Hôm nay,  

Lan Man Chuyện Đạo Nhạc

12/04/200400:00:00(Xem: 4649)
Mười mấy năm trước, khi tiếng hát Julie tung ra cuốn băng Nghìn Năm Vẫn Đợi do cô trình bày những bài hát Nhật được chuyển lời Việt của Khúc Lan đã trở thành best seller và thính giả Việt bắt đầu thấy trình độ sáng tác và hòa âm của dân tộc Phù Tang quả thật cao so với trình độ của con cháu Tiên Rồng. Vì cũng là dân châu Á nên tình cảm và suy tư trong âm nhạc có điểm tương đồng, do đó những ca khúc hay của Nhật trở nên gần gũi với chúng ta. Ngay cả Hồng Kông, Đài Loan cũng hát và nghe nhạc Nhật bằng ngôn ngữ của họ, đó cũng là lý do có nhiều bài hát xuất phát từ con cháu Thái Dương Thần Nữ do nữ danh ca Đài Loan quá cố là Đặng Lệ Quân thu băng làm người ta lầm tưởng là nhạc Tàu.
Và từ đó phát sinh ra phong trào lấy nhạc Nhật đặt lời Việt để phục vụ khách thưởng ngọan hải ngọai. Có những trường hợp nhà in hay nhà sản xuất cẩu thả không đề chữ "lời Việt" và lại không ghi chữ "nhạc ngoại quốc" làm bà con lầm tưởng người đặt lời chính là tác giả của bài hát. Và đôi khi nhà sản xuất không đề chữ nhạc ngoại quốc cũng có lý do thầm kín là làm cho khách nghe tưởng đây là nhạc Việt thuần túy để bán băng cho dễ.
Đã có trường hợp một ông nhạc sỹ A chỉ đặt lời Việt mà thôi nhưng khi khán giả khen ông ta làm bài hát đó hay và trong lúc cao hứng cũng gật đầu nhận bừa vì không tiện cải chính. Rồi dần dần theo thời gian, đa số người nghĩ là ông ta chính thật là tác giả.
Trường hợp nhạc sỹ Bảo Chấn ở Thành Hồ tự xưng là tác giả bản Tình Thôi Xót Xa đang là đề tài nóng hổi từ trong nước đến hải ngoại vì nó quá giống bản nhạc Frontier của nữ nhạc sỹ Nhật Keiko Matsui.
Đây phải nói là sao chép, là đạo nhạc chứ không phải chỉ là sự giống nhau tình cờ giữa hai bản này. Qua cách trả lời của ông ta một cách thiếu thuyết phục thì quần chúng hiểu rằng ai đạo nhạc của ai rồi.
Ngay từ lúc ca sỹ Thảo My thực hiện cuốn băng gồm 10 bài hát hay của 10 nhạc sỹ cách đây hơn mười năm ở hải ngoại, đã ca bài này mà lại ghi tên tác giả là một người tên Thạch thì thấy câu chuyện đã chớm mòi rắc rối. Rồi Trương Học Hữu của Hồng Kông cũng thu băng. Lúc trong nước ghi tên tác giả là Bảo Chấn thì những tay nhà nghề trong giới âm nhạc nghĩ là ông ta chỉ đặt lời Việt, nhưng vì có thể do ấn loát thiếu sót nên hiểu lầm mà thôi.

Cho đến khi thấy tập nhạc in trong nước ghi rõ ràng tên Bảo Chấn là tác giả Tình Thôi Xót Xa thì chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm. Và cho đến nay hơn mười năm thì câu chuyện nổ lớn và sự thật sẽ rõ ràng nay mai. Chuyện đã trở thành tin quốc tế, chắc chắn sẽ có một người ăn cắp nhạc của người kia và tòa án quốc tế sẽ xử. Không phải là tiền bạc mà còn là vấn đề danh dự của người nhạc sỹ.
Xin kể lại câu chuyện cũ là bài hát nổi tiếng thế giới Feelings năm 1975 của tác giả người Ba Tây là Morris Kaiserman tức là Morris Albert sáng tác năm 1973. Trước đó vào năm 1956, Louis Gaste, một người Pháp đã sáng tác bản Pour Toi có một phần giai điệu giống bản Feelings. Vào năm 1988, tháng 10, tòa án ở New York đã xét xử đơn của Gaste kiện Morris Kaiserman đạo nhạc của ông ta. Kết quả vào ngày 01 tháng 12 cùng năm, tòa xử Louis Gaste thắng và bên kia phải bồi thường mấy trăm ngàn đô la. Quý vị có thể vào Internet dò tìm bản sao kết quả vụ xử.
Câu chuyện giữa Bảo Chấn và Keiko Matsui có thể sẽ do tòa Mỹ xét nếu hai bên không tự thỏa thuận với nhau, có nghĩa là người nhạc sỹ VN phải xin lỗi theo lời yêu cầu của phía bên kia. Thiên hạ đang chờ xem.
Bằng sự suy luận, không người nhạc sỹ nào sáng tác mà lại đi bắt chước người khác một cách có ý thức, vì ai cũng muốn đứa con tinh thần của mình xinh đẹp khác người. Trừ trường hợp giống nhau một cách vô ý thức thì đành chịu. Mà nếu có bắt chước thì cũng khéo léo ráp nối chứ không ai bê nguyên xi cả một câu nhạc dài như vậy vào tác phẩm của mình. Có lẽ những năm trước, những nhạc sỹ trong nước không biết là có ngày VN sẽ hòa nhập vào cộng đồng thế giới, nên đạo nhạc của nước ngoài một cách thỏai mái để mau nổi tiếng kiếm sống. Nào ngờ, bây giờ Internet phổ biến, giới trẻ mau chóng tìm hiểu mọi vấn đề dễ dàng.
Ở trong nước, bây giờ thính giả phát hiện ra nhiều bài hát nổi tiếng lại là bản sao của nhạc nước ngòai. Thật là nhục nhã cho giới sáng tác VN. Vấn đề của Bảo Chấn không còn là cá nhân nữa mà là của dân tộc. Hãy tưởng tượng người Nhật bỉu môi chê một nhạc sỹ nổi tiếng VN đi ăn cắp nhạc của họ.
Nhìn vào tình trạng âm nhạc của trong nước bây giờ để thấy hình ảnh của cả xã hội là tòan lai căng, ăn cắp, lừa dối, thiếu sáng tạo, xuống cấp mọi thứ. Ngay cả giới lãnh đạo chóp bu cũng chỉ là những tên tôn thờ chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, bắt chước mù quáng những chính sách đường lối của các đàn anh từ Nga sô rồi bây giờ tới Trung Cộng. Bảo Chấn dùng nguyên xi dòng nhạc Nhật thì cũng làhọc theo các tên trong bộ chính trị ở Hà Nội vọng ngoại lai căng mà thôi.
San Jose 9-4-04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.