cả dãy nhà rồi tuôn xuống đường cống cái. Về sau tôi nhớ má tôi sắm thêm cái bộ ván ngựa để bên ngoài hàng hiên ngồi cho mát, có khi chị em tôi giăng mùng ngủ luôn.
Ông bà phán Hai và ông bà phán Năm không có con. Thầy Hai có bốn đứa, hai trai hai gái. Thầy Tư cũng đâu bốn năm mạng, trai gái có đủ. Thầy Ba có một gái một trai. Thầy Chín có bốn thằng con trai. Thầy có quốc tịch Pháp. Hai thằng lớn là Piere và Paul mà tụi tui kêu là thằng De, thằng Bo. Quên tên hai đứa nhỏ rồi.
Nhà tôi, sau một dọc toàn "đào lộn hột" tụi tui: con Lài, con Xuân, con Anh, con Loan, má tôi mới sanh thêm thằng Long "cục dàng" (cục vàng) của Ba.
Ba cưng nó tới nổi ba dặn tất cả mọi người, ẵm "cục dàng" phải ẵm vác hay ẵm như khiêng kiệu, cấm ẵm nách, sợ dập "cặp nhãn lồng" của nó!
Tuy nhà nào cũng đông con chật chội nhưng được có cái sân chung rộng mênh mông.
Cái sân bự đầy cát bụi sỏi đá. Cực hình của đứa con nít 8, 9 tuổi là tui, phận sự mỗi buổi trưa phải hứng một thau nước tát ra sân cho bụi bớt bay, cho sân... nguội bớt, cho mát"""
Còn nhớ trước nhà thầy Ba có hai cây đu đủ cao lắm và một cây mận trắng. Chỉ được lấy mắt ngó mấy trái mận hiếm hoi mà thèm. Khỏi đứa nào được đụng tới. Chị Hai hiền thục mới biết mắc cở, nết na đầm thắm, đâu như tui với con em kế là dân "du côn". Mỗi đứa một cây đu đủ chuyên môn thượng tuốt lên tới ngọn, như hai con khỉ, cho gió đưa qua đưa lại, ngó qua sân thượng nhà lầu của người ta bên đường Lê Thánh Tôn... chơi!
Con nhỏ Loan trán dồ lỗ mũi xẹp còn bận yếm, đứng dưới gốc cây ngó lên... khóc! Làm Má tui phải chạy ra réo:
- Xuống. Ðu đủ bộng ruột, dòn rụm gãy té bây giờ. Xuống hông. Xuống!
Tức mình con quỷ nhỏ! Tại nó khóc Má mới hay mà la. Thiệt muốn cú cho nó một cái cốc. Kệ. Tội nghiệp. Từ hồi Ba có thằng "cục dàng", thì "trán dồ lỗ mũi xẹp" bị ra rìa, khóc nhè hoài. Thử cú nó một cái coi, sẵn dịp là nó rống bể nhà. Xuống thì xuống hổng sao. Xuống rồi đó, mà hễ hở một cái là hai đứa lại thót lên cây. Nghề!
Trước nhà ông phán Hai có cây "li tô ma" trái màu vàng. Bà Hai quý cây nầy, canh dữ lắm nhưng tụi tui đâu thèm hái trộm làm chi vì màu nó vàng khè như cứt em bé mới đẻ, ăn thúi lắm, hổng ham!
Trước nhà thầy Tư là cái bậc thang bằng gạch để cho mấy thầy đi lên đi xuống trong Sở, tức là cửa sau của Sở và cũng là sân khấu của tụi tui.
Mấy đứa con nít trong khu này trai gái chia phe ra chơi. Khi con nhỏ em tuổi con cọp theo đám con trai bắt dế đá, chơi bắn bi, tạt lon, chơi u bắt mọi, thì tụi tui tụ tập với đám con gái chơi bún hột me, chơi bỏ khăn khăn bỏ khăn tìm, chơi đánh chuyền chuyền bằng bó đủa với trái banh, vui dàng trời mây.
Ðứa con gái lớn của thầy Hai là con Lan bằng tuổi tui. Nó ca hay lắm. Năm đó có bản nhạc nổi tiếng là Tàu Ðêm Năm Củ:
"Lòng buồn dạt dào nhớ đêm nào xuôi miền Trung chuyến xe đêm tôi gặp em...". Cô ca sĩ Thanh Thúy hay ca. Con Lan nó ca lúc đó tôi nhận thấy nó ca hay như... Thanh Thúy! Còn bản gì mà có câu: "Lên xe tiển em đi, chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa Ðông Paris, suốt đời làm chia ly...". Thơ của Cung Trầm Tưởng, ca sĩ Lệ Thanh hay ca, tui khoái và hay òn ỉ nức nở ca theo.
Mỗi buổi tối, tụi tui hay tụ tập ngoài sân trước mấy bậc thềm để chơi đánh đáo, nhảy dây, lấy mấy cọng đu đủ làm thành kiếm đánh nhau. Chạy nhảy đã đời thấm mệt thì tụ lại ngồi nghe ngóng ca hát.
Ðứa nào biết ca thì lên sân khấu làm ca sĩ. Ðứa nào hơi thở khò khè vịt đực thì ngồi bệt dưới đất làm khán giả vỗ tay.
Ở trần chạy giỡn dang nắng tháo mồ hôi nhuốm bịnh là thường và chị em tui mỗi lần cảm nóng là bị làm kinh. Có khi kinh phong giựt trợn trắng hai con mắt, mê sảng dựng đứng trong giường. Ba Má tôi sợ lắm cứ đổ nước củ sả cho hạ đàm. Từ khi Má sanh được thằng "cục dàng", ba càng sợ chứng bịnh quái ác. Có nhiều người bị kinh phong giựt méo mồm méo miệng. Thời may dượng Tư tui từ Châu Ðốc ôm lên cho một con khỉ con. Dượng nói nuôi khỉ trong nhà để trừ nọc phong cho chị em tôi.
Ba tôi đóng một cái ghế cao rồi dùng xích sắt cột con khỉ lại cho nó có chỗ ngồi, chỗ nằm, chỗ nhảy nhót. Sợi dây đủ dài để nó chuyển vòng vòng.
Lông nó mượt mịn màu nâu đen, hai con mắt ướt ướt đen thui thùi lùi, mặt mày non xèo. Nó con nít như tụi tui. Hai cánh tay nó dài khỏi thân hình. Cái đuôi thậm thượt đôi khi nó móc lên song sắt đu qua đu lại. Tôi nghiệp. Cây có đó mà nó không được leo trèo đu dây hú hí như Tạc Giăng. Nó chỉ biết ngồi bó gối chồm hổm, chò hõ nhìn ông đi qua bà đi lại với đám con nít, kế bên sợi dây chằng!
Ba hay bồng thằng "cục dàng" ra sân cho con khỉ nó ôm. Chắc ba muốn con khỉ hút nọc phong cho thằng quí tử. Thằng Long thương con khỉ lắm. Có khi nó lè lưỡi liếm mặt con khỉ, rồi con khỉ cũng thè lưỡi nhám xàm liếm lại, vừa liếm vừa khọt khọt, thằng "cục dàng" cũng khẹt khẹt y như ... hai anh em.


Khi tụi tui chạy giỡn nó cũng lýnh quýnh chí chóe, nhảy tưng tưng như có vẻ muốn góp tài họp bạn mà không ai dám mở dây cho nó ra. Chừng tụi này ngưng chạy nhảy nó cũng ngồi phịt trên đít ngóng nghe ca hát.
Thỉnh thoảng lén ba má, chị em tui tháo dây đem cột dưới gốc đu đủ cho nó theo tụi tụi trèo lên cây chơi, như ba con khỉ, nó khoái chỉ tử khò khè khọt khẹt liền miệng.
Chắc nó thấy đầu tóc tui cũng bù xù, mình mẩy cát đất, chạy nhảy leo trèo như nó, nó tưởng tui là chị em bà con gì với nó" Mình coi nó như bạn bởi vậy nó thương chị em tui lắm.
Nhớ là Ba tôi dặn đừng cho khỉ uống nước nhiều sợ nó mau lớn. Ít cho uống nước chớ ba tui thương nó lắm. Thú mà sạch sẽ dễ nể vì ba tôi cứ tắm nó hoài. Rồi nghe ai chỉ, có một lần ba tôi chặt đuôi nó để cái đuôi hổng dính cứt vừa sạch sẽ vừa chậm lớn. Tôi còn nhớ rõ ba tôi mượn thầy Chín ôm con khỉ trong lòng, đặt cái đuôi nó lên tấm thớt me, cầm con dao yếm canh cho ngay chặt một cái phụp rồi quẹt một cục lọ chảo lên đuôi để cầm máu. Hay thiệt, máu ngưng chảy tức thì.
Nó chỉ kịp ré lên một tiếng đã trở thành con khỉ cụt đuôi. Tôi thấy ớn lạnh. Ðau thấu ông trời xanh! Con nhỏ em tuổi con cọp ngồi chồm hổm coi, mặt mày xanh lè bật khóc quá. Ba nói nó hổng có đau đâu con. Hổng mấy ai tin. Hổng đau sao nó la"
Ðối với đám trẻ con trong "xóm" nó chỉ ghét có con Châu. Con Châu là con gái lớn của thầy Ba. Con nhỏ này sang trọng lắm. Ba là người Nam, má là người Bắc. Lúc đó tui thấy cô Ba sao mà đẹp hết biết. Má tui nói cổ là gái Hà Nội, đẹp sang. Cổ da trắng lắm, tóc uốn quăn đen huyền. Miệng cười răng trắng tinh. Và cổ dịu dàng lắm. Chớ có thấy cô đi ngồi lê đôi mách đâu à. Con Châu và thằng em nó cũng da trắng mét, cũng sạch sẽ chân tay, có vô đất du côn bình dân như đám chị em tui đâu mà lấm lem. Nhưng có một điều là, con Châu chuyên môn chọc con khỉ, con nhỏ này bề ngoài "trí thức" bề trong phá ngầm. Khi nào nó tưởng hổng ai thấy, nó liệng đá, chõ mỏ chíu chít chọc con khỉ cho tới khi con khỉ nổi sùng nhe răng ra xàng qua xàng lại chồm chồm lên, căng sợi dây thẳng băng thì nó làm tỉnh dông vô nhà.
Tui kích thấy nó rõ ràng.
Ðể rồi có một bữa, đang ăn cơm trong nhà ai nấy hết hồn hết vía nghe tiếng la hoét hoét, tiếng chạy đụi đụi. Ba tôi cùng cả nhà buông đũa chạy ra thì thấy con Châu mặt mày xanh dờn chạy thục mạng ngoài sân. Ðuổi theo bén gót là con khỉ. Hổng biết sút dây lúc nào mà nó bắt dính kẻ thù không đội trời chung, con nít cả xóm còn đang chơi ngoài sân, nhưng nó chỉ nhắm ngay con Châu mà rượt. Con nhỏ quýnh té đái, nhà nó không chạy vô, chỉ chạy vòng vòng như quáng gà ngoài sân vừa chạy vừa la bài hãi: "Mẹ ơi, mẹ cứu con mẹ ơi mẹ..."
Nghe lạnh mình!
Ba tôi hớt hải rượt theo con khỉ vừa rượt vừa la biểu con Châu chạy thẳng vô nhà nó. Chắc khi thấy có chủ con khỉ làm như hơi sợ, khựng lại. Chỉ hơi khựng một chút mà con Châu có đủ thi giờ vọt vô nhà trong vòng tay của má nó cũng đang thất sắc, miệng la ôi ối: "Ối giời ơi, chết con tôi giời ơi, bác Bảo ơi chết con tôi..."
Ba rượt một hồi. Thấy mất kẻ tử thù con khỉ đột nhiên trở nên dữ dằn. Nó thót tuốt lên ngọn cây đu đủ, gió đưa qua đưa lại. Ba sợ nó leo tường vọt qua bên đường Lê Thánh Tôn rượt cắn người ta thì khổ. Nhưng có lẽ, người sợ thú thì thú cũng sợ người. Nó cứ chờn vờn trên ngọn từ cây này chuyền qua cây kia giỡn mặt không để cho ba tôi nắm được sợi dây nó còn lòng thòng kéo theo. Nhưng thú vật sao bằng người.
Dư biết tui có kinh nghiệm leo cây, ba biểu tui thôi con leo lên nắm cho được sợi dây của nó. Làm y lời, tui biểu diễn nghề, leo lên. Chắc thấy mặt quen tưởng tui lên chơi với nó, hay là vừa sợ, vừa mệt, vừa đói bụng" Nó để cho tui chụp dính được sợi dây, ba lôi xuống cột nó lại. Lần này ba cột thiệt chắc quấn hai ba vòng vô song sắt làm cho sợi dây cụt lại.
Vì con khỉ mà ba tôi với thầy Ba có một thời gian mặt lạnh với nhau, và chị em tui cũng xịt con Châu ra hổng thèm chơi với con quỷ đó nữa.
Nó nói: "Con khỉ của mầy dữ như khỉ". Tôi cãi ron rót: "Thì nó là khỉ chẳng giống khỉ thì giống ai" Mầy cũng như con khỉ, tại mầy chọi đá nó làm chi. Nếu mầy không làm mặt ma lè quỷ vương, nhăn nhăn nhó nhó chọc nó thì nó đâu có nhớ mặt thù mầy" Tại sao cả đám tụi tao nó hổng rượt ai, nó chỉ rượt có một mình mầy" Cái đồ... đồ... đồ mất dạy! (hồi nhỏ tui hỗn dữ quá! Binh con khỉ rồi chửi luôn tới cha mẹ người ta!).
Các bạn nghĩ coi, nếu con khỉ sanh ra ở xứ Mỹ này thì con Châu đã bị khép tội hành hạ thú vật. Con Châu là đứa phải vô trại giáo hóa chớ đâu phải con khỉ của chị em tui. Có phải hông nà"
Sau ngày đó ba tôi cũng hơi ngại! Nó rượt con người ta mình thấy cũng xót ruột. Rủi nó cắn con người ta bất tử thì sao" Tù lúc đó về sau tụi nhỏ cũng ít dám tới gần con khỉ, sợ rủi nó sút dây nó rượt như rượt con Châu thì thấy bà! Con khỉ trở nên cô độc.
Tội nghiệp nó quá. Nhớ hồi còn "thanh bình", chị em tui hay ngồi gần nó. Nó cũng xề xề xích xích lại gần sát, lấy bàn tay đen thui khều khều mình. Tui nắm lấy tay nó, nó cũng nắm tay tui rồi sọt vô lòng ngồi. Mình ôm nó, nó cũng đeo cứng một bên. Tui ẵm nách như ẵm em. Nó vói tay rờ mặt tui. Chắc nó nhớ má nó hay chị nó. Tui hỏi bộ mầy nhớ má mầy hả" Nó chỉ cười.
Con khỉ hay cười. Nó cứ vảnh hai cái môi dầy đen hù lên rồi nhăn cả hai hàm răng trắng nhởn ra.
Cho ăn gì nó cũng ăn thử. Có khi tui rắn mắt chơi ác cho nó cắn thử miếng xoài tượng chấm muối ớt, nó đưa tay cầm miếng xoài đưa lên miệng như mình vậy. Ăn hổng ngon hay sao mà nó phun phèo phèo, phun ngay vô mặt tui trả thù. Chị em tui thì cười nghẹo đầu rụt cổ khoái chí. Nó cũng cười.
Có đúng là nuôi khỉ để trừ phong hay không mà những lúc đó chị em tôi ít đứa nào bị bịnh. Có lẽ cứ bị cột dây càng ngày càng bực bội tù túng hay sao mà con khỉ càng lớn càng sanh ra cà chớn. Thấy ai phớt qua nó cũng khọt khẹt nhe răng hăm dọa rượt người ta tới căng sợi dây chằng làm ai cũng ớn. Tụi con nít lâu lâu lấy đá liệng nó, kêu nó là: "Ê lêu lêu mắc cở, con khỉ mắc phong". Chính thằng "cục dàng" cũng hết dám ôm nó nữa.
Thú với người hai đàng càng ngày càng xa cách. Mình sợ nó, nó cũng sợ mình. Ðành thủ thế như Nga với Mỹ!
Về sau thầy Ba cứ phàn nàn, nói mỗi lần ra cổng phải đi ngang con khỉ, con thầy sợ quá, rồi thưa lên ông Chánh Sở. Ba tôi bị áp lực mạnh mới kêu dượng Tư tôi lên đặng trả lại con khỉ, nói ở đây cư xá họ không cho nuôi.
Từ đó chị em tui nhớ con khỉ lắm mà mình phận con nít đâu có dám đòi hỏi gì, chỉ càng ngày càng thù con Châu. Thù dai cho tới ngày Ba Má tôi mua được cái nhà sàn bên sông Thị Nghè. Dọn đi mà không thèm chào "kẻ thù chung" tiếng nào.
Còn nhớ lâu lâu tôi hỏi:"Má ơi, con khỉ ở đâu rồi má"" Má nói: "Chắc người ta đem nó lên thả trên núi Sam ở Châu Ðốc rồi tại vì người ta bắt nó từ núi Sam". Thấy chị em tui xụ mặt, má nói thêm: "Thôi con à, nó là thú rừng thả nó về với cây với lá, khỉ sống thành đoàn có gia đình, thả nó về với ba má chị em bà con nó làm phước con à. Khỉ mà cứ bị cột hoài hổng leo trèo tự do tội quá."
Tôi cũng ráng tin như vậy, nhưng còn nhớ mang máng có một lần con nhỏ em bà con bạn dì dưới Châu Ðốc lên chơi, nó nói là con khỉ bị người ta bắt làm thịt. Tui hổng tin nói là đâu có ai ăn thịt khỉ. Nó nói xạo"""
Vậy mà tui cũng đã khóc ướt cái gối ôm... Con khỉ nhỏ xíu, ốm nhom. Thịt thà gì mà ăn"
...........
Năm nay năm con khỉ. Tôi nhớ lại chuyện xưa.Có lẽ con khỉ nhỏ của chị em tui, con khỉ ba tui nuôi để hứng hết chứng bịnh kinh phong cho bầy con, đã đi đầu thai từ tám mươi đời vương rồi. Tôi vẫn còn nhớ nó. Có đúng là nuôi khỉ thì con cái không bị làm kinh" Bởi vì khi dọn lại ở Thị Nghè, năm 1961, không còn con khỉ nữa, một hôm thằng "cục dàng" bị cảm nóng. Kinh phong giựt, nó té nhào từ trên ghế xúông đất. Từ đó cánh tay mặt của nó hông dở cao lên được.
Ði khám đủ thứ bác sĩ, xương gân cùng bắp thịt, luôn cả thầy Tàu trong Chợ Lớn bó thuốc gia truyền, uống thuốc Bắc đắng tàn canh giá lạnh. Má xuống núi Sam Châu Ðốc xin xăm Bà. Bà cười, Bà truyền: "Ðây là tật chớ đâu phải bịnh mà cầu". Má tui cứng đầu muốn cãi mệnh Trời" Má đi đò qua Tân Châu hốt thuốc của ông thầy Miên, thầy Chà Châu Giang, cánh tay mặt của nó cũng vẫn bị liệt từ vai xuống tới cùi chỏ. Năm đó trẻ con bị bệnh sốt tê liệt nhiều biết bao nhiêu.
Tui suy nghĩ hoài. Bịnh hay tật" Tê liệt hay kinh phong" Rất nhiều lần tui ước phải chi ba tôi vẫn còn nuôi con khỉ, không chừng nó đã rước cái nọc bịnh kinh phong dùm cho em tui thì em tui đâu phải trở nên tàn tật như vậy" Ba má tui quá khổ, chị em tui cũng quá...
Trở lại chuyện bên Mỹ. Về sau chúng tôi trở lại bãi biển Redondo để tìm thì không gặp ông già "cướp biển" độc nhãn, độc cước với con khỉ "tếu" nữa. Ông đã chết" Hay con khỉ đã chết"
Tôi vẫn còn tấm hình chụp hai thầy trò con khỉ tếu. Và tôi còn hình chụp con khỉ với thằng "cục dàng". Con khỉ con của thời thơ ấu" Nó không phải là con khỉ hiếm đầu vàng, cũng không phải là con khỉ nhỏ tí tẹo như con khỉ làm trò bên Mỹ. Nó chỉ là một con khỉ bình thường. Nó là con khỉ của chị em tôi. Hình ảnh còn đâu" Còn trong lòng chị em chúng tôi! Nhứt là con nhỏ em cầm tinh con cọp. Ðáng lẽ Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung, nó lại là đứa thương con khỉ nhất nhà.
Còn cái thằng "cục dàng" của ba tôi, chắc lúc đó còn nhỏ xíu, nó có nhớ gì đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.