Hôm nay,  

Biến Tấu Của Giai Điệu Áo Dài

05/05/200600:00:00(Xem: 3677)

<"xml:namespace prefix = o />

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Áo dài.

 

“Văn hóa áo dài không chỉ sinh động trong nét đặc thù Á Đông mà còn mang âm hưởng do pha trộn hết sức tinh tế của nhiều nền văn hóa thế giới cổ xưa đến hiện đại.”

 

Sáu mươi bộ áo, từ cổ đại đến tân thời. Từ cổ cao, thấp, tròn, thuyền đến cánh sen. Từ dài tay, ngắn, ¾, một tay, rồi không tay; từ tay rộng, phùng, bó, đến loe. Từ thẳng xuông, xếp ly, nhấn eo đến thùng thình. Từ vạt rộng, hẹp, dài, ngắn, thả lê phiá sau, đến không vạt. Từ dày, mỏng, thưa, đến đan lưới. Từ một lớp, hai lớp, đến chấp nối. Từ xẻ bên, giữa, đến pha trộn giữa áo xẩm và áo dài, giữa áo Nhật vào áo ta. Từ chất liệu thô, tơ tằm, the, vân, lụa, nhung, gấm đến thung jersey và từ thêu, họa, kết cườm, hạt trai đến kết vải … muôn màu sắc từ trơn, sọc, ô, kẻ đến hoa văn … tất cả để làm cho chiếc áo dài vượt thời gian, ra khỏi biên giới quốc gia, đi vào thế giới của thời trang quốc tế và hơn thế nữa.

 

“Cuộc triển lãm không chỉ nhằm vào mỹ thuật, nói lên đường nét của người phụ nữ qua lớp áo dài, kiểu dáng trẻ trung, hay lễ hội liên hoan … mà muốn nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử, văn hoá và nghệ thuật,” giáo sư Kiều Linh Caroline Valverde, một trong hai chuyên viên phụ trách sưu tập, nghiên cứu và trưng bày cho cuộc triển lãm Áo Dài: A Modern Design Coming of Age ở San Jose cho biết.

 

Tiến Sĩ Kiều Linh giải thích rằng bộ sưu tập trưng bày sự đa dạng từ những biến đổi của áo dài trải dài qua thời gian từ thế kỷ 18 đến 21, từ áo cho nông dân đến áo cho triều đình, từ áo dài hoàn toàn nghệ thuật đến áo dài đặc biệt cho sân khấu thời trang.

 

“Văn hóa áo dài không chỉ sinh động trong nét đặc thù Á Đông mà còn mang âm hưởng do pha trộn hết sức tinh tế của nhiều nền văn hóa thế giới cổ xưa đến hiện đại.”

 

Thế giới chỉ từng biết Việt <"xml:namespace prefix = st1 />Namqua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Tại hải ngoại, áo dài không thể thiếu trong lễ hội và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang. Và chỉ lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, kể từ khi chiến tranh chấm dứt cách nay 31 năm, người Mỹ mới có dịp thưởng thức và tìm hiểu sâu rộng về áo dài Việt Nam qua các nhà thiết từ trong nước ra đến nước ngoài: Lê Sĩ Hoàng, Lê Phương Thảo, Lê Minh Khoa, Đặng Thị Minh Hạnh, Thanh Khanh, Monica Trần, và bộ sưu tập áo cổ và áo phục chế của Trịnh Bách.

 

Chiều sâu văn hoá

 

Khởi đi từ thế kỷ 15 với váy, yếm và choàng bên ngoài bằng tấm áo tứ thân - hai vạt sau che, hai vạt trước thắt ngang lưng, chiếc áo của người Việt đã biến đổi cùng với thăng trầm của lịch sử đất nước. Lúc bị quân đô hộ buộc phải theo Tàu, lúc bị vua cho là đánh mất chuẩn mực Khổng giáo, váy yếm bị cấm, được khuyến khích rồi lại bị cấm vì lý do mỹ thuật và đạo đức, áo dài chỉ hình thành và được ghi lại trên sử sách từ thế kỷ 18.

 

Áo dài cải cách theo phương Tây xuất hiện khoảng thập niên 1930 với áo của hai nhà thiết kế thời trang đầu tiên dành cho người phụ nữ mới, Nguyễn Cát Tường Le Mur và Lê Phổ.

 

Tuy nhiên không chỉ từ thủa xa xưa áo dài mới bị cấm đoán mà ngay cả khi nước Việt bị chia đôi (1954) và hợp nhất (1975) áo dài vẫn bị chính quyền dẹp bỏ vì nhiều lý do khác nhau từ chính trị (tiểu tư sản) đến kinh tế (không phục vụ người công nhân xã hội chủ nghĩa). Trong cùng lúc tại miền Namxuất hiện hai kiểu áo đột phá: áo không cổ và áo mini.

 

Nhìn lại những biến đổi này, nhà tạo mẫu Sĩ Hoàng cho rằng “văn hóa Việt là một tổng hợp, pha chế, vay mượn từ nhiều nguồn văn hóa để sáng tạo nên đặc trưng Việt.”

 

Và giáo sư Kiều Linh có nhận xét tương tự:

 

“Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.”

 

Sau 1975, người tị nạn tập trung vào làm ăn sinh sống xây dựng cơ ngơi, áo dài hải ngoại không mấy phổ biến ngoài các chương trình thời trang giới thiệu những kiểu áo trình diễn tập trung vào yếu tố lạ mắt, khêu gợi không được đám đông rập theo.

 

Phong trào áo dài chỉ bột phát mạnh kể từ năm 1999 khi trong nước bắt đầu chính sách đổi mới, nới lỏng kinh tế tư nhân, để áo thêu xuất hiện đầu tiên kéo theo áo vẽ. Mối dây liên hệ trong và ngoài nước được nối trở lại, người đi - người về đã tạo thành phong trào áo dài. Có người nào đi định cư không mang theo đôi tấm áo dài, có người nào về thăm quê nhà không may một loạt áo mang sang" Và chiếc áo dài mang đi lúc rời khỏi nước nhiều năm trước đây trở thành chiếc áo kỷ niệm của một thời son trẻ vang bóng.

 

Theo giải thích của giáo sư Kiều Linh “Lớn lên tại Mỹ, lớp trẻ gốc Việt chẳng để ý đến áo dài cho đến khi trường tổ chức văn nghệ hay tham gia các cuộc thi hoa hậu áo dài thì áo dài trở thành chiếc áo không thể thiếu cho các cô sinh viên Mỹ gốc Việt.”

 

Áo dài trưởng thành không chỉ do các nhà thiết kế trong nước và ngoài nước muốn cách tân chiếc áo hai tà truyền thống mà cả các nhà tạo mẫu quốc tế như Ralph Lauren, Christian Lacroix, Giorgio Armani … cũng gợi hứng từ chiếc áo Việt để sáng tác nên những bộ sưu tập của mình.

 

Robin Treen, nhà sưu tầm và nghiên cứu của bảo tàng Quilts & Textiles ở San Jose góp ý: “Tiềm tàng trong chiếc áo dài, người ta thấy có sự tiến hoá của các hình thức diễn đạt văn hóa, tác động đối với sự hình thành bản sắc của cộng động di dân cùng nỗ lực tái thiết kinh tế, kể cả sự tái tạo văn hoá của thế hệ lớn lên sau chiến tranh.”

 

Vinh danh văn hóa

 

Phát biểu tại buổi tiếp tân khai mạc tuần qua, nhà tạo mẫu Sĩ Hoàng, đến từ Việt Namnói: “Là một nghệ sĩ sáng tác thời trang, chúng tôi rất cảm kích khi một nhà bảo tàng danh tiếng ở San Josephối hợp với tổ chức Việt Arts giúp quảng bá chiếc áo dài truyền thống Việt.”

 

Rõ ràng nghệ thuật và văn hoá đã làm nhân loại gần nhau hơn và hiểu nhau hơn.

 

Trong khi Sĩ Hoàng bày tỏ rằng “áo dài là nguồn cảm xúc mãi mãi nơi người Việt,” thì bà Treen nhấn mạnh:

 

“Nỗ lực chuẩn bị kéo dài trong hai năm để hình thành cuộc triển lãm hôm nay thật là đáng quý và đây là cơ hội tuyệt vời để vinh danh sự sống, lịch sử, và văn hóa của một đất nước và sẽ góp lời làm phong phú thêm những giá trị cốt lõi vô biên của nghệ thuật.”

 

“Áo Dài:  A Modern Design Coming To Age” muốn chuyên chở một thông điệp sâu xa hơn là dừng ở những cảm nhận thông thường “Những tà áo lụa mong manh ấy, đã gói hồn tôi suốt trọn đời,” của Xuân Diệu.

 

Triển Lãm Áo Dài:

 

18 tháng Tư - 9 tháng Bảy, 2006

 

Áo Dài: A Modern Design Coming of Age, San JoseMuseumof Quilts & Textiles

 

520 South First Street

 

San Jose, CA95113

 

(408) 971-0323

 

www.sjquiltmuseum.org

 

www.vietarts.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.