Hôm nay,  

Cho Đảng Viên Tư Doanh

22/03/200200:00:00(Xem: 3522)
Gần đây CS Hà nội thông qua nghị quyết chánh thức cho đảng viên tư doanh. Đó là một di tản chiến thuật để chuẩn bị phòng tuyến chót trước khi độc quyền chánh trị của Đảng bị bể vì áp lực của kinh tế thị trường và đầu óc muốn làm giàu riêng của đảng viên.

Với nghị quyết trên, con nòng nọc "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đã rụng cái đuôi lòng thòng phía sau ít nhứt là trong nội bộ đảng. Rụng vì ba áp lực lớn. Về học lý, nền móng của kinh tế thị trường là quyền tư hữu và tự do kinh doanh, trong khi kinh tế xã hội chủ nghĩa lấy công hữu và kế hoạch chỉ huy làm gốc; hai hệ là khắc tinh của nhau. Nước với lửa, mặt trời và mặt trăng không bao giờ nhập cụt mà tồn tại được. Về tương quan thế giới, áp lực của các cơ chế tài chánh ngoại quốc và quốc tế cho vay hay viện trợ không ngừng tác động phải giải tư quốc doanh, mở rộng lãnh vực tư doanh hay là không được giúp đỡ. Đòn chiến lược kinh tế toàn cầu và dân chủ hoá toàn của thế giới tư ï do đã thấu tim gan CS Hà nội. Về nội bộ Đảng, qua cuộc Đổi Mới kinh tế, bản năng tư hữu muốn làm giàu riêng của con người đảng viên đã thắng tính đảng, là tinh thần đấu tranh giai cấp.

Tình thế bắt buộc, con người ai cũng vậy, giữa cái xấu và tệ, phải chọn cái xấu. CS là những người làm cách mạng chiếm chánh quyền chuyên nghiệp và bám chánh quyền bằng bất cứ giá nào, cố gắng vớt vác, chuyển bại thành thắng. Họ làm một cuộc di tản chiến thuật để chuẩn bị phòng tuyến chót, hy vọng có thể cầm cự trước khi độc quyền thống trị bị bể trước đà phát triễn không đảo ngược được của giai cấp trung lưu vì kinh tế thị trường trong xã hội và phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trong hàng ngũ tôn giáo, trí thức, và thanh niên. Từ lâu Đảng tập chú vào chánh trị. Bây giờ kinh tế trở thành vấn đề sống còn của chế độ. Nhưng kinh tế đã biến dạng; Đảng không còn trọn quyền nắm trong tay nữa. Lãnh vực tư phát triễn theo hướng vượt ngoài vòng kiểm soát của Đảng. Đảng phải tung người ra nắêm kinh tế tư. Nếu kế hoạch tái phối trí này thành, lãnh vực kinh tế tư sẽ được đảng hoá. Và trong hoàn cảnh đó, độc quyền CS có bị bể, kinh tế quốc doanh có lọt khỏi tay đảng, đa nguyên đa đảng có hình thành đi nữa, lực lượng dân chủ tự do cũng khó chiếm được chánh quyền. Vì rằng kinh tế còn do người của đảng làm chủ. Hình ảnh dậm chân tại chỗ của lực lương dân chủ ở Nga sau ngày Đảng CS Liên xô mất quyền thống trị cho thấy kế hoạch di tản chiến thuật của CS Hà nội không phải không căn cứ.

Đứùng về mặt sách lược chánh trị, từ ngày CS quốc tế sụp đổ đánh dấu bởi sự đột quị của Liên xô, phải nói CS Hà nội là đảng chuẩn bị thành công cuộc di tản chiến thuật đầu: Đổi Mới Kinh tế. Sau khi Liên xô sụp đổ, CS Hà nội mất hậu thuẩn vừa kinh tế vừa chánh trị, ïkhông ngần ngại rút lui về mặt kinh tế. Chấp nhận kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nông dân làm ăn cá thể, tư thương kinh doanh. VN trởû thành nước sản xuất gạo số 2 trên thế giới. Cho người ngoại quốc vào làm ăn ở VN; đầu tư nước ngoài là cái phao cứu sinh cho nền kinh tế tài chánh sắp đấm chìm vì mất viện trợ. Nhưng CS Hà nội rút lui có kế hoạch, cố bám lấy cái đuôi theo định hướng xã hội chủ nghĩa để có cơ sở biện minh độc quyền cai trị của Đảng. Chính sự biến thái và biến dạng làm CS Hà nội không không giống ai nhưng giúp cho CS cầm cư một thời gian hơn một thập kỷ. Đó là cách kéo dài cái chết chớ không phải kéo dài sự sống của một chế độ chánh trị lỗi thời, lạc hậu và sai lầm.

Cuộc di tản thứ hai là cho đảng viên tư doanh vừa rồi. Đó một triệt thoái rất lớn về ý thức hệ. Thừa nhận tư hữu, tư sản là chối bỏ cốt lõi CS. Cái đuôi theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chủ trương kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã bị cắt nhưng chỉ đối với đảng viên mà thôi. CS Hà nội còn cẩn trọng hơn, không cho thành phần tư sản, tư doanh ngoài đảng được gia nhập đảng. Ở mặt này CS Hà nội dè dặt hơn Trung Cộng đang chuẩn bị cho những nhà kinh doanh vào Đảng.

Sau cùng là liệu cuộc di tản chiến thuật thứ hai-- cho đảng viên tư doanh -- để chuẩn bị phòng tuyến trước khi độc quyền chánh trị bị bể có đạt kết quảø không. Cuộc rút lui dầu đã cứu đảng được non mười lăm năm. Đảng còn cầm quyền, nhưng đảng đã biến thái đến mức chính đảng viên là thành phần tạo áp lực lớn nhứt để được làm ăn riêng tư. Dù nay được Đảng " điều" qua nắm mặt trân kinh tế tư, liệu những người tự tư tự lợi đầy mình như vậy sẽ làm gì được khi độc quyền chánh trị của Đảng bị nhân dân thách thức" Đó là chưa nói những biến chất rất dễ xảy ra đối với những đảng viên cơ hội, những móc nối không thể tránh được trên thương trường xói mòn lòng trung kiên đối với Đảng. Và hơn nữa, khi họ ra làm ăn riêng, bí mật nắm cơ sở kinh tài của Đảng, khi biến cố xảy ra, việc xô đảng ra để tự cứu và chiếm tài sản Đảng thành của riêng, là chuyện rất người trong kinh tế chánh trị. Hình ảnh những đảng viên nắm các tổ hợp báo truyền hình, than, thép, dầu của Đảng CS Liên xô chạy theo Boris Yeltsin để trở thành những ông vua không ngai sau ngày Đảng CS Liên xô mất quyền thống trị là những minh chứng về việc tự cứu, tư tồn của các đảng viên CS.

Việc CS Hà nội cho đảng viên kinh doanh là việc chẳng đặng đừøng vì nhiều áp lực. CS định biến nó thành phòng tuyến chót để cầm cự khi quyền thống trị bị bể. Nhưng đà biến chất của đảng viên sẽ là nguyên do thất bại kế hoạch di tản chiến thuật chót này của CS Hà nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.