Hôm nay,  

Triển Lãm Nhiếp Aûnh Memories Of Now & Then

23/08/200200:00:00(Xem: 5837)
August 26-September 28, 2002
Cypress College Photography, Library & Foyer Galleries
9200 Valley View, Cypress, CA 90630
714 484-7443

Artist Reception: Friday, August 30, 7 to 9 pm, Photography Gallery, Tech. Ed. Bldg.#1
Artist Lecture: Thursday, August 29, 10 am-12 noon, room 205 Tech. Ed. Bldg. # 1.

Tiểu Sử: Brian Doan tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1991. Trong 5 năm qua, anh có nhiều cuộc triển lãm, giải thưởng nhiếp ảnh, đồng thời cũng tổ chức vài cuộc triển lãm cho các nhiếp ảnh gia Việt Nam. Tháng Tư, 2000, cùng với giáo sư Jerry Burchfield, anh tổ chức triển lãm TOUCH tại Cypress College, giới thiệu nhiếp ảnh Việt Nam đương thời. Đây là cuộc triển lãm đầu tiên tại Hoa Kỳ qui tụ các nhiếp ảnh gia cả trong và ngoài Việt Nam.
Brian Doan hiện sống tại Denver, Colorado và cộng tác thường trực với The Camera Obscura Gallery, Denver.


Trong triển lãm “Memories of Now & Then” của Brian Doan tại Cypress College này chúng ta sẽ được coi 3 bộ ảnh của anh. Cùng với bộ Dream House được triển lãm hồi tháng 6 năm 2001 tại MiMi Studio, tất cả là kết quả của 2 năm làm việc sáng tạo miệt mài của Brian Doan, và qua đó ta cũng có thể thấy được nỗi đam mê lớn lao anh dành cho bộ môn nhiếp ảnh.

Nhìn qua toàn bộ, Weekend có ngay một ý nghĩ là hình của Brian chuyên chở nhiều tính chất kỷ niệm, có cái mênh mông của những hồi tưởng, của quá khứ, có khi là sự nhìn lại những cảm tưởng anh cưu mang từ thuở nhỏ, như ta đã thấy ở những tác phẩm trong bộ Dream House và lần này trong bộ Tonkinese Girls. Cả hai bộ hình đều mượn vẻ mượt mà và gợi cảm của các thiếu nữ Hà Nội, mang nhiều cảm tính và rất thành công trong mục đích gợi lại cái mong manh của những kỷ niệm xa xôi.

Trong Dream House các nhân vật của anh chập chờn trong không gian cổ điển Pháp thuộc; trong khi các thiếu nữ Hà Thành thì gợi cảm trong nếp y phục cổ truyền Việt Nam. Và cái vẻ lãng mạng diễm lệ đầy nữ tính đó không đủ tạo thành một “mùa cổ điển” rồi sao"

Với bộ Bat Trang Village, Weekend tự hỏi tại sao lại Bát Tràng mà không là Hội An, Huế hay Sài Gòn. Hiển nhiên Bát Tràng được trong nước biết đến nhiều về nghề đồ gốm, nhưng nơi nào trên quê hương mà chẳng có đặc sản của nó. Huống chi làng Bát Tràng nghèo khó này nghe xa lạ đối với những người sinh trưởng dưới vĩ tuyến 17 như Brian Doan và như đa số bạn đọc của Weekend. Thế nhưng chính vì sự thiếu sót trong kinh nghiệm và tâm tưởng về một phần đất của quê hương lại thôi thúc người ta tìm hiểu nhiều hơn về nó để lấp đầy một khoảng trống tâm lý. Bát Tràng tuy xa về địa dư và chính trị, nhưng không xa về văn hóa và lịch sử. Đó cũng là sự thú vị khởi đầu của người coi đến với Bat Trang Village.

Chọn ngôi làng nhỏ bé nhưng không thiếu đặc sắc này làm đề tài đã là một chọn lựa thích đáng, mà tạo nên những tác phẩm đậm nét lại là một nghệ thuật riêng. Thời điểm, góc độ và bố cục là điểm đáng nói trong từng tác phẩm (điển hình như “Người Đội Than”*, “Quán Nước Chè”* hay “Bãi Xe Đạp”*), nhưng sự đặc sắc chung là một phong cách giản dị và chân phương xóa mờ làn ranh phân biệt giữa đối tượng và người chụp hình. Anh chụp hết sức thoải mái, tưởng như “không cần cố gắng” hay “dễ như trở bàn tay”. Bằng cách nào đó anh đã hòa đồng vào những thường dân địa phương và chụp lại những tấm hình hết sức tự nhiên và chân thực. Nhờ vậy bộ hình phóng sự của Brian Doan có sức truyền cảm mạnh rất hấp dẫn người coi.

Thiếu nữ xuân thì Hà Nội vốn rất yêu kiều, nhưng chắc chắn anh cũng yêu mến ngôi làng Bát Tràng này chẳng kém chi những người đẹp đất Hà Thành kia.


* Tên tác phẩm do Weekend tạm đặt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.