Hôm nay,  

Bài I: Lịch Sử Tị Nạn Dân Việt Tại Mỹ Bắt Đầu Ra Sao 25 Năm Trước?

08/04/200000:00:00(Xem: 4360)
(Phần 1 của loạt bài 4 phần)

LTS. Vì một vài lý do kỹ thuật, loạt bài về di trú của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International bị gián đoán trong các tuần qua. Và bắt đầu lại sẽ là loạt bài di trú đặc biệt trong dịp tưởng niệm 25 năm ngày Quốc Hận, với mỗi bài vào mỗi Thứ Bảy. Bài dưới đây là phần I.

Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, thắm thoát đã được 25 năm. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, một số lớn đồng bào Miền Nam bất chấp mọi hiểm nguy và bất chấp một tương lai vô định đang chờ đón nơi xứ lạ quê người, đã tìm mọi cách rời bỏ quê hương bằng những phương tiện vượt biên để xin tỵ nạn tại Hoa kỳ và các nước khác trên thế giới.

Nói riêng tại Hoa Kỳ là nước có quan hệ trực tiếp đến cuộc chiến tại Việt Nam nên số người Việt tỵ nạn tại đây đông hơn hết. Tuy nhiên, không phải sau ngày 30 tháng 4, 1975, mới có người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ, mà trước đó cũng đã có một số người Việt sang Hoa Kỳ theo nhiều quy chế khác nhau.

1- THỜI GIAN TRƯỚC NĂM 1975 :
Số người Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1975 hầu hết không thuộc diện tỵ nạn, mà là thuộc các thành phần du học, tu nghiệp, kinh doanh, và nhân viên ngoại giao.

Ngoài ra còn có một thành phần quan trọng nữa, do hậu quả của việc Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam, là vợ con của các quân nhân, công tư chức Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam, đã theo chồng và cha mẹ trở về Hoa Kỳ. Một số người thuộc thành phần này đã thất vọng về cuộc sống ở Hoa Kỳ vì trong thời gian này người Việt ở Hoa Kỳ rất hiếm nên họ rất buồn, rất nhớ nhà, ngoài ra còn khác biệt về văn hóa, mâu thuẫn về gia đình nên có người phải quay trở về Việt Nam, như chúng ta đã thấy thảm cảnh gia đình diễn tả trong phim Trời và Đất (Heaven and Earth) đã trình chiếu trước đây.

Tuy nhiên, một số lớn người khác đã hội nhập được vào đất nước Hoa Kỳ đã thành công trong cuộc sống mới, được cấp thẻ xanh, được nhập tịch sau đó và bảo lãnh cho thân nhân trực hệ sang Hoa Kỳ, trước khi xảy ra biến cố 30 tháng 4-1975. Mặc dù trong thời gian này, luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ còn khắt khe hơn bây giờ, số người được gia đình bảo lãnh cũng phải chờ đợi khá lâu.

2- THỜI GIAN 1975-1979 :
Khi Sàigon sắp thất thủ, mấy ngày trước 30 tháng 4-1975, một cuộc di tản trong sợ hãi và hỗn loạn của người dân Miền Nam trốn thoát cộng sản tìm đường chạy ra nước ngoài bằng đủ mọi phương tiện có thể có được. Hình ảnh di tản chạy loạn này được thể hiện qua các đoạn phim thời sự sống động như chiếc máy bay trực thăng đáp trên sân thượng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sàigon để bốc đi từng đợt người ùn ùn chen nhau trên cầu thang, như cảnh những chiếc trực thăng bổ nhào xuống biển trước khi đáp xuống phi đạo của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đậu chờ ngoài khơi Việt Nam.

Sau 30 tháng 4-1975, làn sóng người tỵ nạn gia tăng mạnh mẽ hơn nữa, bằng đủ loại thuyền bè nhỏ lớn ngày đêm ùa ra trên biển cả mênh mông, bất chấp sóng to gió lớn. Hình ảnh thuyền nhân Việt Nam liều mình vượt biển tìm tự do trên những chiếc thuyền bé nhỏ mong manh được phổ biến khắp thế giới như một thiên trường ca vừa hào hùng, vừa bi thảm, làm chấn động lương tâm nhân loại lúc bấy giờ.

Ngoài một số không nhỏ bị tử nạn trên sông biển, những người may mắn thoát chết được tạm trú tại các trại tỵ nạn trên các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân và cả những nơi xa xôi như Hồng Kông, Tân Tây Lan, Úc châu.

Cả thế giới hướng về các trại tỵ nạn nói trên. Các ủy ban cứu trợ Liên Hiệp Quốc, các hội thiện nguyện quốc tế, các phái đoàn cứu xét tỵ nạn của các quốc gia Tây Phương được gởi tới các trại tỵ nạn để giúp đỡ việc định cư cho các thuyền nhân khốn khổ Việt Nam.

Về phía chính phủ Hoa Kỳ, là nước chủ động trong việc huy động nhân lực, tài lực, trong việc thiết lập các chương trình định cư cho người Việt tỵ nạn, Hoa Kỳ đã áp dụng thủ tục giản dị và khẩn cấp để giải quyết nhanh chóng cho số thuyền nhân đến các trại tỵ nạn càng ngày càng đông.
Một đơn vị đặc nhiệm, gọi tắc là VPU (tức Vietnamese Processing Unit) được thiết lập tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Thái Lan, để phụ trách cứu xét việc định cư cho người Việt tỵ nạn. Đơn vị đặc nhiệm này là tiền thân của cơ quan ODP sẽ được thiết lập sau đó.

Trong thời gian này, tiêu chuẩn tỵ nạn và thủ tục bảo lãnh được giản dị hóa tối đa đối với người Việt Nam. Về tiêu chuẩn tỵ nạn thì không cần phải chứng minh bị chánh quyền trong nước ngược đãi theo như qui ước quốc tế hay theo luật di trú của Hoa Kỳ, mà chỉ cần bỏ trốn khỏi chế độ Cọng Sản là được xem như có lý do để tỵ nạn.

Về thủ tục để bảo lãnh thân nhân đoàn tụ tại Hoa Kỳ thì chỉ cần điền mẫu xác nhận liên hệ thân thuộc (Affidavit of Relationship) kèm theo giấy tờ chứng minh thân thuộc là được. Nếu giấy tờ chứng minh không có, các cơ quan thiện nguyện có thể giúp đỡ để bổ túc hồ sơ bằng các chứng minh phụ thuộc hay nhiều khi chỉ cần một tờ khai có tuyên thệ cũng xong.

Cũng trong thời gian này, những người Việt Nam được bảo lãnh đi định cư ở Hoa Kỳ tương đối ít hơn các nước khác như Pháp và Canada, vì các nước này còn Tòa Đại Sứ hoạt động ở Việt Nam.
Thời gian này có thể được gọi là thời gian Tiền-ODP, kéo dài từ năm 1975 đến giữa năm 1979 là lúc cơ quan ODP được thành lập ở Bangkok, Thái Lan, mở đầu cho một khúc quanh mới về chương trình tỵ nạn dành cho người Việt Nam. Chúng tôi sẽ trình bày về giai đoạn tiếp theo trong kỳ tới.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, sáng thứ Bảy từ 0 giờ 30AM và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830, Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.