Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc: Chị Tôi

04/08/200300:00:00(Xem: 5151)
Dựng chiếc xe đạp trước cổng anh Huy bước vội vào nhà:
- Mình đi được chưa Hòa, đi sớm cho mát.
- Đi thôi, Hòa chờ nãy giờ cũng gần 10 phút - Chị trả lời.
- Chừ mình đi ăn sáng rồi lên khu mộ.
- Hòa ăn rồi, sáng ni mạ dậy sớm chiên cơm cho cả nhà vì hôm qua Hòa lỡ nấu tới 4 lon gạo.
- Huy dặn rồi, sáng ni Huy chở đi ăn bún bò Bến Ngự, răng Hòa phụ lòng Huy rứa.
- Xin lỗi vì Hòa không muốn làm mạ buồn.
Ngồi phía sau yên xe, Chị choàng tay ôm cứng người anh, chiếc xe đạp từ từ lăn bánh qua các con phố chính của Cố Đô với những hàng phượng hồng đỏ rực mùa hè, thỉnh thoảng Chị "úi da" lên một tiếng mỗi khi xe đi qua các ổ gà của khu ngoại ô. Ánh nắng vàng buổi sáng bao phủ lên những đồi thông còn đọng sương mai , xa xa mặt nước gợn sóng lăn tăn của sông Hương lấp lánh ánh bạc. Còn gì hạnh phúc hơn khi Chị được thả hồn vào thiên nhiên với người tình lúc nào cũng quan tâm đến từng cử chỉ của Chị. Chính anh đề nghị đưa Chị đi tảo mộ Ba hôm nay để sáng mai nhằm ngày cúng giỗ. Những tia nắng mùa hè làm mọi vật sống động sau một đêm ngủ dài, cũng chính những tia nắng ấy làm những giọt mồ hôi cứ lăn đều trên trán anh cho tới khi hai người đến được chân núi.
Núi Ngự Bình đứng sừng sững hiên ngang giữa hàng trăm ngôi mộ được xây bằng xi măng và vô vàn những ngôi mộ khác được đắp đất cỏ mọc um tùm. Chị đưa tay chỉ về hướng núi:
- Mộ Ba nằm góc đầu tê, gần bụi xương rồng.
Anh cúi xuống nhổ đám cỏ dại trên phần mộ, đốt lên một nén nhang rồi đưa cho Chị:
- Hòa muốn Ba phù hộ chi thì vái.
- Thôi Huy vái đi, Hòa mắc cỡ lắm!
- Thì cứ vái cho Me được khỏe, cho tình yêu của hai đứa mình chứ chi mà mắc cỡ.
- Nhưng nè, nhớ vái cho Hòa năm ni được ban giám hiệu bầu là giáo viên dạy giỏi nữa hỉ.
Anh chỉ đưa nén nhang lên đầu, vái gì thì thầm trong miệng chỉ có kẻ vô hình mới nghe và hiểu được
- Chừ Huy chở Hòa lên lăng Minh Mạng.
- Mồ hôi mồ kê ướt đẫm rồi tề, đi mô cho mệt.
- Có chi mô na, mồ hôi ra thì khỏe như mình tập thể dục rứa thôi .
Ngồi nghỉ mệt ở nhà bia đình trong lăng, anh - một giáo viên dạy sử - thuyết minh cho Chị nghe ý nghĩa của mỗi công trình, việc chọn đặt xây lăng cho phù hợp phong thủy âm dương, núi non sóng nước. Giờ đây Chị mới hiểu tường tận ý muốn của mỗi vị vua, Chị mới biết được lăng Minh Mạng chính là một nàng con gái nằm trườn mình ra uống những ngụm nước ngọt ngào của sông Hương, khu lăng được xây dựng hài hòa với thiên nhiên, những đóa sen nở rộ bồng bềnh trên hồ bán nguyệt, những hàng sứ tỏa hương thơm ngát hai bên đường dẫn vào khu mộ chính, những hàng thông thầm thì gió thổi, cặp tình nhân cứ tung tăng rảo bước cho đến khi hoàng hôn buông xuống để lại một màu đỏ rực phía chân trời.
Ngồi với đám trẻ mẫu giáo Chị mong cho bố mẹ đến đón sớm để Chị được về nhà vì cả tuần nay Chị phải làm hàng loạt báo cáo tổng kết cuối năm học, bỗng cu Khan la lên mừng rỡ:
- Cô ơi, ba con lại rồi tề, có chú Hưng đi với ba nữa.
- Cô cho tôi đón cháu, đây là chú Hưng bên nớ về chơi - ba cu Khan giới thiệu.
- Hello, cô khỏe không - Hưng tỏ ra như quen biết từ thuở nào.
- Dạ khỏe, cảm ơn anh - Chị đáp lại.
- Bye bye cô, tôi về - Hưng cười để lại hai cái lúm đồng tiền trên má.
Chị bối rối một vài giây trước chàng Hưng thân hình vạm vỡ, nước da trắng hồng mang đôi giầy Adidas và chiếc quần jean trông rất khẻe mạnh.
Một mình trong phòng Chị cặm cụi viết báo cáo, những phương hướng và những đề nghị nâng cao chất lượng giảng dạy, Chị ao ước được chọn là giáo viên dạy giỏi để thỏa mãn cái tính hơi "kiêu" của Chị cũng như phần thưởng $300.000. Chị sẽ mua một bộ áo dài nhung thật đẹp tặng me, vì mỗi lần cuới hỏi me tôi chỉ mặc bộ áo dài duy nhất từ lúc ba mất cách nay 7 năm. Ai đó đang gõ cửa, tôi chạy ra:
- Xin lỗi anh tìm ai"
- Tôi là Hưng, cho tôi gặp cô Hòa.
- Mời anh vô nhà.
Tôi vào phòng gọi Chị có anh Hưng đang chờ ở phòng khách. Chị nhíu mày suy nghĩ hồi lâu. Àø, chắc là Hưng chú của Khan. Chỉnh lại mái tóc, Chị đi ra phòng khách:
- Da chào anh, anh muốn gặp tôi có việc chi" - Chị hỏi.
- Chào Hòa, khỏe không" Me Hưng có chút qùa gởi tặng Hòa và Bác. Hòa cho anh gặp Me luôn nhé.
Nghi ngờ không biết me tôi có quen me của Hưng không, nhưng Chị vẫn ra sau nhà gọi me, ba người ngồi xuống ghế. Chị rót trà mời Hưng, anh cầm hai tay đưa tách trà cho me tôi:
- Mời Bác uống nước.
- Cảm ơn ông, mời ông - me tôi trả lời.
Me chờ Chị rót đủ ba tách trà rồi đưa lên miệng hớp một ngụm dài. Hưng bắt đầu câu chuyện
- Con là Hưng, con bà Hồng ở Đập Đá chắc Bác và Hòa không biết vì con đi vượt biên lâu lắm rồi.
Me và Chị không biết bà Hồng rõ lắm nhưng cái tiếng tăm tiệm vàng Hương Giang ở chợ Đông Ba và ngôi nhà ba tầng to tổ bố dưới Đập Đá thì xứ Huế này ai cũng biết.
Hưng nói tiếp:
- Sẵn dịp về thăm quê hương lần này, con ghé thăm Bác và Hòa. Đây là món quà me con gửi tặng Bác.
Anh đưa tay đẩy nhẹ món quà gói cẩn thận trong giấy kiếng có hình hoa hồng qua cho me, và một món quà có hình trái tim quà cho Chị.
- Tôi với bà Hồng không biết nhau nhiều lắm. Đây là lần đầu ông về Huế à" - me hỏi.
- Dạ, đây là lần thứ hai, lần đầu con không được hân hạnh biết gia đình Bác, nhưng lần này về, me con có nói sơ qua. Bà rất hãnh diện có đứa cháu nội đích tôn cu Khan được cô Hòa dạây dỗ chu đáo, cháu rất ngoan lúc nào cũng nhắc tên cô. Me con muốn ngỏ lời cảm ơn Hòa và Bác đã sản sinh một cô Hòa đẹp cả người lẫn nết.
Anh cứ huyên thuyên bất tận, anh cố gắng dùng những lời nói mỹ miều nhất để làm vừa lòng me và Chị. Cuộc nói chuyện kéo dài cho đến 10 giờ đêm. Anh đứng dậy chào ra về. Đưa anh ra cổng, Chị trở vào trong mà lòng thấy vui vui, chị hồi hộp mở hai món quà:
- Trời ơi, ông ni xài sang rứa tề - Chị ngạc nhiên!
Một cái khánh dát vàng chữ "Vạn Thọ", 2 sấp vải gấm trắng và đỏ bầm áo dài cho me, còn Chị là một sấp màu tím đủ may cho nguyên bộ. Chị đứng lên ướm sấp vải vào người, chạy lại soi kiếng, màu tím tình yêu nổi bật trên làn da mịn màng của Chị phảng phất đâu đó một nét sang, chất liệu gấm làm đôi tay Chị mát rượi. Chị chạy lại bàn cầm lên tấm business card viết bằng tiếng Anh gọi lớn:
- Đăng ơi, ra dịch cái ni giùm chị.
Tôi chạy ra đọc từng chữ trên tấm danh thiếp: "Zach Lau shop - all fabric made from Chiang Hai materials -09 Xian Plaza-beijing".
- Cái địa chỉ bên Tàu rứa hè, chắc ông ni có y đồ chi đây - Chị nói.
- Hắn thương mi rồi đó - me vừa nhìn chiếc khánh vừa nói.
- Mạ ni nói bậy, Chị vào phòng viết nốt báo cáo còn dở dang, rồi lên giường ngủ một giấc tới sáng mà không hề mộng mị.
Kể từ hôm đó, ngày nào Hưng cũng đến trường đón cu Khan thay bố, những lời tỏ tình ngọt ngào và lối tiêu xài của chàng Việt kiều xứ Úc đôi khi làm Chị thoáng nghĩ qua nhưng cái tính chung thủy ở Chị lúc nào Chị cũng tạo một khoảng cách nhất là khi Chị nghĩ đến Huy. Từ ngày biết yêu, đã có hai mối tình đi qua đời Chị nhưng Chị Chưa bao giờ thấy anh nào lấy lòng mẹ như chàng Hưng. Chi từ chối cho tới khi anh về lại Úc.
- Reng... reng...
Tôi chạy lại bắt máy…
- Alo... alô...
- Đăng hả, anh Hưng gọi từ Úc về nè, cho anh nói chuyện với mạ em.
- Mạ đau nằm trong giường. Anh nên gọi lúc khác - tôi trả lời.
- Ủa, me bịnh chi rứa"
- Hôm trước em và Me vô Trùi thăm Mệ ngoại, hai mẹ con mắc mưa rồi về me đau cho đến giờ, bác sĩ khuyên me nên ở nhà nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, tập thể dục vài hôm sẽ khỏe.
- Còn em không bịnh gì chắc tại me bắt đầu luống tuổi.
- Có chứ, hôm trước lội bùn, ngón chân cái em lở ngứa dễ sợ, nghĩ lại cái vùng Trùi ngập nước mà em còn thấy ớn.
- Cho anh nói chuyện với chị Hòa.
- Chị không có ở nhà.
Im lặng hồi lâu rồi anh chào cúp máy.
Vào một chiều, khi Chị đi dạy về, có ai đó la lớn ngoài cổng:
- Có người mô ở nhà không"
Chị chạy ra mở cổng, chưa nói gì thì ông nhanh miệng:
- Cô có phải Nguyễn Bội Quỳnh"
- Dạ me tôi, mời ông vô nhà.
Chưa kip ngồi xuống ghế, ông nói lớn:
- Bà có quà ở Úc gởi về, cho xem chứng minh nhân dân để nhận.
Cầm 5 tờ bạc xanh có hình Nữ Hoàng, me tôi không biết giá trị ra sao nhưng me cũng hiểu được dòng tin nhắn dán trên hai hộp thuốc viết bằng tiếng Việt không dấu "Pharmaton - thuốc bổ - me uống ngày 2 lần - mỗi lần 1 viên, Cortibion cho Đặng sức ngứa".
Tối đó ngồi chung bàn ăn, Chị không nói một lời, nhớ tới lời dẫn, me tôi vào lấy một viên Pharmaton đưa lên miệng nuốt rồi hớp một ngụm trà cho đến cạn ly, rồi nhỏ nhẹ nói:
- Thằng Hưng hắn thương con dữ lắm nghe Hòa, coi có được thì tiến tới, chứ mạ thấy thằng Huy lương giáo viên ba cọc ba đồng lấy về vợ đau con ốm không có tiền vợ chồng cứ lục đục như thằng Duy hàng xóm thì không hạnh phúc.
- Reng…... reng…...
- Chắc Hưng đó, Hòa mi vô bắt máy - me bảo Chị.
- Alo... alo...
- Hòa hả, khỏe không - giọng anh vang lên mừng rỡ.
- Khỏe, cả nhà đang ăn cơm - Chị tưng tửng trả lời.
- Hòa, quyết định đi cưng để anh về làm đám cưới rước cưng qua.
- Tôi không biết tiếng Anh tiếng u, qua bên nớ biết mần chi ăn"
- Trời ơi Hòa lo chi cho mệt, ở cái xứ Úc này chưa có một người nào đói, thất nghiệp thì có tiền trợ cấp, già thì có tiền hưu, có baby thì tiền sữa, căn nhà dưới Đập Đá là một phần đóng góp lớn lao của anh đó, không lẽ anh không lo được mình Hòa hay sao"
Anh không bỏ lỡ một dịp nào để gởi quà tặng Chị, nào là ngày Queen Birthday, Christmas, New year, Mother day, rồi tết cổ truyền, ngày Quốc hận, ngày nhà giáo. Chị choáng ngợp với những món quà đắt tiền và những cuộc điện thoại đều đặn mỗi tuần trong suốt 6 tháng qua. Câu nói của me làm Chị suy nghĩ, đêm nay Chị phân vân bứt rứt không ngủ được, những câu hỏi tại sao cứ luôn trong đầu Chị. Tại sao người ta nói nhất bác sĩ, nhì kỹ sư mà không nói đến nghiệp thầy giáo, tại sao nhất Mỹ nhì Ca (Canada) thứ ba là Úc. Tại sao" Tai sao"
Ánh trăng vàng xuyên qua cửa sổ chiếu những tia sáng dịu dàng vào giường, vầng trăng như muốn tỏ tình cùng Chị. Chi đang phân vân đứng giữa hai dòng nước. Tiếng gà đã bắt đầu gáy canh một, Chị quyết định xem tình cảm với Huy chỉ là tình bạn, Chị ngồi dậy, bật đèn, cầm bút rồi bắt đầu viết:
"Huy, đã bao ngày qua, tôi bối rối và phân vân với tình cảm của mình. Tôi không biết xử sự ra sao nữa. Tôi có quen một người bạn tên Huy. Bạn ấy khá thông minh và tế nhị, chúng tôi quen nhau một tình cảm mộc mạc và trong sáng, chia sẻ cùng nhau những niềm vui và nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tôi tưởng rằng tình bạn sẽ đẹp hơn theo ngày tháng, nhưng tôi đã lầm. Gần đây, một tình cảm khác lạ đang từ từ lấn chiếm tình bạn ngọt ngào ấy. Tôi mơ hồ cảm thấy như tình bạn của chúng ta không còn trọn vẹn nữa. - Chào Huy – Hoa”

*

Chiều tháng Ba khí trời trong vắt, cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương xa xa trông giống như một chiếc móc treo đồ bằng sắt khổng lồ. Dòng xe cộ ngược xuôi trên cầu, thỉnh thoảng từng cặp trai gái đèo nhau trên những chiếc xe dream thật xứng đôi vừa lứa. Đôi khi những ông tuổi ngoài bốn mươi đèo phía sau là một Me già hơn 60 phấn son lòe loẹt, đôi môi đỏ chói trông như đôi đũa lệch, tất cả đều hướng về khách sạn Morin phía bên kia cầu.
Đi qua tiền sảnh sang trọng của khách sạn, mọi người được hướng dẫn vào bàn ký tên lưu niệm, rồi đi thẳng vào khu sân vườn ngay giữa khách sạn, cuối sân là một sân khấu trang hoàng lộng lẫy có hình hai trái tim đan nhau màu đỏ. Phần còn lại của sân đượcc tận dụng tối đa để đặt được nhiều bàn ăn. Giữa bàn là một bình bông nhỏ và mười chiếc ghế xếp xung quanh bàn. Buổi tiệc cưới bắt đầu lúc sáu giờ khi mọi người lại hầu như đông đủ. Sau phần giới thiệu bà con hai họ là phần trao nhẫn cưới. Đặt chiếc nhẫn vào tay Chị, mặt anh dâng lên một niềm hạnh phúc tột độ. Kể từ đây, Chị sẽ mãi mãi thuộc về anh. Anh giơ tay chậm những giọt nước mắt đầu tiên trên má Chị, rồi nhẹ nhàng đưa sợi dây chuyền qua cổ Chị. Chị càng khóc nhiều hơn, Chị khóc vì hãnh diện lấy được một chàng Việt kiều con nhà giàu nhất nhì xứ Huế, hay Chị khóc khi nghĩ đến phải xa gia đình, bạn bè, để đến một vùng đất xa xôi nơi ấy chỉ có anh và Chị. Chị cứ khóc, anh quay phim đưa máy quay sát Chị làm những hạt kim cương nhiều ly phản chiếu muôn màu trước bao cặp mắt thèm thuồng dưới sân khấu. Chị thay chiếc áo dài cưới để mặc vào chiếc dạ hội trắng. Anh Chị đi từng bàn chào bà con, bạn bè, anh phó nhòm cứ bấm máy liên tục, tiếng ro... ro... không ngớt... rồi mọi người tản mát ra về.
Chiều tháng Ba khí trời trong vắt, cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương xa xa trông giống như một chiếc móc treo đồ bằng sắt khổng lồ. Dòng xe cộ ngược xuôi trên cầu, thỉnh thoảng từng cặp trai gái đèo nhau trên những chiếc xe dream thật xứng đôi vừa lứa. Đôi khi những ông tuổi ngoài bốn mươi đèo phía sau là một Me già hơn 60 phấn son lòe loẹt, đôi môi đỏ chói trông như đôi đũa lệch, tất cả đều hướng về khách sạn Morin phía bên kia cầu.
Đi qua tiền sảnh sang trọng của khách sạn, mọi người được hướng dẫn vào bàn ký tên lưu niệm, rồi đi thẳng vào khu sân vườn ngay giữa khách sạn, cuối sân là một sân khấu trang hoàng lộng lẫy có hình hai trái tim đan nhau màu đỏ. Phần còn lại của sân đượcc tận dụng tối đa để đặt được nhiều bàn ăn. Giữa bàn là một bình bông nhỏ và mười chiếc ghế xếp xung quanh bàn. Buổi tiệc cưới bắt đầu lúc sáu giờ khi mọi người lại hầu như đông đủ. Sau phần giới thiệu bà con hai họ là phần trao nhẫn cưới. Đặt chiếc nhẫn vào tay Chị, mặt anh dâng lên một niềm hạnh phúc tột độ. Kể từ đây, Chị sẽ mãi mãi thuộc về anh. Anh giơ tay chậm những giọt nước mắt đầu tiên trên má Chị, rồi nhẹ nhàng đưa sợi dây chuyền qua cổ Chị. Chị càng khóc nhiều hơn, Chị khóc vì hãnh diện lấy được một anh chàng Việt kiều con nhà giàu nhất nhì xứ Huế, hay Chị khóc khi nghĩ đến phải xa gia đình, bạn bè, để đến một vùng đất xa xôi nơi ấy chỉ có anh và Chị. Chị cứ khóc, anh quay phim đưa máy quay sát người Chị làm những hạt kim cương nhiều ly phản chiếu muôn màu trước bao cặp mắt thèm thuồng dưới sân khấu. Chị thay chiếc áo dài cưới để mặc vào chiếc dạ hội trắng, Anh Chị đi từng bàn chào bà con, bạn bè, anh phó nhòm cứ bấm máy liên tục, tiếng ro.. ro.. không ngớt... rồi mọi người tản mát ra về.
Ngày Chị ra sân bay, me và Chị đều khóc, chỉ có tôi là vui hơn hết. Cái tính hồn nhiên như con nít của tôi vẫn chưa bỏ được. Tôi đến gần Chị :
- Chị Hòa qua nớ nhớ bảo lãnh cho em đi chơi một chuyến hỉ. Sinh một bé bồng về em dẫn hắn đi chơi, mà nhớ đừng đặt tên Bình xui xẻo giống như cái nghiã địa Bình Hưng Hòa ở sài gòn.
Chị hôn lên má tôi rồi bước vào phòng kiếng, chiếc máy bay có hình con kangaroo ở đuôi từ từ rời khỏi đường băng để lại phía sau những cái vẫy tay và những cặp mắt đỏ hoe của người đưa tiễn.
Đến Sydney Chị uể oải vì một chuyến bay dài. Bước ra cổng, anh Hưng ôm chầm lấy Chị một hồi lâu, Chị tươi tỉnh trở lại, ngồi vào chiếc Toyota Camry anh đưa Chi về ngôi nhà trên đường Mongomery, tổ ấm của đôi uyên ương, anh mở nước ấm cho chị , Chị ngâm mình thỏa thích, thấy khỏe hẳn ra, tắm xong thì bữa ăn anh đã dọn sẵn, hai tô mì ăn liền, một con gà luộc bên cạnh đĩa muối tiêu. Ăn xong hai anh chị trải qua một đêm vợ chồng mặn nồng sau nhiều ngày xa cách.
Sáng mai anh chở Chị đi city, những cột đèn cao to xanh, vàng, đỏ, những chiếc xe hơi ngược xuôi trên con đường nhiều lanes cứ đập vào mắt Chị như những thước phim sống. Hai anh chị đi quanh nhà hát con sò, tản bộ về Darling Harbour, vượt qua Harbour Bridge anh đưa Chị về vùng Northshore. Dưới chân cầu nhìn hoàng hôn buông xuống, bên kia thành phố bắt đầu lên đèn, Chị áp sát người anh, trong đầu dệt bao nhiêu mộng ước, vòng tay Chị từ từ xiết chặt lấy anh. Chị thấy mình vô cùng nhỏ bé giữa cái thành phố vĩ đại này
Cuộc sống đầm ấm của đôi vợ chồng son trải qua một năm đầu hạnh phúc, hàng ngày anh đi làm, tối về chở Chị đi học Anh văn, Chị ở nhà làm bài tập, phần lớn thời gian Chị dành cho công việc nội trợ. Chị nấu những món ăn cầu kì, trang trí kiểu cọ cho anh về thưởng thức. Vườn hồng trước sân được cắt tỉa cẩn thận, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ tươm tất, một hôm Chị thủ thỉ:
- Anh, em muốn có con!
- Từ từ, có baby cực lắm, mai mốt em đi làm không có ai giữ bé, phải đi gởi rồi thêm tiền gởi, tiền học,..tiền, tiền, đủ thứ, để từ từ rồi tính bây giờ có một đầu lương hơi chật vật.
- Chứ mình ổn định rồi, em có đòi hỏi chi mô, mình có nhà ni, có xe ni, anh có việc ni...
- Nhà này anh thuê chứ đâu có làm chủ, mỗi fornight automatic payment từ nhà băng, khi em có việc mình dồn tiền đặt cọc mua nhà...
Chị hơi thất vọng trách anh không báo cho Chị biết sớm. Học xong tiếng Anh, không kiếm được việc, Chị đăng kí vào học trường TAFE. Ước mơ có được căn nhà và baby cứ thôi thúc Chị. Cuối cùng Chị xin được vào sọt thư ở bưu điện chuyển việc học vào ban đêm. Chị xin làm tất cả overtime mong kiếm cho mau tiền đặt cọc, công việc nặng nhọc hơn hẳn khi Chị đứng lớp, nhưng Chị cố gắng làm vừa lòng supervisor để được nhiều overtime hơn. Mệt mỏi không còn thời giờ nấu nướng, anh Chị bắt đầu đi "kéo ghế " thường xuyên hơn. Me mất, Mạ đau, giỗ Ba, thằng Đăng mới đỗ vào đại học... bao nhiêu thứ dồn lên vai chị, mỗi lần "kéo ghế" là những tờ bạc đỏ 20 đồng cứ ra di khỏi bóp anh chị, chưa kể giờ ăn trưa mạnh ai nấy "kéo".


Kinh tế Úc bắt đầu xuống dốc, nhân viên bị sa thải hàng loạt, công việc data entry của anh cũng nhẹ nhàng hơn, không có nhiều "data" để anh "entry" như lúc trước. Những lúc rảnh anh bắt đầu chơi games gỡ những quân bài rồi xếp thành từng hàng từ ba bốn năm cho tới đầm già xì. Một hôm ngồi ăn cơm anh nói với Chị:
- Em, boss mới bảo anh vì sự sống còn của công ty từ nay anh phải bắt đầu làm lúc 2 giờ chiều hoàn thành cho xong ba cái data rồi xuống supervise mấy đứa làm đêm tới 10 giờ đêm mới tan ca.
- Rứa thì khi mô giờ giấc mới trở lại bình thường - Chị hỏi.
- Chắc anh nghĩ không lâu!
Người anh gầy hẳn đi, hai má tóp lại, Chị càng thương anh hơn, đi làm về Chị luôn mua một bịch sâm bổ lượng bỏ vào tủ lạnh cho anh rồi đi học. Có nhiều hôm Chị mua cả những con chim cút về hầm thuốc bắc cho anh tẩm bổ, Chị có biết đâu mỗi sáng Chị rời nhà đi làm thì 5 phút sau anh cũng ra khỏi cổng, Chị đang lắng nghe thầy giáo giảng ở lớp thì anh đang mân mê những quân bài cơ rô chường bích, có hôm 3, 4 giờ sáng anh mới về, nhìn Chị ngủ say, hôn nhẹ lên má rồi là những tiếng ngáy khò khò!
Chị xé toét bao thư giấy báo ngân hàng Commonwealth - ủa sao account balance chi có 581.65cents. Chị chạy lại nhấc máy:
- Reng ..reng… alo...
- Anh, răng tài khoản của anh chỉ có 58.65 rứa"
- Ừ, ừ.. để tối nay anh xin boss về sớm mình nói chuyện, giờ anh đang bận!
Khi Chị đi học về thì anh cũng vào đến cổng, vừa vào nhà anh vội vàng phân bua:
- Anh quên nói em là tiền lương anh chỉ giữ lại một ít để tiêu vặt còn bao nhiêu anh bỏ hết vào quỹ super dể mai mốt vợ chồng mình về hưu cho thoải mái!
- Rứa thì tiền mô mà po-zit với po-zeo- Chị lớn tiếng!
- Khi nào em muốn deposit mua nhà thì anh mượn mẹ.
- Ở cái xứ giàu có ni mà phone về bên nớ mượn tiền anh không thấy thẹn à!
- Em nói vậy, thôi anh sẽ cancel không đóng vào super nữa!
- Cái ly sâm bổ lượng trong tủ lạnh tê, lấy mà ăn, chừ tui đi ngủ, tính toán chi mà lạ đời.
Từ ngày chuyển giờ làm không đêm nào anh âu yếm Chị như đêm nay, những lời nói ngọt ngào thỏ thẻ bên tai Chị như những khúc nhạc tình đưa em vào mộng đẹp!
Anh không còn cố gắng dậy sớm để đi làm, những canh bạc thâu đêm, những tiếng kêu kịch kạch phát ra từ máy pocker nghe sướng tai quá, anh bỏ cả việc lấy hết tiền super được phép nướng hết vào những cuộc đỏ đen. Một đêm nọ khi trở mình, Chị không thấy anh đâu, đã gần 3 giờ sáng, Chị hốt hoảng chạy lại nhấc máy:
-Alo - anh trả lời..
- Răng giờ chưa về" - Chị thét lớn!
- Anh Nghĩa làm chung khi ra ca anh rủ đi uống vài chai VB, mệt quá anh xỉn không dám lái xe về nhà sợ cảnh sát, anh Nghĩa gọi vợ và thằng cu lên lái xe anh về nhà anh ngủ luôn, không dám gọi em dậy đi rước, để em ngủ sáng mai có sức đi làm - anh trả lời tỉnh bơ!
- Lần sau có chi thì nói, tưởng đi với con mô, nhà anh Nghĩa ở mô để tui đi rước"
- Thôi thôi, giờ tỉnh rượu rồi để anh về!
Anh móc mối với một số người chuyển tiền về VN với lệ phí bằng 1/3 dịch vụ, anh nói dối với mẹ hiện anh mở thêm dịch vụ chuyển ngân. Mỗi lần nhận phone bà Hồng vui vẻ lấy tiền giao cho bà A $500, ông B $800, chị C $1000... Khi giao tiền bà cười toe toét hy vọng một hai tháng sau con bà tổng kết gởi về một lần với chút đỉnh tiền lời. Bên này khi người nhà báo nhận là họ phone anh lại chung tiền để rồi anh đi nướng tiếp. Cái tuồng cải lương này cứ diễn đi diễn lại cho tới một hôm:
- Reng…reng…
Đang ngủ chị lồm cồm bò dậy...
- Alo, Hòa speaking
- Hòa, mi làm chi mà tiền bạc lôi thôi rứa, ngày xưa thằng Hưng còn gởi tiền về cho mấy cháu, chừ có mi hắn tịt luôn, còn cái vụ chuyển ngân răng cứ hẹn lui hẹn tới, chuyển hết số tiền đó về cho tao, khỏi lợi lụng chi hết, từ ni hai vợ chồng mi tự chuyển tao không thèm làm nữa - giọng bà chua chát trên điện thoại!
- Dạ để con nói anh - trả lời mạ - Chị không hiểu bà nói chi, giọng bà đanh đá lắm. Chị tỉnh hẳn, đồng hồ điểm 4 giờ sáng, Chị lại nhấc điện thoại:
-Alo..
Rồi Chị không còn nghe tiếng trả lời của hắn, cái loa phát thanh làm át cái giọng khàn khàn vì thức đêm của một kẻ đánh bạc: " Ladies and gentlemen, agan congratulations Mr Jenkins who won the first prize at Star City …..". Nghe tới đây là đủ, Chị cúp máy, khóc òa lên. Chị hết lòng vì anh giờ đây Chị bị lừa gạt , những giọt nước mắt cay đắng cứ trào ra trên đôi má. Lòng chung thủy của một người con gái Huế sáng nay không còn ở Chị, thay vào đó là lòng căm thù, dứt khoát. Thôi, thế là hết, lửa tình đã cạn. Tiếng xe lửa xập xình sau nhà chở những con người khốn khổ thức khuya dậy sớm để bắt đầu công việc cho một ngày mới.
Nước mắt Chị đã khô vì khóc nhiều ngày, nghĩ dến Hưng Chị thấy chán ngán đàn ông ở xứ này, Chị bỏ làm bỏ học cả tuần nay, nhưng rồi Chị nói với chính mình "không, tôi phải sống!". Chị bắt đầu lại công việc hàng ngày của mình. Một mình cô quạnh trong căn hộ mới dọn về. Chị tìm niềm vui nơi cõi Phật. Chi đi chùa mỗi tuần để tụng kinh, Chị mua tượng phật Bà Quan Âm về thờ tối nào cũng nhang đèn nghi ngút. Học xong trường TAFE Chị vào làm ở Bộ Ngoại Giao với lương khá nhiều hơn trước.
Thấm thoát đã 10 năm, giờ đây ngồi phỏng vấn những di dân xin vào quốc tịch, nhìn những cô gái hiền lành Chị cầu mong cho họ đừng rơi vào hoàn cảnh như Chị.
Tháng 10 năm 2002 Chị về VN đúng ngày sinh nhật làm một buổi tiệc nhỏ đãi bạn bè, Chị chính thức bước vào tuổi 40, những sợi tóc bạc lơ thơ vì suy nghĩ đắng cay tình đời, vì áp lực công việc. Chị cảm thấy khuây khỏa hơn bao giờ hết khi đặt chân đến xứ Huế này, những nỗi buồn lo toan hình như biến mất. Chị yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi Chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi me ru Chị ngủ trên chiếc võng à ơ. Cổng Ngọ Môn vẫn còn đó, Kì Đài vẫn còn đây bay phất phới, nơi chiếc trống chầu ở Ngọ Môn. Chị rảo mắt nhìn ra sau Hoàng Thành là điện Thái Hòa mái vàng óng ả, những con đường nở đầy phượng vĩ, những cô nữ sinh áo dài với chiếc nón bài thơ.
Chiếc thuyền rộng rẽ ngược dòng nước hướng về thượng nguồn sông Hương, Chị thả hồn với thiên nhiên hồi tương lai những phút giây ngồi trên chiếc xe đạp đi tảo mộ ngày ấy, thuyền chạy qua ngã ba sông, nơi 2 nhánh Hữu trạch và Tả trạch hợp thành con sông Hương rồi đổ ra biển, Chị liên tưởng như một cái gì đó thắt vào lòng Chị. Ngã ba sông kia cũng chính là ngã rẽ trong cuộc đời Chị, thuyền ghé Lăng Minh Mạng, lăng vẫn như xưa có thêm phần tu bổ, hoa sen vẫn nở trên hồ bán nguyệt, hoa sứ vẫn tỏa hương thơm ngát. Trên đường về Chị ghé chùa Thiên Mụ thắp một nén nhang, tháp Phước Duyên rêu phổng cổ kính, tiếng chuông chùa ngây ngất lòng người xa xứ...
Đêm nay Chị không sao chợp mắt, Chị đã mua sẵn 4 phần quà cho Huy, Vợ và hai con, sáng mai sẽ gặp. Mở minibar lấy một lon nước yến, Chị ra sân sau khách sạn Hương Giang ngắm nhìn dòng nước, vầng trăng vàng chiếu sáng mặt sông, xa xa những mảng thuyền bấp bênh phát ra những câu hò mái nhị, những hoa đăng lững lờ trôi.... Chi thả hồn cho tới 2 giờ sáng.
Chị đưa địa chỉ cho bác xích lô và nói:
- Bác cho tôi đến địa chỉ ni!
Thôn Vĩ Dạ giờ đã khác hẳn, nhà cửa xây dựng nhiều, đường xá mở rộng hơn trước, Chị không còn nhớ nổi con đường đến nhà anh Huy mà Chị đã từng đến nằm sâu trong hẻm, nay là một con đường trải nhựa sạch sẽ khang trang. Vừa vào nhà Chị từ tốn:
- Vĩ Dạ chừ lạ quá, nhận không ra.
Bỗng anh xuất khẩu thành thơ:
Sao em không về thăm thôn Vĩ
Nhìn giá nhà lên giá đất lên
Nhà Huy tuốt luốt sâu trong hẻm
Bỗng chốc hiên ngang giữa mặt tiền
Ngồi nói chuyện vối hai vợ chồng Huy, nhìn hai đứa con vui đùa cười khúc khích bỗng Chị nghĩ về một miền đất xa xôi, cách một đại dương rộng lớn, một nước Úc mênh mông, một mùa đông lạnh lẽo cô liêu, một ngôi nhà nằm sát bìa rừng chỉ có một mình Chị.


CHẮC LẮM LÉP NHIỀU

MÕ SÀIGÒN

Thập nương là con gái quan Tế Tửu họ Phạm ở Lộc Thành. Diễm lệ từ thời còn thơ ấu, thêm nhỏ nhẹ dịu dàng khiến cha mẹ hết lòng hết dạ thương yêu. Gặp lúc Thập nương tuổi vừa đôi tám, Phạm thị mới nhân buổi ngồi cuốn chả giò, mà tha thiết với con những lời trong cật trong gan:
- Có thật lòng với người mới mong người thật lòng với mình. Khi đó, cuộc đời tình ái của con mới có cơ hội yên thuyền yên bến. Hồng nhan tự nó không đa truân - mà chẳng qua hồng nhan ít khi làm chủ được lòng mình - nên mới xảy sinh nhiều cớ sự. Nếu con đừng ngả nghiêng theo lời mời gọi của khách đa tình, hoặc bị mấy cái… hột xoàn quyến rũ, thì chẳng bao giờ con vướng nghiệp đa truân, để tim heo hắt cho tới ngày… đứt bóng!
Thập nương bỗng ngừng tay lại. Ngẫm nghĩ một chút, rồi thưa với mẹ rằng:
- Con chưa hề nghĩ tới chuyện yêu đương, mà chỉ muốn sớm hôm hầu cha mẹ, thì lo đến chuyện… đa truân làm chi nữa"
Phạm thị nắm nhẹ tay con, rồi mạnh dạn đáp rằng:
- Mẹ lớn tuổi hơn con, nên theo lẽ bình thường, mẹ phải… đi trước. Chớ không thể sống bên con kéo hoài mãi được. Lại nữa. Giả như mai này mẹ có đi theo diện đoàn tụ… ông bà, mà con vẫn mình không chiếc bóng - thì dầu ở suối vàng - mẹ cũng chẳng thể nào vui sướng được đâu!
Ít lâu sau có người đến hỏi Thập nương về làm vợ. Phạm thị cho gọi con đến, rồi hớn hở bảo rằng:
- Trai lớn lên thì phải có vợ. Gái lớn lên thì phải có chồng. Nay có người xin hỏi cưới. Con tính làm sao" Để mẹ cha biết mà dễ bề lo liệu. Chớ hỉ sự đến nơi mà không mừng không tính, thì có còn hiểu biết đặng không đây"
Thập nương vội vàng đáp:
- Mẹ làm gì mà gấp thế" Lửa có liếm đến mép áo đâu mà hoảng hồn như dzậy" Vả lại, con chưa muốn lấy chồng, thì mẹ lo lắng chi cho hao mòn thân xác"
Phạm thị nhìn con, rồi buồn bã nói rằng:
- Hoa có lứa. Gái có thời. Nếu con cứ lần khân không quyết, để tuổi xuân này sớm phai nhạt chạy đi, thì đến khi mô mẹ mới uống mừng chung rượu nhạt"
Nói rồi, đưa tay ôm lấy đầu, mà miệng thì thở dài thườn thượt. Mãi một lúc sau, mới rầu lo mà phang tiếp:
- Tuổi xuân lúc nào cũng có cánh. Nếu con không chịu lo toan khi còn đang giữ được, thì liệu mai này vớt vát được hay chăng"
Thập nương vẫn lắc đầu không chịu. Phạm thị mới nài nĩ nói tiếp:
- Con càng cao thì nỗi lo càng nặng. Điều dễ hiểu đó. Lẽ nào không thấu đặng hay sao"
Thập nương thấy sắc diện mẹ thay đổi, nên biết rằng mẹ hổng được vui, liền dịu giọng đổ tuôn bầu tâm sự:
- Hoa thì cũng có nhiều loại. Có thứ sớm nở tối tàn. Có thứ được lâu hơn. Con người cũng vậy. Trẻ, người ta nói đẹp như lúa thời con gái. Đến khi có con, lại mặn mà như… điếu thuốc lào. Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Lớn hơn một chút, thì lại khen đẹp già đẹp lão, thêm mặt mày phúc hậu, điệu bộ khoan dung, ắt sẽ tạo phúc đức để đời cho con cháu, thì còn sợ xấu làm chi nữa"
Đoạn, hít một hơi sâu vào phổi, rồi ào ào nói tiếp:
- Cha làm quan Tế Tửu, nên gia đình của mình: Ngó lên thì chẳng bằng ai, nhưng ngó xuống thì chẳng ai bằng mình, thì có gì mà mẹ phải rầu lo như thế" Lại nữa, mẹ có nói với con rằng: Không có người đàn bà xấu. Chỉ có người đàn bà không đủ… tiền để làm đẹp. Nay mẹ con mình đã giàu, thì lo lắng làm gì cho khổ nhọc vào thân!
Tối ấy, Phạm thị thấy trong lòng bất an không sao mà ngủ được, bèn thở hắt ra một tiếng, rồi nói với chồng rằng:
- Già kén kẹn hom. Con mình quen chê người ta tràn ra như vậy, rồi đến chừng không người đi hỏi cưới, thì tính làm sao" Hay lại dzớt lung tung cho có chồng có bậu, thì chữ trăm năm mần răng mà thông suốt" Khi lấy vợ lấy chồng như thể cái trò chơi. Như thể đứng trông trăng ngó mong tìm chú Cuội…
Phạm ông liền nắm tay vợ bóp nhẹ một cái, rồi ôn tồn mà nói rằng:
- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng. Sở dĩ con mình chưa chịu người ta, là vì duyên nợ trăm năm chưa tới. Chớ có gì đâu mà lạ! Chớ tui nói thiệt với bà - một khi mà nợ duyên đến - thì bà có xeo nạy cũng chỉ bằng không, bởi chúng xáp dzô làm sao bà dứt được"
Phạm thị vẫn trong lòng chưa chịu, nên mới đôi lời nói rõ chuyện ngày xưa:
- Tôi nghe người ta nói tuổi Dần cao số, nên từ ngày lấy ông, tôi đã vái van Cậu Bà cho con tôi đừng rơi vào điều khó nghĩ. Thời may tôi sinh nó vào tuổi Hợi, khiến lòng sung sướng không biết bao nhiêu mà nói. Những tưởng con hiền sẽ… phè cánh nhạn ra mà xơi, nào dè lận đận lứa đôi như mây trời bay vụt. Chứ phải chi tôi biết nó trục trặc nhiều như thế - thì nhắm đại tuổi Mèo - mà hông chừng mọi sự hạnh thông. Chớ cứ kiểu ni e có ngày tim đứng!
Phạm ông bực mình, gắt:
- Đàn bà chỉ sợ tuổi… già chớ chẳng sợ tuổi con gì hết cả. Mà giả như bà muốn con gặp điều may mắn, thì tự thân bà phải cố gắng bồi vun, để cái Đức kia trải dài ra… trăm họ, thì chuyện lứa đôi hẳn xuôi chèo mát mái, mà cháu chắt sau này cũng ấm dạ ấm thân. Ấm luôn cả tim gan ấm luôn đời… cô phụ. Chớ chuyện Phước Đức chẳng mần chi hết ráo - mà kêu réo Cậu Bà - thì hổng khác chi muốn ăn cơm mà chẳng bắc nồi lên nấu…
Một hôm, Thập nương theo chúng bạn đi ngoạn cảnh. Chợt có một thư sinh đến ngay trước mặt, rồi ấp úng hỏi rằng:
- Nàng có phải là Thập nương họ Phạm không"
Thập nương đáp:
- Phải.
Chàng ấy nói tiếp:
- Được nghe phương danh đã lâu. Quả người ta đồn thổi không có gì sai vậy.
Thập nương động tính tò mò. Toan hỏi cho rõ chuyện trắng đen, nhưng lòng bỗng bảo dạ:
- Mình hỏi, mà người ta nói tốt về mình, thì chẳng hóa ra mình thích nghe lời mật ngọt hay sao" Bằng ngược lại, người ta nói xấu về mình, lại hóa ra mất mặt với người chưa quen biết, thì có khác chi làm trò vui cho thiên hạ"
Nghĩ vậy, Thập nương liền hỏi tên cùng chổ ở. Người ấy đáp:
- Tôi tên là Tương Nhượng. Nhà ở cạnh đây. Chớ chẳng xa xôi gì hết cả.
Rồi nói cười luôn miệng, khiến Thập nương sinh lòng quyến luyến. Chẳng muốn lìa xa, nên mới mạnh dạn mà nói với Tương Nhượng rằng:
- Chàng với thiếp mới đầu là người lạ. Cười vài ba nụ lại hóa thành người quen, mà nếu cứ vui tiếp thêm vài ba khắc nữa, thì không biết lại hóa thành cái gì" Hay lại chia xa mỗi người bay một hướng"
Tương Nhượng buồn bã đáp:
- Nàng sống nơi lầu son gác tía. Kẻ hầu người hạ, trong khi ta là một kẻ quê mùa dân dã. Bữa đói bữa no, thì làm sao dám ép mình đeo chân Hạc"
Thập nương tỏ vẻ không bằng lòng. Mãi một lúc sau, mới cất giọng ôn nhu mà nói rằng:
- Viêc đời thay đổi. Hoa nở có mùa. Trăng tròn lại khuyết. Thế sự có chiều ý người mãi đâu" Hôm nay có thể thiếp giàu hơn chàng - nhưng bữa mai bữa mốt - Biết có còn vậy chăng" Hà cớ chi lại nói chuyện kim ngân cho… tan lòng hai đứa"
Tương Nhượng vội vàng đáp:
- Tôi vẫn biết nàng chưa hứa hôn với ai, song với tài sắc như thế này, cọng thêm gia đình danh giá, thì lo gì không kén được chú rễ cao sang" Còn tôi. Danh cũng không mà tiền cũng chẳng có, thì tính chuyện trăm năm với nàng thế nào được"
Đoạn, thở hắt ra một tiếng rồi ngập ngừng nói tiếp:
- Còn cha mẹ của nàng. Lỡ cứ… trơ gan cùng tuế nguyệt, thì nàng liệu làm sao" Chẳng lẽ cứ dzô sâu mà bỏ qua tình cốt nhục"
Thập nương muộn phiền lên nét mặt. Chưa biết nói sao. Chợt nghe Tương Nhượng lẹ làng lo khấn vái:
- Trên có Hoàng Thiên. Dưới có Hậu Thổ. Nếu tôi lấy được Thập nương làm vợ, thì suốt đời giữ dạ trung trinh. Nguyện chẳng hai lòng. Cầm bằng như lòng chim dạ cá. Khoái lựu quên lê, thì xin Thượng Đế bắt sống một mình. Chớ không được cưới xin gì nữa cả…
Thập nương nghe vậy bỗng bồi hồi cảm động, nên rút một chiếc thoa để tặng chàng, cùng hẹn ngày tái ngộ, rồi giã biệt chia tay. Về nhà lại nghe lòng nhớ nhung khôn xiết. Quên cả uống ăn, thét rồi thành bệnh. Cha mẹ hỏi nguyên do. Nàng vẫn ngậm tăm không nói. Phạm ông thấy vậy, mới gọi Phạm thị ra gốc cây, rồi gấp rút nói rằng:
- Con mình, tựa như con tằm làm tổ tự buộc lấy thân, thì đúng là do chữ Tình mang lại. Tôi nghĩ. Cách đây mấy ngày. Có quan đồng triều muốn hỏi Thập nương cho con của người ta, thì sao không… tống quách" Chớ vợ chồng mình cứ chần chừ do dự. Đợi hỏi ý con, thì sợ xảy chuyện không hay sẽ sinh điều tiếc nuối.
Phạm thị giật mình đáp:
- Nhưng con ông ta tâm tánh không được bình thường. Trong nhà sợ gió ra ngoài sợ mù sương, thì bảo bọc con mình làm sao nổi"
Phạm ông liền đảo mắt một vòng. Khi chắc chắn là không có ai đang loành quanh bên cạnh, mới nói đôi điều nghe mát ruột mát gan:
- Lúc còn nhỏ tôi có đọc sách Tướng. Tuy không dám nhận mình làu thông kim cổ, nhưng xem người như thò tay vào túi lấy tiền của mình vậy. Tôi nghĩ: Thằng đó thuộc loại tiền hung hậu kiết. Khổ trước sướng sau, nên có bị chút… linh tinh cũng chẳng nhằm chi hết cả…
Phạm thị quá mừng, bèn chạy vội vào trong rồi nắm lấy tay con mà tha thiết nói rằng:
- Có những bệnh, mà khi dựng vợ gã chồng, nó sẽ hết đi, nên mẹ tính chơi luôn cho không còn lo lắng…
Thập nương mừng rỡ đáp:
- Con gặp nhân duyên nhưng chưa báo cùng cha mẹ, nên nghe lòng áy náy không đặng phút nào yên. Nay bỗng dưng mẹ mở đường thông lối. Tính chuyện trăm năm - khiến con nghe mát lòng mát dạ - tưởng như giữa trưa Hè gặp ngay con nước mát. Như buổi Đông về thấy củi cháy ngày đêm…
Phạm thị bỗng nghe lòng hiu quanh, bèn dõi mắt ra xa, mà bảo dạ rằng:
- Mẹ cha bú mớm nâng niu, Trời đày phải chịu không yêu bằng chồng. Con mình đang lịm muốn tàn hơi - mà nghe lấy chồng - đã vội hát ca như bầy Lân thấy pháo, thì còn mong chữ… Hiếu hung làm chi nữa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.