Hôm nay,  

Chiều Mưa Biên Giới

24/12/200300:00:00(Xem: 4569)
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu" câu hát mở đầu một bài nhạc nổi tiếng vào thập niên sáu mươi của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông bỗng trở về ký ức, trời San Jose lất phất mưa. Người nhạc sỹ hiện còn ở trong nước, từng là đại tá VNCH, bị tù cải tạo sau năm bảy lăm, có nhiều ca khúc để đời. Điểm đặc biệt của ông là những tư tưởng cao đẹp về non sông đất nước trang trải qua lời ca trong các bài như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp...
Trong một buổi ca nhạc tháng trước, khi Phương Hồng Quế buông ra câu chiều mưa biên giới anh đi về đâu thì khán giả vỗ tay rào rào, có lẽ đã gợi lại một thời kỷ niệm mỗi người trong một bối cảnh của nền văn nghệ tự do và phong phú miền Nam. Quái kiệt Trần Văn Trạch thường trình bày bản đó với lối phát âm miền sông nước Cửu Long nghe rất có duyên, nhất là chữ "về đâu" thành "dề đâu".
Cái chữ biên giới cũng là nguồn hứng khởi để Phạm Duy viết nên bản Bên Cầu Biên Giới điệu Tango, Anh Bằng viết bản Nửa Đêm Biên Giới điệu Bolero.
Chiều nay trời mưa làm nỗi nhớ bâng quơ, làm man mác lòng kẻ xa xứ và hình ảnh mơ hồ của cái chữ biên giới lan man trong đầu. Từng là người vượt qua cái biên giới để qua tuốt bên này tránh nạn cộng sản, từng du lịch các nước và bước qua những trạm xét hải quan mới thấy rằng biên giới là một thực thể, là một cái gì không thể nào xoá bỏ được. Nhiều lý thuyết gia đã đưa ra điều lý tuởng là không còn biên giới nhưng đó là điều sai lầm vì trong cuộc đời này phải có phân ranh giữa xấu tốt, hay dở, thiện ác... như hai yếu tố Aâm Dương trong Thái Cực Đồ là nền tảng của triết lý Trung quốc.
Người Việt Nam ở hải ngoại từ bước đầu là những người không chấp nhận chế độ cộng sản, sau này họ bảo lãnh thân nhân từ trong nước qua làm cộng đồng trở nên đông đúc. Người bên này trở về thăm quê, người bên kia qua định cư tạo nên một sự giao thoa chằng chéo phức tạp.
Những người Việt kiều đã mang về những hình ảnh tự do dân chủ của thế giới Tây phương và người mới qua bên này cũng còn vương vấn những suy nghĩ của một xã hội đang bị cai trị bởi một chủ nghĩa độc tài. Có vẻ như là hai khối hải ngoại và trong nước đang xích lại gần nhau. Nhà cầm quyền Hà Nội rất mong muốn thu phục nhân tâm của khối người xa tổ quốc yêu tha thiết quê hương, là nguồn cung cấp tiền bạc dồi dào hàng năm tới mấy tỉ đô la cho cả nước.
Có đi nhiều nơi có sắc dân Tiên Rồng sinh sống mới thấy rằng chỉ còn báo chí tiếng Việt và những sản phẩm ca nhạc qua hình thức Video, CD là biểu hiện duy nhất sự hiện hữu của cộng đồng trong đất nước xa lạ, và là sợi dây nối kết đầm thắm nhất của những người Việt hải ngoại.

Biết được điều cốt tuỷ đó, chế độ Cộng sản lúc nào cũng đặt ra những kế hoạch nhằm chinh phục bằng con đường văn hoá văn nghệ. Những băng nhạc băng hình trong nước bán với giá rẻ mạt đã tràn lan hải ngoại, những bài ca sáng tác bên đó đã chiếm ưu thế cùng với đông đảo lực lượng nghệ sỹ trình diễn hầu hết là từ quê nhà sang bên này định cư, đang có vẻ như dần dần xoá mờ những dấu vết văn hoá văn nghệ của miền Nam tự do.
Thính giả cứ bị nghe hoài những bài ca tụng thành phố Hà Nội dần dần sẽ không còn nhớ Sài Gòn là gì nữa, những bài hát êm đềm về một đất nước có vẻ như là no ấm thoải mái không có đàn áp, nghèo khổ và đầy tham nhũng bất công. Nghe thì hay đấy nhưng từ từ sẽ có những ảnh hưởng về tuyên truyền rất hiệu quả, điều mà chế độ Hà Nội mong muốn.
Hãy đọc lời tuyên bố của ca nhân Bằng Kiều, vừa có thẻ xanh ở Mỹ sau khi lấy vợ là Trizzi Phương Trinh: "Thế hệ của tôi, điều tích cực nhất là chúng tôi đã đẩy được âm nhạc hải ngoại khỏi Việt Nam." Như vậy rõ ràng là vẫn còn có một biên giới giữa nhạc hải ngoại và nhạc trong nước, nó khác như thế nào thì tuỳ mỗi người đã cảm nhận.
Tại sao cứ lại phải lặp đi lặp lại cái chữ biên giới, một lằn ranh chính trị cần thiết giữa hải ngoại và chế độ trong nước. Xin hỏi lại rằng nếu không có nó thì những nhà đấu tranh cho dân chủ tự do ở quê nhà bị đàn áp thì lấy ai bên này lên tiếng để nhờ áp lực quốc tế cứu họ. Nếu không có báo chí truyền thông của người Việt hải ngoại thì dân trong nước làm sao biết được tập đoàn chính trị bộ Hà Nội đã nhân nhượng rất nhiều trong việc vẽ lại đường biên giới Việt Nam và Trung quốc.
Có thể ví tình hình hải ngoại và chế độ cộng sản trong nước như là Đài Loan và Trung Cộng. Đài Loan có chính quyền, cộng đồng thì phân tán khắp nơi và vô chính phủ không ai có quyền hơn ai. Trung Cộng lúc nào cũng sẵn sàng nuốt chửng hòn đảo nhỏ bé muốn ly khai, nhưng dù sao thì Đài Loan cũng đã là một tiếng nói khác đại diện cho nền văn hoá Trung quốc đối với thế giới. Cộng đồng người VN hải ngoại tị nạn cộng sản cũng là một tiếng nói đấu tranh cho dân chủ tự do, đại diện cho mấy chục triệu đồng bào trong nước.
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu" Câu hát chứa chan tình cảm văn nghệ và bỗng lang thang quẹo ngõ vào ý nghĩ chính trị. Biên giới vẫn còn đây trong bầu trời u ám mưa phủ và anh vẫn còn đứng ở đây để bảo vệ lằn ranh cần thiết đó. Tôi vẫn có thể ngồi uống rượu với bạn cùng trao đổi về những khía cạnh nghệ thuật, vẫn vỗ tay khen ngợi ca khúc cùng tiếng hát của bạn nhưng mà thôi, nói chi những điều nặng đầu. Xin hát tặng bạn mấy câu hát của bài Chiều Mưa Biên Giới, tôi không đi về đâu cả mà chỉ ngồi đây bên này biên giới nhìn mưa cảm khái.
San Jose 21-12-03

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.