Hôm nay,  

Kẻ Không Nhà, Người Thiếu Thuốc

09/07/200300:00:00(Xem: 4225)
Thượng Viện Mỹ vừa thông qua dự thảo luật do TT Bush đệ trình Quốc hội về cải tổ chương trình Medicare. Nội dung, tăng cường vai trò cho các công ty tư trong việc chăm sóc y tế cho nguời hưởng dụng; nhưng kiểm soát chặt hơn lợi tức của những người sanh ra vào thời kỳ bùng bổ dân số; và sau cùng đòi hỏi người được chăm sóc y tế tại nhà chung chịu một lệ phí từ 50 đến 60 đô mỗi 60 ngày. Nhưng đó mới chỉ là một vấn đề lớn cuả xãõ hội Mỹ. Hai vấn đề lớn của xã hội Mỹ, chánh quyền dân cử đia phương, tiểu bang và liên bang nào cũng lo, ăn không ngon ngủ không yên, khi ứng cử cũng như khi tại nhiệm là, vấn đề người không nhà và người nghèo và người nghèo thiếu thuốc. Chẳng những đó là hai khúc xương khó nuốt màø là những nỗi nhức nhối không nguôi của nước Mỹ, một nước giàu mạnh nhứt hoàn cầu.
Vấn đề trở nên nan giải hơn trong thời kỳ kinh tế Mỹ gặp khó khăn. Tù cuộïc khủng bố 911 đánh thẳng vào nước Mỹ khiến kinh tế khựng lại. Một mặt, Mỹ phải tăng cường an ninh nội địa, lập ra Bộ Nội An, mặt khác phải tung quân đi nước ngoài đập rắn tại đầu. Kinh phí an ninh quốc phòng tăng.Tức phải tiết giảm ít nhiều hay không tăng kinh phí phúc lợi cho người nghèo, người già trong ngân sách liên bang, tiểu bang và thành phố. Vì, theo đường lối của chánh quyền TT Bush, không thể tăng thuế; khả năng chịu đựng của người dân có hạn. Trái lại, phải giảm thuế để tăng mãi lực cho nhân dân, kích thích tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất và sư phát kinh tế trở lại. Kinh phí liên bang tiết giảm nên số tài trợ của liên bang cho tiểu bang cũng ít lại. Các địa phương cũng tiết giảm. Chỉ kẻ không nhà, người nghèo người già là lãnh đủ.
Tin Chicago Tribune cho biết 60 thành phố Mỹ đang dự thảo xem việc ăn xin, ngủ ngoài đường, ngủ tại các trạm xe bus quá 1 tiếng đồng hồ hay đi bộ trong bãi đậu xe khi người đi bộ không có xe đậu trong bãi, là trái luật.
Riêng thành phố Los Angeles của Cali Vàng của chúng ta quyết tâm tảo thanh khu Ten City, nơi thành phố cho rằng nạn đỉ điếm, xì ke ma túy lan tràn đã làm cho hàng quán, cơ sở kinh doanh phải trốn chạy dời đi nơi khác. Los cũng đang dự thảo những quyết định cấm các nhà thờ, các tổ chức từ thiện cung cấp bữa ăn cho dân không nhà vì quan niệm việc làm ấy tạo điều kiện cho dân không nhà cấm dùi trong các khu vực ấy. Số người vô gia cư của Tp Los nhiều hơn số giường của các nhà trọ của nhà nước dành cho nguời homeless: 41500 người mà chỉ có 8600 cái giường. Lịnh cấm ra, tên đề dấu đóng, nhưng chưa thấy đưa ra cách giải quyết vấn đề nhức nhối này ra sao dù trong phần thượng từ của dự thảo lịnh cấm rất êm tai. Lịnh nói không có tính " trừng phạt-mà là một việc nhân đạo cần làm." Nhưng rồi những người vô gia cư kia ăn ở đâu, ngủ ở đâu khi thành phố chỉ cung cấp được 1 phần 5 chỗ ngả lưng qua đêm cho 41.5000 người homeless ấy.

Các thành phố ở Mỹ có nhiều dân homeless như Seattle 6500 người homelees; Chicago có 15 ngàn người; New York có khoảng 38 ngàn người vô gia cư, kiểm kê được trước cuộc khủng bố 911. Toàn nước Mỹ có 800 ngàn người theo thống kê năm 1996.
Còn người nghèo, người già không đủ tiền chạy thầy, chạy thuốc tự giải quyết chuyện của mình ra sao" Lên Bắùc xuống Nam tìm thuốc giá rẻ. Bản tin phân tích của tạp chí Health& Medicare cho biết. Thuốc uống là nhu cầu càng già càng cần. Nhưng ngược lại ở Mỹ, càng già càng lợi tức thu nhập càng ít. Thế cho nên người lớn tuổi Mỹ phải chạy xuôi chạy ngược, lên Bắc xuống Nam tìm nơi thuốc bán rẻ vừa với túi tiền của mình vì Medicare ngày càng bớt lại số thuốc hàng tháng cho người già. Thực vậy mỗi ngày, nhiều xe bus chở mấy ông bà nghèo Mỹ đến biên giới Canada và Mễ tây cơ để tìm mua thuốc giá rẻ hơn ở Mỹ. Sở dĩ những người già, người nghèo này chịu lặn lội như vậy vì họ chỉ cần trả 40% số tiền phải tốn nơi vùng biên giới và tiết kiệm được 60%.Theo con số thống kê của ĐH Stanford cho biết, mỗi năm dân Mỹ chi cho tiền thuốc khoảng 160 tỷ đô la trong đó số người già nhiều gấp 5 lần người trẻ. Nhưng cơ khổ người già tiền lại ít hơn, chỉ bằng nửa của người trẻ. Và điều cần nhắc 20% số cử tri của nước Mỹ là người già. Dù Quốc Hội cố đặt vấn đề chi trả toa thuốc toàn bộ tiền thuốc cho người già nhưng Medicare nhứt định không chịu. Tiền đâu mà trả.Do vậy người có Medicare phải trả một phần, nhứt là khi muốn uống thuốc chính hiệu, chớ không phải thuốc thay thế do các hảng khác bào chế. Medicaid có yêu cầu các công ty y dược bớt 15% tiền thuốc cho những toa thuốc cho người già, nhưng không kết quả nên Nhà Nước phải trả tất cả. Và vì thế kinh phí dành ngân sách dành cho Medicare (cho người già ) và Medicaid (cho người nghèo; ở Cali gọi là Mdi- Cal) là một gánh rất nặng cho ngân sách liên bang và tiểu bang chia nhau đài thọ. Thế là người già cần phải chung chịu bằng tiền túi hiếm hoi của mình. Đó là chưa nói vì lý do ngân sách khiếm hụt càng ngày các tiểu bang và liên bang mật mặt càng đòi hỏi nhiều điều kiện gắt gao nơi người nghèo khi xin Medicaid để hạn chế số người hưởng dụng. Mặt khác hạn chế các dịch vu được hưởng dụng và số thuốc được nhà nước trả tiền trong tháng. Hiện giờ mỗi người chỉ được lấy 10 thứ thuốc mỗi tháng.
Bài toán người không nhà và nhứt là người già và người nghèo thiếu thầy thiếu thuốc sẽ trầm trọng hơn trong những năm sáp tới khi số người snh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số sau Thế chiến 2 đến tuổi 65. Để hạn chế gánh nặng này một giải pháp đã đưa ra. Người sanh 1938 phải 65 tuổi tròn cộng 2 tháng mới được hưởng phúc lợi tuổi già. Và người sanh 12 năm sau ,tức năm 1950 phải 67 tuổi mới được hưởng, theo tinh thần luật cải tổ thời TT Clinton. Thế mà quỹ tiền già và Medicare thường báo động có thể sụp tiệm. Thật là cả một bài toán nhức đầu cho chánh quyền Cộng Hoà, Dân chủ, Liên bang lẫn tiểu bang!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.