Hôm nay,  

Thời Gian Không Đợi

03/12/200600:00:00(Xem: 4202)

Thời Gian Không Đợi

Những dòng chữ này được viết vào sáng ngày 1-12-2006, ngày khởi sự cuộc chiến mặc áo trắng mỗi hai ngày trong tháng để đòi hỏi dân chủ do phong trào 8406 kêu gọi. Chúng ta chưa thể đóan lời kêu gọi mặc áo trắng này sẽ được đồng bào quốc nội hưởng ứng tới đâu, vì sẽ cần tới nhiều tháng để vận động và đo lường, nhưng trứơc tình hình nhà nứơc CSVN ngăn cấm tự do báo chí và xiết chặt các quyền ngôn luận, có vẻ như lời kêu gọi khó được phổ biến rộng rãi trong nứơc. Vấn đề là, không lẽ không làm gì cả, vì thời gian sẽ không đợi ai hết, và không lẽ ngồi bó tay mà chờ lòng hảo tâm của Đảng CSVN ban ơn cải tổ kiểu xin-cho chậm rãi "trăm năm trồng người."

Hiển nhiên, đó không chỉ là quan tâm riêng của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, người thay mặt khối 8406 sọan ra Lời Kêu Gọi Tòan Quốc Mặc Ao Trắng Vì Dân Chủ, mà chắc chắn còn là nỗi lo của nhiều nhà dân chủ khác. Vì trong khi công an bưng bít hết mọi thông tin về dân chủ, bao vây và truy bức liên tục các nhà dân chủ và dân oan từ những ngày cận hội nghị APEC tới giờ chưa thôi, thì thời gian mỗi ngày vẫn đang cuốn đi năng lực của các thế hệ lão niên, trong khi thế hệ trẻ có vẻ như chưa thể thay thế kịp.

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta xem người trẻ chưa cáng đáng nổi. Thực ra vẫn có nhiều người trẻ gia nhập làng dân chủ mới đây, và họ đã trở thành một số cột trụ quan trọng. Thí dụ, như Phương Nam Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn, người du học sinh từ Uc liều thân về nứơc để viết sách, liên kết và chia sẻ cuộc chiến vì dân chủ. Hay là nhà văn Du Lam ở Đà Nẵng, hay kỹ sư Nguyễn Phương Anh và Bạch Ngọc Dương ở Hà Nội, hay cựu chiến binh Lê Trí Tuệ, và nhiều nữa đang bứơc ra cùng gánh vác. Hay là các công nhân và nông dân trẻ trong Hiệp Hội Công Nông vừa bị bắt nguội và biệt tích luôn. Hay là chàng thanh niên nhà họ Trương ngồi trong tiệm cà phê Internet và bị công an cặp cổ kéo đi từ nhiều tháng qua. Đó là chưa kể tới thế hệ trung niên với những người nhiều năm đòi hỏi dân chủ như nhà báo Nguyễn Khắc Tòan, nhà giáo Dương Thị Xuân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, giáo sư Nguyễn Chính Kết… Trong đó, còn rất nhiều ngừơi trung niên đang ở tù như nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo…

Nhưng có một thực tế rằng, đa số tuổi trẻ VN chỉ nóng lòng với các chuyện học, chuyện thi, tìm việc, game, mua sắm, và vào blog cãi nhau chuyện tô phở Bắc với hũ tương Nam…  Tất nhiên là chúng ta cũng phải thông cảm với hiện tựơng tuổi trẻ như thế, ít nhất họ cũng đang hít thở một chút khí trời nơi cửa sổ, trong căn phòng giam mà bố mẹ họ trứơc đó chỉ thấy bưng bít bốn bức tường. Đó cũng là một bứơc tiến về xã hội. Nhưng nếu tà tà như thế, rồi đất nứơc chúng ta đi tới đâu trong lúc cả thế giới cùng tăng tốc tiến bứơc, mà hầu hết các nứơc đều không bị che mắt, bịt tai như mình…

Cùng lúc đó, thế hệ các nhà dân chủ cao niên sức ngày một yếu. Thời gian không đợi ai cả.

Bản tin Đài BBC hôm 30-11-2006 cho biết rằng cụ Hòang Minh Chính đã nhập viện. Bản tin viết:

"Con gái của nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính cho đài BBC biết cha của bà đang nằm viện ở Hà Nội do khối u ung thư gặp biến chứng. Nói chuyện qua điện thoại, người con gái của ông Chính cho biết tình trạng sức khỏe của ông hiện yếu và gặp khó khăn khi nói chuyện. Mùa hè năm ngoái, ông Hoàng Minh Chính, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam, được cấp phép cho sang Hoa Kỳ chữa bệnh.

Ông Hoàng Minh Chính bị ung thư tuyến tiền liệt và bệnh về ruột trong một thời gian qua và được chính phủ Việt Nam cho sang Mỹ để chữa bệnh theo lời mời của một bác sỹ người gốc Việt ở California.

Ông Hoàng Minh Chính, năm nay 86 tuổi, từng giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước như Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Phó chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin. Đó là các chức vụ ông nắm giữ trước khi chỉ trích các chính sách của chính phủ trong nước mà ông coi là sai lầm và đòi cải thiện dân chủ. Ông cũng từng bị tù và sau đó là quản thúc tại gia một thời gian.

Khi ở Mỹ, hôm 29-9-2005, ông Chính đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để, như ông nói 'nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo' ở Việt Nam…"

Nếu bạn nhìn vào tuổi các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ kỳ cựu thì thấy rằng đó sẽ là những điều đáng ngại. Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng Quảng Độ, Linh Mục Chân Tín, cụ Lê Quang Liêm, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, GS Trần Khuê, nhà văn Hòang Tiến, tiến sĩ Hà Sĩ Phu… đều vào hàng lão niên cả. Tất cả các vị đều đã tận lực đương cự, hối thúc và đòi hỏi chế độ CSVN phải đổi mới, phải dân chủ, và bây giờ đất nứơc chỉ mới nhúc nhích được có thế thôi. Mà thời gian thì đâu có đợi ai.  Nơi đây, xin chúc lành cho cụ Chính, và hy họng rằng tất cả các cụ lão niên dân chủ đều sẽ nhìn thấy đất nứơc thực sự tự do dân chủ trứơc ngày thanh thản rời cõi trần gian đau khổ này.

Vậy mà những bứơc tiến tự đổi mới của nhà nứơc CSVN cực kỳ chậm rãi tới kinh ngạc. Thí dụ, bây giờ là năm 2006 mới cho mở đại học tư thục. Hãy nhớ rằng trứơc năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa đã có nhiều đại học tư thục, và đã đào tạo nhiều thế hệ trí thức trong tinh thần rất là nhân bản, khai phóng - như Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Minh Đức, Đại Học Hòa Hảo, Đại Học Cao Đài…

Báo Giáo Dục & Thời Đại của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tuần này mới loan tin như sau:

"Trường đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam khai giảng khoá I

Sáng 26/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long, thừa ủy quyền của Chính phủ đã trao quyết định thành lập trường đại học Chu Văn An - trường đại học tư thục đầu tiên của nước ta. Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT trao quyết định công nhận Hội đồng quản trị, chức danh Chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng... cho các cá nhân có trách nhiệm của trường. Cũng ngày này trường đã tổ chức khai giảng khoá I cho 40 sinh viên (được xét tuyển) của 20 tỉnh thành trong cả nước theo học tại 3 khoa: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Ngoại ngữ. Tại buổi khai giảng, hiệu trưởng Tạ Tiến Hùng đã quyết định giảm 30% học phí học kỳ I năm học 2006-2007 cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Trường ĐH Chu Văn An được nhiều cá nhân trí thức - viên chức chủ yếu là con em của quê hương Hưng Yên lập đề án vận động thành lập, được CP đồng ý thành lập cùng với việc CP phê duyệt dự án thành lập tại TX Hưng Yên (sẽ được nâng lên đô thị loại 3 trước năm 2010) một khu đô thị đại học trung tâm của vùng giữa châu thổ Bắc bộ. Trước mắt UBND tỉnh Hưng Yên cho trường mượn khu nhà liên cơ uỷ ban nhân dân tỉnh cũ để làm nơi đào tạo khoá đầu, song song với việc lập đồ án và tiến hành xây dựng cơ ngơi nhà trường tại một khu đất rộng 30 ha ở TX Hưng Yên."

Tại sao bây giờ nhà nứơc mới chịu áp dụng một mô hình mà cả thế giới đã thực hiện từ nhiều trăm năm nay, và VNCH đã có từ 50 năm trước" Điều không rõ, Đại Học Tư Thục Chu Văn An đó có dạy chủ nghĩa Mác Lê hay không" Và có cho sinh viên được tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận hay không" Hãy nhớ rằng, tại Miền Nam VN trước 1975, học sinh trung học và sinh viên đại học đều có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản báo và sách. Không có vị thầy hay ban giám hiệu nào cấm hết. Thậm chí, nếu không xin được vị thầy nào đứng tên đỡ đầu để ghi tên thầy vào Ban Cố Vấn cho oai, thì sinh viên học sinh vẫn có quyền tự do xuất bản sách và báo, nhưng chỉ được phép bán ngòai cửa lớp. Tôi còn nhớ, khỏang năm 1967, khi tôi học lớp Đệ Tứ (bây giờ là lớp 9) ở trường Trần Lục, Tân Định, Sài Gòn, học trò đã tự do làm báo rồi, và tôi nhìn thấy các bạn mình cứ rủ nhau đi xin thơ, truyện của nhau để quay roneo làm báo. Lúc đó còn là một kiểu thời trang. Lúc đó, người bạn cùng lớp là Lê Đình Viễn tự làm một tập san, bị thầy hiệu trưởng cấm bán trong lớp vì nhiều lý do, tôi không nhớ có lý do chính trị hay không vì lúc đó không đọc. Nghe nói sau 1975, Viễn làm chức gì đại để như Quận Ủy hay Quận Ủy Viên của Phú Nhuận, Sài Gòn. Không rõ bạn này có bao giờ nuối tiếc thời tự do báo chí xa xưa hay không.

Và cũng từ năm đó, nhờ phong trào tự do làm sách báo đó, tôi mới say mê đọc sách ngày đêm. Rồi tới khi chuyển qua Trung Học Chu Văn An ở Quận 5, Sài Gòn, không khí làm báo còn tự do hơn nữa. Đó là chưa kể tới khi lên Đại Học. Câu hỏi nơi đây là: bao giờ thì CSVN cho dân mình, hay ít nhất là cho sinh viên học sinh, quyền tự do ngôn luận, tự do in sách, xuất bản báo"

Đó là mới nói riêng phần xin-cho trong nội bộ VN mình, chưa nói tới áp lực trì kéo từ đàn anh phương Bắc. Như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang trong bài "Vì sao đến nay Việt Nam mới gia nhập WTO"" đăng trên nhiều mạng, cho thấy bản chất tệ hại của Đảng CSVN:

"… bàn tay điều hành của tình báo Hoa hải ngoại gớm ghiếc quá, thâm hiểm quá ! ... Nếu chưa khống chế được sự lũng đoạn vô cùng nguy hại của nó thông qua Tổng cục 2; nếu Đại hội X không loại được thần uy của Đỗ Mười - Lê Đức Anh và tay chân của họ thì nay Việt Nam vẫn chưa vào WTO. Thành quả lớn này đạt được chính nhờ đóng góp bằng sự xả thân hết sức tích cực của "anh em dân chủ". Thế mà! Công lao ấy được Đảng, Chính phủ …trả ơn bằng hàng loạt đòn thù hiểm ác: đấu tố, bôi bẩn, bỏ tù, cắt điện thoại, nhốt trong nhà suốt Hội nghị APEC 14 … và được gọi bằng cái tên "bọn cấp tiến phản động"!…"

Thế là, Đảng CSVN cứ để đất nứơc đi thật chậm rãi. Và sau này lịch sử sẽ ghi công rằng nhờ Đảng "cho phép mở cửa dân chủ hóa" nên mới đỡ hơn Bắc Hàn, Cuba…

Báo Pasadena Star-News hôm 29-11-2006 đăng bản tin "Educators sample local programs: Vietnamese teachers visit Arcadia school" (link: http://www.pasadenastarnews.com/news/ci_4743325) của phóng viên Cortney Fielding, kể rằng, trích dịch:

"Nhà giáo Trần Thị Thu Nga chưa bao giờ trong đời nghe nhiều tiếng nói từ một phòng học như thế. Nhà giáo từ VN tới thăm đã ngồi lặng lẽ hôm Thứ Ba trong khi các học trò lớp 11 và lớp 12 thảo luận về sự dị biệt giữa hành động chính trị và hành động xã hội trong lớp Advanced Placement American Government (lớp dạy về các chức vụ cao cấp trong công quyền Mỹ) tại Trung Học Arcadia High School.

Nhưng thay vì đưa ra các định nghĩa, nhà giáo Kevin Fox hướng dẫn các em tự suy nghĩ và phát biểu về ý nghĩa của tham dự quyền công dân. Ong nói rất là ít.

Fox nói, "Tôi có thể nói các em những gì tôi biết. Tôi có thể đọc ra từ một cúôn sách. Nhưng các em sẽ không nghe, ít nhất có lẽ là [nghe] không lâu."

Trong khi điều đó bình thường với nhà giáo Mỹ, bà Nga, một nhà giáo trung học về môn ngọai ngữ tại Hà Nội, thán phục về sự tham dự của học sinh.

Bà nói, "… nhà giáo cứ chỉ nói và nói, trong khi học sinh ngồi im lặng và ghi vào giấy. Rất là truyền thống."

Nga là một trong ba nhà giáo Việt Nam tới thăm lớp của Fox như một phần trong chuyến đi dài cả tuần lễ tới Los Angeles và Washington, D.C., bảo trợ bởi hội bất vụ lợi Center for Civic Education (CCE). Chương trình nhằm minh họa các cách dạy về thiết lập dân chủ và các lớp giáo dục quyền công dân với hy vọng các nhà giáo này sẽ mang về ứng dụng cho một nước cộng sản đang chậm rãi thích ứng với văn hóa Tây Phương.

Hôm Thứ Ba, lớp của Fox tham dự vào "Project Citizen" (Dự An Công Dân) của CCE, một chương trình giáo dục căn bản về dân chủ sử dụng tại hơn 60 qúôc gia.

"Tôi có những quyền mà tôi có thể sử dụng để thay đổi chính quyền," theo lời em học sinh 17 tuổi Pronoy Sarkar, khi nhận định về bài học trong ngày. "Nếu công dân u mê không biết, thì đất nứơc sẽ không thay đổi."

Natalie Bonjoc, quản trị chương trình của CCE, nói dân Vi6ẹt mong muốn một chương trình như Dự An Công Dân trong đó giới thiệu các khái niệm dân chủ từng mảnh dễ nuốt.

Bà nói, "Chúng tôi hy vọng rồi chương trình này sẽ bám rễ ở VN, nhưng chúng tôi sẽ không áp đặt vào họ mà chỉ muốn trình bày cho họ các hệ ý thức khác."

Dù vậy, Bonjoc xác nhận chương trình sẽ được làm dịu xuống và sửa cho thích hợp để lọt qua cửa kiểm duyệt nhà nứơc CSVN; bà nói, nó nhiều phần sẽ tập trung vào quyền công dân nhiều hơn, và ít chính trị hơn.

Khi đưa vào VN, bước đầu tiên sẽ là đưa 1 chương trình thí điểm tại nhiều trừơng học, theo lời Đinh Quang Thu, Giám Đốc Quan Hệ Quốc Tế tại Đại Học Hà Nội.

Ong nói, "Chúng tôi sẽ di động cực kỳ là chậm, và xem các sinh viên có thể thích ứng với chương trình này không." (We will move very slowly, and see whether students could be adapted to this.)"

Đó là dịch xong tòan bộ bản tin.

Các bạn đã từng ở Miền Nam trứơc 1975 thử xem có trời đất nào như thế không. Bây giờ CSVN mới làm những gì mà nhiều trừơng ở VNCH đã từng làm. Tôi là một trong các học sinh lớn từ Miền Nam, và đã chứng kiến một số vị thầy dạy kiểu tự do thảo luận như ở Mỹ. Mà không chỉ tự do thảo luận bằng lời nói, mà còn cho tự do xuất bản báo để thảo luận nữa. Như khi học Ban Triết Học của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trứơc 1975, tôi và một số bạn thân đã ra các báo như Tập San Nghiên Cứu Triết Học và Tạp Chí Tự Thức để muốn viết gì thì viết, muốn cãi gì thì cãi, mà không thầy cô nào kiểm duyệt hết.

Xin bạn chú ý câu cuối bản tin mới dịch trên, về sự thích ứng. Thực sự, không phải sinh viên thích ứng, mà câu hỏi chính là đảng và nhà nứơc CSVN có thích ứng nổi các chương trình như thế hay không.

Vấn đề là, thời gian không đợi ai. Xin đảng và nhà nứơc CSVN ý thức tăng tốc dân chủ hóa, cho dân hưởng sớm các quyền tự do căn bản - mà một thời, ngay các em học trò dưới thời VNCH cũng được hưởng, được sử dụng, và được khơi mở nguồn sáng tạo của các em. Hãy nhớ, càng làm cho trễ nãi, là thêm nặng tội muôn đời với lịch sử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.