Hôm nay,  

Việt Nam: DN NN - Ổ Ăn Hại

20/10/200600:00:00(Xem: 22714)

Việt Nam: Doanh Nghiệp Nhà Nước - Ổ Ăn Hại

* 5 Năm Sau Nghị Quyết 3 Khoá IX Tình Hình Càng Tồi Tệ Hơn

Hoa Thịnh Đốn.- Nói đến Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của Việt Nam thì nên hiểu đó là nơi để cán bộ Đảng ăn hút  trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân và rút ruột ngân sách nhà nước.

Bài viết của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, trên báo Nhân Dân, Cơ quan ngôn luận của đảng CSVN,  ngày 06-10 (2006)  đã nói lên điều đó: “Trong quá trình sắp xếp, CPH DNNN (Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước) từ 2002 đến nay, các DNNN đã được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước với tổng số tiền là 314,91 tỷ đồng; xử lý nợ đọng hơn 19 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là bằng biện pháp thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trong số DN đã CPH, có khoảng 2.000 DN có nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị DN. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng đã tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ của 1.222 DN với giá trị 1.411 tỷ đồng. Công ty đã xử lý nợ và tài sản cho 331 DN, với tổng giá trị là 390 tỷ đồng; giá trị thu hồi là 125 tỷ đồng.”

Báo cáo của Dũng cho thấy phần lớn các Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ,nợ nần như chúa chổm mà vẫn tồn tại trong nhiều năm vì được Nhà nước bao che và cấp dưỡng. Nhưng tiền nuôi các loại Doanh nghiệp ăn hại này lại là  tiền đóng thuế và công sức lao động của dân. Đảng và nhà nước cũng chỉ sống bằng tiền của dân làm ra để cho  Chính phủ bỏ vào ngân sách  nên việc nhà nước tự ý lấy tiền này nuôi  cán bộ, đảng viên trong các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà dân không ngăn chận được là bóc lột dân.

Làm việc này Chính phủ cũng đã  tự  ý “rút ruột ngân sách” mà không bị trừng phạt nên cơ chế  đã có thói quen  “Xin Cho” ăn sâu, mọc rễ và tồn tại trong nhiều lĩnh vực.

Kể từ sau Đại hội X,  đảng  hứa chấm dứt “xin cho” vì một khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organiozation), dự trù từ nay đến cuối năm 2006, thì các doanh nghiệp trong nước, tư nhân cũng như nhà nước phải hoạt động bình đẳng với các công ty nước ngoài và hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam.

Tỷ dụ như hàng may dệt, giầy dép, cá tôm xuất khẩu thì  Chính phủ Việt Nam không được “trợ cấp” để giúp  các công ty trong nước không thua lỗ khi bán hàng cùng loại  với gía rẻ hơn hàng của các nước trong WTO.  Làm ngược lại là cạnh tranh bất xứng và sẽ bị  kiện trước WTO.

Vì vậy Việt Nam đang thu xếp để cổ phần hoá  những Doanh nghiệp còn có khả năng tồn tại  hay  dẹp bỏ những công ty làm ăn thua lỗ để hội nhập. Dũng cho biết : “Đến hết tháng 8-2006, cả nước đã sắp xếp 4.447 DN, trong đó, CPH 3.060 DN. Riêng từ năm 2001 đến nay, đã sắp xếp 3.830 DNNN (bằng gần 68% số DNNN có vào đầu năm 2001); trong đó, CPH 2.472 DN; giao 178 DN; bán 107 DN; khoán, cho thuê 29 DN; sáp nhập, hợp nhất 459 DN; giải thể, phá sản 214 DN; các hình thức khác 371 DN.” 

TRUYỆN DÀI DNNN

Theo tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN)  ngày 10-10 (06) thì  hiện nay “Cả nước còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước với tổng số vốn Nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, 355 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh.”

Báo này cũng cho biết  Nhà nước dự  tính: “Từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó, năm 2007 phải cổ phần hoá 550 doanh nghiệp (có khoảng 20 tổng công ty), số còn lại sẽ thực hiện trong các năm 2008- 2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp chưa cổ phần hoá được sẽ thực hiện trong năm 2010.”

 Vẫn theo tờ TBKTVN  thì: “Như vậy, đến cuối năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trong đó có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn; 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 doanh nghiệp thành viên các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.”

Nhưng những con số không giải đáp được bài toán tại sao Doanh nghiệp Nhà nước cứ thua lỗ đều đều mà vẫn được đảng nuôi ăn"

Một bài báo trên tờ Lao Động được tờ TBKTVN đăng lại ngày 01-09 (2006) đã trả lời cho thắc mắc này. Bài báo viết: “Dư luận bàn khá nhiều về sự kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước ở ta. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa qua cho thấy doanh nghiệp Nhà nước rất kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19 đơn vị được kiểm toán kinh doanh thua lỗ trong năm 2004; 11/19 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng lỗ luỹ kế đến hết 2004 là 1.058 tỉ đồng.”

 “Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp được kiểm toán rất thấp (từ 0,18% đến 0,8%) trong đó có các tập đoàn có vẻ rất mạnh như Công nghiệp tàu thuỷ 0,42%, Dệt may 0,8%...”

 “Báo cáo các năm trước cũng đã cho thấy tình hình tương tự, có tổng công ty đã hoàn toàn mất hết vốn mà vẫn không trả được các khoản nợ như Seaprodex, con át chủ bài thuỷ sản một thời. Toà án tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên bố 5 thành viên của Tổng công ty Dâu Tơ Tằm Việt Nam phá sản…”

Báo  Lao Động hỏi: “Vì sao các doanh nghiệp Nhà nước ở ta lại kém hiệu quả đến vậy"”

Theo Báo này thì “Có nhiều nguyên nhân”, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 điểm:

Thứ nhất,  Doanh nghiệp nhà nước là “của chung” nên không có chủ, không ai chịu trách nhiệm hoặc chỉ biết đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Bài báo khuyến cáo: “Lẽ ra Nhà nước không nên quá nhấn mạnh tính "toàn dân" của doanh nghiệp Nhà nước, mà nên thực sự coi nó là của mình, của tổ chức nhà nước. Song trong mọi trường hợp khuyến khích của chủ sở hữu là không mạnh như của tư nhân….Nhà nước nên bán các doanh nghiệp của mình với giá hợp lý để tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và như thế là tăng sức cạnh tranh của quốc gia.”

Thứ hai,  theo Lao Động: “Nhà nước vẫn ứng xử theo cách ưu ái, không buộc doanh nghiệp Nhà nước vào kỷ luật tài chính nghiêm ngặt.”

Tác giả bài báo còn trách Chính phủ  đã dành cho Doanh nghiệp Nhà nước nhiều “biện pháp ưu tiên, bao cấp, miễn thuế, tín dụng dễ dãi, hay dung thứ việc chây ỳ thuế, dây dưa trả nợ.”

Thứ ba, theo Lao Động thì: “Môi trường cạnh tranh không bình đẳng, quản lý kém. doanh nghiệp Nhà nước vẫn được ưu tiên một cách công khai không giấu giếm, thậm chí việc ấy được coi là quốc sách, trước kia còn có các luật riêng điều tiết chúng.”

Ngoài những vấn đề nổi cộm khó hiểu của các Doanh nghiệp Nhà nước,  người dân đóng thuế còn không được quyền giám sát sinh hoạt của các doanh nghiệp  nên không biết chúng làm ăn ra sao.

Báo Tuổi Trẻ vừa khuyến cáo Chính phủ: “Công khai báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những cơ sở quan trọng để người dân, với tư cách là người đóng thuế, ngoài việc biết được tiền thuế của mình đã được Chính phủ sử dụng như thế nào, còn có thể giám sát hoạt động kinh doanh và sử dụng tài sản nhà nước, cũng như tham gia góp ý các vấn đề mang tính quốc sách cho nước nhà.”

 “Sau khi lần đầu tiên công khai báo cáo kiểm toán nhà nước, người dân mới biết chính xác con số không nhỏ các tập đoàn và tổng công ty lớn có kết quả tài chính vô cùng tệ hại. Và đứng trước sức ép của công luận, Chính phủ đã phải yêu cầu dừng lại chủ trương cho phép một số tổng công ty và tập đoàn tiếp tục vay nợ nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.”  (Thời báo Kinh tế Việt Nam trích đăng lại ngày14-10-2006)

Như vậy liệu báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng có đáng tin cậy hay không"

QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

Cách đây 5 năm, Hội nghị kỳ 3 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá IX đã có nhận xét về những bất cập của Doanh nghiệp Nhà nước: “...Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng như: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung, trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.”

 “Những hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan: chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; nhiều vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được tổng kết thực tiễn để kết luận. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, vướng mắc; cải cách hành chính chậm. Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; một bộ phận cán bộ doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất. Sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nhiệm vụ quan trọng và phức tạp này. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng tại doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới…”

Năm năm sau, Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về điều được gọi là  “Những hạn chế” trong bài báo trong tờ Nhân Dân ngày 06-10 (06): 

1. Quy mô DNNN vẫn chưa lớn, còn nhiều DN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối. Không ít tỉnh, thành phố chưa kiên quyết trong CPH, còn để nhiều DNNN hoạt động kinh doanh; một số nơi chưa sắp xếp thu gọn đầu mối các DN hoạt động trong lĩnh vực thủy nông. Số lượng DN tham gia nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích còn nhiều, đặc biệt là khối an ninh, quốc phòng. Nhiều đơn vị tỷ trọng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thấp, tỷ trọng hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn nhưng vẫn tiếp tục duy trì DNNN. Việc sắp xếp các nông, lâm trường còn chậm và lúng túng.

Trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu; một số DN còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao. Nhiều DNNN năng suất lao động và hiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; còn khoảng 15% số DN làm ăn thua lỗ.

2. Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn quá cao, một số công ty có số nợ phải trả gấp năm lần vốn nhà nước tại công ty, có công ty vay gấp hơn 20 lần vốn, dẫn đến độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp.

Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục.

3. Cơ chế quản lý DNNN còn nhiều bất cập từ quyền tự chủ tuyển chọn nhân sự, điều hành DN, đến tài chính, giá cả, tiền lương... Tổ chức quản lý trong DNNN chuyển biến còn chậm. Nhiều DNNN và DN CPH chưa có điều kiện thay đổi cơ bản quản trị công ty một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn trong các DN CPH. Một số tổng công ty nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Một số công ty hoạt động còn kém hiệu quả. Ở nhiều tổng công ty giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc chưa có sự thống nhất trong quản lý, điều hành DN.

4. Kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNN nói chung và tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước.

5. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước còn chậm. Một số địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Kiên Giang...) vì để tránh việc chuyển giao, đã chuyển phần vốn nhà nước đầu tư tại các DN này cho các DN khác quản lý.

6. Vấn đề hậu CPH chưa được quan tâm đúng mức; sự hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, cho nên, có nơi chưa phát huy quyền làm chủ của cổ đông và người lao động, ngược lại có nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của giám đốc.

7. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DNNN CPH chưa được quy định đầy đủ, nên còn lúng túng.

8. Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm, ở một số tổng công ty nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn còn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con như giao chỉ tiêu kế hoạch, thu phí quản lý...” 

Theo lớI Dũng thì: “Nguyên nhân của những hạn chế là do: một số bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước chưa quán triệt sâu sắc và nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước. Thiếu chương trình, kế hoạch cụ thể, chưa tích cực sâu sát trong chỉ đạo thực hiện. Chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DNNN sau CPH cũng làm ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN. Mặt khác, trên thực tế DNNN còn được ưu đãi hơn, nên không ít DN do dự chần chừ chưa muốn CPH.”

Như vậy thì còn gì là “thể thống lãnh đạo” hay “quốc gia” nữa" Hình ảnh Dũng trưng ra về việc cán bộ các cấp có trách nhiệm điều hành các DNNN hay Cổ phần hóa đều thuộc loại “trên bảo dưới không nghe” hay “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” để trục lợi cho cá nhân, phe phái, độc tài, đảng trị. Thậm chí có kẻ lại chống lại chủ trương Cổ phần hóa để tiếp tục hưởng lợi, nếu cứ giữ nguyên cơ chế “cha chung không ai khóc” của Doanh nghiệp Nhà nước!

Làm ăn lăng nhăng như thế thì Doanh nghiệp Nhà nước hay các Tổng Công ty sẽ đưa nền kinh tế “thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”  của Việt Nam đi về đâu hay chỉ làm cho dân nghèo, nước mạt thêm trong bình minh hội nhập tòan cầu"

Vậy mà những “tư tưởng lớn” trong Đảng và Nhà nước vẫn lý luận cù nhầy rằng Doanh nghiệp Nhà nước phải nắm vai chủ đạo của nền kinh tế do Đảng lãnh đạo để “quá độ lên Xã hộI Chủ nghĩa”.

Trên Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2002, Tô Huy Rứa, khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng dã viết: “Chúng ta đều biết "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế". Nền chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm đưa nước ta tiến lên CNXH, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Các doanh nghiệp của nước ta, trước hết là DNNN cũng phải phục vụ cho nhiệm vụ này.”

Rứa viết như thế để chống lại  những ý kiến yêu cầu đảng bỏ các DNNN để tư-nhân-hoá  kinh tế.

Sau Đại hội Đảng X (4/2006),  Rứa được đưa lên đứng đứng đầu ngành tuyên truyền trong chức vụ Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. Nếu còn giữ quan điểm về DNNN như 4 năm trước đây thì  Rứa khó thoát khỏi  bị liệt vào hàng ngũ  những người chậm tiến.

Nhìn  vào “sơ đồ Bát Quái” của Đổi mới và lối  hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong qúa trình tổ chức lại hệ thống các DNNN và Cổ phần hoá, người ngoài cuộc chỉ thấy nổi lên một điều rất rõ  là đảng CSVN, tuy nói nhiều đến quyết tâm, nhưng lại chưa thật lòng và không đủ can đảm để nhìn nhận khuyết điểm trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Vì vậy, các DNNN chỉ còn là nơi để cho cán bộ nuôi dưỡng Tham nhũng và lãng phí  để rúc tỉa của mồ hôi nước mắt của nhân dân. -/-

(10/06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.