Hôm nay,  

Các Hãng Việt Lên 3 Kế Hoạch Vào Thị Trường Mỹ

23/07/199900:00:00(Xem: 5955)
Theo báo trong nước, hiện nay rất nhiều công ty ở Việt Nam đang nghiên cứu các phương cách để nhảy vào thị trường Hoa Kỳ mặc dù VN chưa được hưởng Tối huệ quốc. Sau đây là một trường hợp theo ghi nhận của báo Sài Gòn.
Ông Bùi Xuân Khu - Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, Tổng công ty đã xác định rõ thị trường Mỹ có khả năng tiêu thụ khối lượng hàng dệt may rất lớn, nhưng theo phương thức mua đứt bán đoạn, sản phẩm không chỉ thuộc dạng cao cấp mà chất lượng khá, thậm chí trung bình cũng có thể vào được. Các mặt hàng mà Vinatex chuẩn bị bán qua Mỹ có dệt kim, jean, khăn mặt, khăn tắm các loại. Vừa qua, mặc dù chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc, phải chịu thuế cao, nhưng một số công ty dệt may do hạ được giá thành sản phẩm, đã bắt đầu xuất thẳng hàng đi Mỹ như May Thăng Long xuất quần Jean, May Chiến Thắng xuất găng tay, rồi hàng dệt kim của Dệt Thành Công, May Nha Trang. Riêng đối với Công ty Dệt Thành Công sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất sang Mỹ tăng 37%.
Tuy nhiên, “xuất trực tiếp vẫn là con đường ghập ghềnh của sản phẩm dệt may vì uy tín nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam chưa được xác lập ở Mỹ. Một hai năm qua, hàng dệt may vào Mỹ chủ yếu qua nước thứ ba và đây là một trong ba phương án mà Vinatex thấy khả thi nhất” - ông Khu nhấn mạnh. Với phương án này, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu vải chất lượng cao trong nước, rồi xuất hàng cho một nước khác để họ bán qua Mỹ. Hạn chế thấy rõ là giá xuất không thật cao. Phương án thứ hai: liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài, học tập kinh nghiệm, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa có sẵn của họ.

* Phương án thứ ba:
Các doanh nghiệp tự đầu tư, nâng cấp thiết bị, chất lượng và giảm giá thành để sản phẩm đủ sức cạnh tranh ở Mỹ.
Chọn phương án nào là tùy khả năng, qui mô từng doanh nghiệp, nhưng ngay trong năm đầu tiên, sau khi có Tối huệ quốc, kim ngạch dệt may Việt Nam xuất qua Mỹ tối thiểu phải bằng kim ngạch xuất vào Liên minh châu Âu (EU), từ 500 đến 700 triệu USD. Và các doanh nghiệp phải nỗ lực trong 3 năm đầu, để tổng mức xuất hàng dệt may đi Hoa Kỳ ngang với mức xuất của cả nước ra thế giới. Tại sao vậy, Vì 3 năm đầu Mỹ chưa áp dụng chế độ hạn ngạch cho Việt Nam. Sang năm thứ tư, họ sẽ ấn định hạn ngạch trên cơ sở mức xuất cảng của những năm trước. Nếu thời gian đầu Việt Nam xuất được khối lượng hàng dệt may lớn, thì mức quota sẽ cao.
Theo ghi nhận của phóng viên VB, hàng trong nước tại các chợ và thương xá VN vùng Nma và Bắc Cali chủ yếu vẫn là nông sản, hải sản. Các mặt hàng khác như dệt may hay gia dụng thực sự vẫn chưa có bao nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn là hiệp ước mậu dịch sẽ biến đổi hẳn khuôn mặt kinh doanh dân Việt tại Cali.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.