Hôm nay,  

Tình Trạng Môi Trường Việt Nam Sau 32 Năm

19/01/200800:00:00(Xem: 8404)

Năm 1975, từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đã bắt đầu đặt kế hoạch phát triển trên toàn thể quốc gia. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đến 5 năm lần thứ hai. Nhưng trong hai kế hoạch ngũ niên đầu tiên nầy, mọi cố gắng của Việt Nam đã đưa đất nước lâm vào tình trạng thực sự kiệt quệ và bế tắc. Sinh hoạt kinh tế hầu như thất bại hoàn toàn. Việt Nam gần như đứng bên lề vực thẳm.

Năm 1986, đứng trước hiễm họa diệt vong, chính sách phát triển của Việt Nam đã rẽ sang một bước ngoặc, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa để chào gọi đầu tư ngoại quốc hầu cứu nguy nền kinh tế đang kiệt quệ. Từ đó, kinh tế Việt Nam lần lần đi lên từng bước một. Nông ngư nghiệp phát triển và nông dân bắt đầu tương đối có đủ lương thực và không còn ăn độn như những năm trước đó nữa.

Lợi tức đầu người từ 180 Mỹ kim (1980) tăng dần từ 7 đến 9% mỗi năm tiếp theo. Nhưng cho đến năm 1997, mức tăng trưởng khựng lại vào khoảng 4- 5%  cho đến những năm sau 2000. Từ đó Việt Nam bắt đầu lại vươn lên và đạt được mức tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 7- 9% trong nhiều năm liền. Đến năm 2007, lợi tức đầu người lên đến 650 Mỹ kim, tuy nhiên vẫn còn cách xa so với mức tăng trưởng của Trung Quốc là 1.400 Mỹ kim ($200/người/năm trong năm 1980).

Bên cạnh việc phát triển và tăng trưởng kinh tế kể trên, Việt Nam lại phải đối mặt với một vấn nạn môi trường do phát triển ngày càng trầm trọng thêm ra. Và vấn nạn nầy là một thách thức lớn nhất của Việt Nam trong những ngày sắp đến.

Mục đích của bài viết là trình bày lần lượt 2 yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến môi trường qua 32 năm phát triển của Việt Nam. Đó là sự phá rừng và sự gia tăng dân số cùng những hệ lụy nảy sinh do hai yếu tố trên.

Ảnh hưởng môi trường qua việc phá rừng 

Trước chiến tranh thứ hai, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam là 19 triệu mẫu chiếm 58% diện tích cả nước. Cho đến năm 1943 rừng chỉ còn lại 14,1 triệu mẫu (43%); và đến năm 1990 tình trạng càng tệ hại hơn nữa, diện tích rừng chỉ còn 9,1 triệu mẫu (27,7%). Theo báo cáo năm 2002 của Ngân hàng Thế giới (WB), kễ từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ được ước tính là 2 triệu m3. Ngoài ra còn phải kể đến việc cháy rừng vào mùa khô và việc chuyển đổi rừng trong việc nuôi tôm như vùng rừng tràm, đước ở Cà Mau.

Việt Nam cũng có chương trình trồng rừng sau khi nhận thức được nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường trong việc phá rừng bừa bãi. Do đó, “chương trình trồng rừng 327” đã được phát động từ năm 1994 đến nay. Chỉ tiêu cho đến năm 2010 là cố gắng trở lại mức bình thường vào thời điểm 1943, nghĩa là từ bây giờ cho đến cuối kế hoạch phải trồng thên 5 triệu mẫu rừng, chưa kể đến số diện tích rừng bị hủy diệt hàng ngày. Chi phí trồng rừng được ước tính là 1,1 triệu Mỹ kim/mẫu. Và Việt Nam nếu muốn đạt chỉ tiêu nầy thì hàng năm phải trồng thêm 1.000.000 mẫu rừng. Do đó tính khả thi của chương trình trồng rừng 327 khó có khả năng thực hiện được.

Về ĐBSCL, trong hiện tại chỉ còn 5% rừng che phủ và đã mất đi khoảng 175.000 mẫu rừng ngập mặn tính đến 2003. Rừng ngập mặn ở nơi nầy thể hiện nhiều lợi điểm sau đây: 1- chống lại sự xói mòn của biển, 2- hạn chế được sự nhiễm mặn vào sâu trong vùng đất liền, 3- và nhất là bảo vệ được đa dạng sinh học cho toàn vùng. Kỹ nghệ nuôi tôm đã đánh mất đi các lợi điểm nầy và hiện đang để lại một di hại không nhỏ cho toàn vùng hiện tại.

Về đất, hậu quả trước mắt ảnh hưởng từ việc phá rừng là sự thoái hóa của đất. Đất mất đi độ phì nhiêu và sự cân bằng dinh dưởng. Lớp đất thịt trên mặt sẽ bị cuốn trôi sau những cơn mưa lũ vì không còn cây và rễ để giữ đất lại. Điều nầy được tỏ rõ trong năm 2001, lần đầu tiên trong lịch sử nước sông Hương (Huế) đã biến thành đục và độ pH trở thành kiềm trong mùa khô.

Ngoài sự thoái hóa của đất do nguyên nhân trên, sau gần 20 măm mở cửa và phát triển ồ ạt trong nông nghiệp, Việt Nam mất đi 2 tỷ tấn đất/năm (nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung bình đất bị xói mòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 – 3200 tấn/mẫu/năm ảnh hưởng đến 23 triệu mẫu trên toàn quốc, chiếm 70% diện tích quốc gia.

Về nước, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2003, nguồn nước ở Việt Nam ngày càng bị khan hiếm và ô nhiễm. Sự thoái hóa nầy tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng kinh tế, nhất là ở những năm gần đây. Nhu cầu nước cho nông nghiệp chiếm 88%, và cho kỹ nghệ chiếm 7%.

Các nguồn nước thải từ khu gia cư, từ các trung tâm kỹ nghệ, khu chế xuất, đất nông nghiệp v.v...đã xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm, thậm chí ảnh hưởng đến phẩm chất nước ở vùng duyên hải nữa. Nước sinh hoạt gia cư, nước thải kỹ nghệ, và nước rỉ từ các bãi rác là nguyên nhân chính yếu cho việc ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước mặt đặc biệt ở các thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v... căn cứ theo báo cáo trên.

Về vùng duyên hải, trong vòng 3 thập niên trở lại đây, hơn 96% san hô của Việt Nam đều bị ảnh hưởng do tác động của con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, bằng hóa chất độc hại như cyanur, hoặc bị nhiễm độc do phế thải, đặc biệt ở vịnh Hạ Long, Cát Bà (Hải Phòng), Ninh Thuận, Bình Thuận, và Khánh Hòa. Theo một nghiên cứu thăm dò từ năm 1994 đến 1997 tại 142 địa điểm san hô dọc theo bờ biển Việt Nam, kết luận của bảng thăm dò cho thấy chỉ còn độ 1% tổng lượng san hô chưa bị ô nhiễm xâm nhập mà thôi. Riêng tại khu vực duyên hải miền Bắc, theo ước tính  của Hải học Viện Nha Trang thì trong vòng 20 năm trở lại đây, công nghệ khai thác than Quảng Ninh và các vùng phụ cận đã hủy diệt trên 50% lượng san hô ở vùng biển nầy.

Ảnh hưởng do sự gia tăng dân số

Với diện tích 325.000 Km2 trong đất liền và 336.000 Km2 nếu tính luôn các hải đão, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng dân số trầm trọng từ 44 triệu vào năm 1975 lên đến trên 82 triệu năm 2004 và 86,5 triệu năm 2007. Mật độ trên 1 Km2 tăng từ 135 người đến 257 người, đứng hàng thứ tư về mật độ cao trên thế giới. Toàn thể Việt Nam hiện tại có khoảng 12 triệu mẫu đất canh tác cho trồng trọt và chăn nuôi. Chính sự gia tăng dân số quá nhanh ngay sau khi chiến tranh vừa chấm dứt là một trong những nguyên nhân chính cho việc phá rừng. Cùng với mức gia tăng trên, và do nhu cầu sinh tồn, con người đã làm cho môi trường ngày càng xuống cấp nhanh hơn qua việc đốt rừng làm rẫy, độc canh trên đất dốc, đồi núi mà không có biện pháp chống xói mòn. Về trồng trọt, vì không được hướng dẫn cho nên việc luân canh không có kỹ thuật, không hợp lý cũng như không có kế hoạch, nhất là các loại cây công nghệ như: mía, khoai mì, khóm, lúa, đậu v.v...

Thêm nữa, cũng vì mức gia tăng dân số cho nên đất đã bị xử dụng liên tục, không có thời gian nghĩ ngơi để lấy lại sự cân bằng thiên nhiên. Cũng như vì nhu cầu tưới tiêu, cho nên nông dân không ngần ngại xử dụng nguồn nước thiếu phẩm chất như nước phèn, nước lợ....và hậu quả tất nhiên của việc làm nầy là mức độ nhiễm mặn, nhiễm phèn lấn sâu vào lục địa và đất đang có nguy cơ trở thành sa mạc hóa trong tương lai, và không thể phục hoạt được. Theo ước tính mới nhất năm 2007 của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, nguy cơ đất bị hoang hoá hay sa mạc hóa ở Việt Nam có thể lên 7 triệu mẫu.

Việc di dân từ các vùng cao miền Bắc vào cao nguyên Trung phần không có kế hoạch rõ rết cũng như không có nguồn trợ lực về tài chính và kỹ thuật cho di dân lúc ban đầu càng làm cho nông dân gián tiếp tăng thêm mức độ suy thoái của đất trong chăn nuôi và trồng trọt cũng như mức độ ô nhiễm qua việc xử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi làm cho tiến trình hủy hoại môi trường càng nhanh hơn.

Thay lời kết

Báo cáo “Hiện trạng môi trường Việt Nam 2000” soạn thảo do Chương trình Môi trường LHQ và Trung tâm Tài nguyên Khu vực Á châu Thái Bình Dương (UNEP-RRCAP) có nêu lên ngay trong phần khai mào, có nhận định như sau:”Nói chung, cho đến nay (2000) chưa nảy sinh các vấn đề môi trường đối với các khu công nghiệp (KCN) mới”.

Hiện nay trên cả nước có tất cả 89 KCN hoặc KCX (2007), nhưng chỉ có 9 KCN  có hệ thống xử lý nước thải còn thô sơ. Ngoài ra, việc xử lý phế thải rắn, và xử lý nguồn phát thải vào không khí hoàn toàn không được đề cập đến. Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai hàng ngày tiếp nhận trên dưới 200.000 m3 nước thải do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng thêm ra. Trong 5 năm trở lại đây, riêng sông Sài Gòn đã bị 5 lần ô nhiễm trầm trọng được ghi nhận. Đó là:

1- Tháng 12/2002 ô nhiễm hữu cơ làm cá chết hàng loạt,

2- Tháng 3/2005, nhiễm mặn nghiêm trọng làm cho nhà máy nước Tân Hiệp phải đóng cửa nhiều lần,

3- Tháng 9/2005 nước sông bị nhiễm bẩn, đục và có màu,

4- Tháng 5/2006, nước trong đường ống cấp nước bị nhiễm bẩn do mangan và sắt, Và tháng 9/2007 ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở đầu nguồn cũng như nhiễm mặn lên đến tận sông Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước cho công ty Cấp Nước Sài Gòn.       

Còn phế thải rắn đi vào các bãi rác lộ thiên mà không qua công đoạn xử lý. Và tại những nơi có KCN đang hoạt động không khí bị ô nhiễm hạt bụi và thậm chí có những khí độc thoát ra như khí clor, khí sulfurơ (SO2), và hơi chì, thủy ngân v.v...Báo cáo trên ghi nhận “chưa nảy sinh ra vấn đề môi trường”, thử hỏi những vấn nạn môi trường vừa nêu trên chưa phải là vấn đề môi trường hay sao"

Trong “Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia 2001 – 2010” do Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường thực hiện đã được nghiên cứu trong nhiều năm, được sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều nhà quản lý, nghiên cứu của hầu hết Bộ/Ngành ở trung ương và nhiều Ban/Ngành ở các địa phương. Nhiều nhà tài trợ và chuyên gia nước ngoài cũng đã tham gia tư vấn và hoàn thành chiến lược nầy... Và Chiến lược đã rút ra 9 giải pháp để thực hiện việc bảo vệ môi trường Việt Nam trong tương lai nhu sau:

1- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường;

2- Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường;

3- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường;

4- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường;

5- Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của quốc tế;

6- Kết hợp chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế xã hội;

7- Lựa chọn hành động ưu tiên;

8- Giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược;

9- Trách  nhiệm và các cơ quan thực hiện;

Tính đến nay, kế hoạch thực hiện chiến lược môi trường đang đi vào 2/3 giai đoạn (2007), theo sự quan sát của nhiều chuyên gia nội địa và hải ngoại, 9 giải pháp đề ra vẫn chưa được thực hiện đúng mức vì chỉ là những giải pháp tô vẽ trên giấy tờ và không được khai triển ra từng kế hoạch chi tiết để có thể phối hợp hành động. Ngay cả phạm vi quản lý của nhà nước là ưu tiên hàng đầu mà luật lệ và việc phân công, phân nhiệm còn trồng tréo nhau, gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Luật Môi trường đã được cải sữa lần thứ 17 (2004) mà vẫn còn quá nhiều kẽ hở tạo điều kiện thuận lợi thêm cho những móc ngoặc và tham nhũng, cũng như nhà nước phải chịu nhiều thất thu qua các tệ trạng kể trên. Một điều căn bản chính yếu trong luật môi trường là quy định các nhà sản xuất công, kỹ nghệ phái thiết lập “báo cáo” tác động môi trường” (EIA) trước khi dự án được chấp thuận và cấp giấy phép. Nhưng cho đến nay, có gần 700.000 cơ sở công nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc đang hoạt động, vẫn chưa có nơi nào nộp bảng nghiên cứu tác động môi trường theo đúng quy định của luật.

Nhìn lại 32 năm quản lý môi trường 1975 – 2007 của một quốc gia Việt Nam thống nhất, đất nước đã được gồm thu vào một mối, công cuộc điều hành quốc gia được tóm gọn vào một chiều hướng duy nhất: Phát triển quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dù cố gắng tối đa để có một nhận xét tích cực, nhưng quả thật, Đất Nước Việt Nam đang đi dần đến bế tắc, nhất là 20 năm sau khi có kế hoạch mở cửa từ năm 1986.

Phát triển Việt Nam trong nông nghiệp và chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu xuất cảng để có một số ngoại tệ nặng, nhưng cán cân chi thu vẫn làm cho Việt Nam càng thiếu hụt thêm ra theo thời gian mặc dù có rất nhiều nguồn vốn đầu tư do ngoại quốc đổ vào. Việc xuất cảng hàng năm trung bình 4 triệu tấn gaọ, thu nhập vào khoảng 800 triệu Mỹ kim, liệu có cân bằng được việc nhập cảng 9,5 tấn phân bón, cùng hàng trăm ngàn tấn hóa chất bảo vệ thực vật để có được lượng gạo xuất cảng trên hay không" Hay đó chỉ là một chính sách quản lý bao tử của người dân bằng cách bảo đãm một mức sống tối thiểu cho hàng triệu nông dân trên cả nước"

Việc xuất cảng hàng năm 900 triệu Mỹ kim qua việc xẻ gỗ đã để lại quá nhiều vấn nạn môi trường cho sự thất thoát rừng và những hệ lụy đã được phân tích ở phần trên, và mức thu nhập nầy có thể khỏa lấp được những mất mát do vấn nạn trên hay không" Hay nguồn tài nguyên căn bản của đất nước đang bị hao mòn dần"

Theo một báo cáo mới nhất về Chỉ số Môi trường Bền vững 2006 (2006 Environmental Sustainability Index) do Diễn đàn kinh tế nhóm họp tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 3, 2006, Việt Nam đã đứng cuối bảng trong 8 quốc gia ASEAN. Đó là Malaysia đứng đầu với 54,0 điểm, Miến Điện 52,8, Lào 52,4, Campuchia 50,1; và Việt Nam đứng chót bảng với 42,3 điểm. Chỉ số trên đo đạc do nhóm giáo sư ở Đại học Yale và Columbia (Hoa Kỳ) thực hiện, căn cứ vào 21 chỉ số môi trường như sau: khí thải nhà kính, phẩm chất nước, không khí, đất, sức khỏe môi trường, trình độ khoa học và công nghệ, khả năng quản lý tài nguyên, khả năng giải quyết áp lục môi trường v.v...

So với 146 quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam được xếp vào hạng 127. Trong lúc đó, Chỉ số Tự do kinh tế năm 2008 (2008 Index of Economic Freedom) cho thấy Việt Nam đứng vào hạng 135 trên 157 nến kinh tế trên thế giới. Chỉ số nầy căn cứ theo 10 tiêu chuẩn bao gồm các lãnh vực kinh doanh, đầu tư, mậu dịch, tài chính, tiền tệ, lao động công quyền, tham những và quyền sở hữu tài sản. Hai điều trên cho thấy tình trạng phát triển của Việt Nam còn đầy rẩy nhiều nghịch lý và không đi đồng bộ với việc bảo vệ môi trường.

Tóm lại, mọi kế hoạch, định hướng, chiến lược đã được Việt Nam đề xướng từ 30 năm qua đã không được thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn, cũng như việc phát triển quốc gia hoàn toàn không đồng bộ với việc bảo vệ môi trường. Do đó, hệ quả đương nhiên là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp tệ hại và cho đến nay, mọi biện pháp cứu chữa hầu như không thể thực hiện được.

Tuy nhiên, còn có một hy vọng là vào tháng 10, 2003, trong một cuộc họp báo của Thủ tướng Việt Nam hiện tại Phan Văn Khải có tuyên bố rằng: “Phát triển kinh tế và xã hội theo định hướng công nghiệp hóa:. Và gần đây nhất, Thủ tướng Việt Nam hiện tại, Nguyễn tấn Dũng cũng phát biểu tương tự trong cung cách phát triển quốc gia. Có thể đây là một chỉ dấu mới của chính sách kinh tế của Việt Nam hay không" Hay là chuổi từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” theo sau chiến lược phát triển kinh tế cho đến nay có thể đã được lãnh đạo Việt Nam nhìn nhận là đã thất bại và cần phải chuyển hướng tư duy"

Kết luận hiển nhiên là phát triển quốc gia không đi kèm với việc quản lý và kiểm soát môi trường sẽ đưa đất nước đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên và môi trường bị thoái hóa. Phát triển quốc gia không đi kèm với dân chủ hóa và nhân quyền hóa xã hội sẽ đưa đất nước đến kề cận với thảm họa diệt vong. Vì, một khi cánh cửa dân chủ chưa mở được thì tất cả tài nguyên, tài sản quốc gia sẽ tích lũy trong tay của một nhóm thiểu số cầm quyền; do đó, phúc lợi nầy sẽ không được chia xẻ đồng đều và công bằng theo nhu cầu của xã hội. Và đây, cũng là bế tắc chính yếu cần phải tháo gở của Việt Nam do công cuộc điều hành Đất và Nước không ứng hợp với chiều hướng phát triển bền vững từ 32 năm qua.

Môi trường Việt Nam từ không khí, đến đất đai, nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề; và có thể nói đã đến giới hạn tới hạn (threshold limit), nghĩa là thiên nhiên sẽ không còn khả năng để tự điều tiết, sàng lọc và xử lý môi trường được nữa…Do đó, đất đai sẽ bị hoang hoá, khô cằn, hay sự sa mạc hoá ngày càng tăng nhiều hơn. Nguồn không khí dơ bẩn sẽ là một gánh nặng y tế cho Việt Nam một khi phải cưu mang thêm hàng triệu nạn nhân do các bịnh về đường hô hấp. Sau cùng nhất là nguồn nước, trung tâm của mọi sinh hoạt của con người, sẽ là nguồn bịnh tật cho mọi bịnh về đường tiêu hoá.

Thử hỏi, với từng vấn nạn căn bản kể trên, người Việt tại quốc nội làm sao có đủ khả năng để tự cứu lấy chính mình"

Và sau cùng, những người cầm quyền hiện tại, ngoài việc lo củng cố quyền lực và “tích luỹ" tài sản cá nhân, có còn lưu tâm đến những vấn nạn môi trường đang xảy ra trên toàn cõi Việt Nam hay không"

VAST 12/24/2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.