Hôm nay,  

Cò Đường Dây Thi Thuê

14/04/200400:00:00(Xem: 4990)
Bạn,
Từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhưng các đường dây thi thuê vào các trường đại học niên khóa 2004-2005 đã ráo riết vào cuộc. Năm trước, nhiều đường dây bị phát giác, khởi tố, nhưng không vì thế mà hình thức gian lận này không còn. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Từ đầu tháng 3, tại các trung tâm luyện thi trên đường Nguyễn Kiệm, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) thường có một thanh niên lịch sự, chờ phụ huynh đến đón con mình đang học luyện thi để gạ gẫm, đàm luận về một vấn đề rất thời sự: "Vào đại học bây giờ khó quá!". Thanh niên này nhanh chóng tìm được sự đồng cảm với các vị phụ huynh, để rồi cuối cùng mới lộ ra: "Nhận thi thuê". Thông tin về nhóm "cò" gạ thi thuê ngày càng xuất hiện nhiều hơn, lan sang các trung tâm luyện thi ở quận 3, quận 1. Đó là những học viên thường vào các lớp luyện thi rỉ tai, viết giấy giới thiệu về "một công việc quan trọng", thu nhập cao nhằm lôi cuốn nhiều học viên đi theo con đường của các "cò" thi thuê này.
Một học viên tên H. tại một trung tâm luyện thi trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) kể về một nhân vật chuyên đi gạ thi thuê: "Nó giỏi lắm! Hôm học môn hóa, cô giáo cho bài làm cả lớp không ai giải được vì khó, thế mà nó lên bảng giải được ngay". Bước dạo đầu của "cò" là như thế: giỏi giang, lịch sự và quan trọng nhất là tạo được niềm tin ngay từ đầu để "hút hàng" về phía mình. Tại trung tâm luyện thi "chất lượng cao" thuộc ĐH Sư phạm TPSG trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), cũng với bài bản lên bảng giải toán, sau đó một "cò" tên Tuấn đã đề nghị toàn bộ học viên nam trong lớp ở lại để "bàn việc quan trọng". "Cò" này sau khi cho số điện thoại của mình lại bắt đầu hành trình đến trung tâm khác.

Theo số điện thoại của Tuấn cho, đầu dây bên kia là Tài, sinh viên ĐH Kinh tế TPSG, đang thực tập chuẩn bị tốt nghiệp. Tài cho biết: "Không còn nhận hồ sơ vào các trường công lập. Chỉ còn nhận hồ sơ vào các trường dân lập thôi với giá 10 triệu!". Anh ta tiết lộ: "Có ba hình thức. Thứ nhất tôi có thể đưa bài vào. Thứ hai thi xong tôi nâng điểm. Thứ ba không cần thi mà có người thi hộ luôn". Tài tỏ ra là một người rất am hiểu về tuyển sinh đại học. Cậu không giấu vẻ tự hào khi tiết lộ đường dây của mình có bao luôn cả giám thị. Đối với cách đưa bài giải vào phòng thi, Tài tuyên bố từ 5 giờ sáng là đường dây của Tài đã có đề, đến 7 giờ30 là giải xong. Lúc đó tùy tình hình mà giám thị sẽ đưa bài giải vào. Về lo ngại thí sinh trong phòng thi phản ứng khi thấy có thí sinh chép bài, Tài giải thích: "Tất nhiên những phòng thi kiểu đó giám thị sẽ coi dễ dãi hơn, hơn nữa thí sinh lo làm bài chứ ít ai để ý xung quanh mình".
Bạn,
Báo TT viết tiếp: vêà trường hợp nâng điểm, Tài yêu cầu phải cho kiểm tra trình độ trước, sau đó mới đánh giá tình hình theo kiểu: thí sinh sẽ làm bài được bao nhiêu điểm, dự kiến ngành đó sẽ lấy bao nhiêu và báo lại cho phụ huynh biết là "có cửa" hay không. Nếu phụ huynh thấy không đủ sức mà vẫn chấp thuận thì không trúng tuyển vẫn phải trả tiền sòng phẳng."Giá cả tôi nhận một trường hợp vào sư phạm là 20 triệu. Giá đó là gần như không thay đổi", Tài quả quyết. Còn vào khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia TP SG thì 17 triệu. Khi giao hồ sơ ứng trước 5 triệu để chi phí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.