Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

22/07/200300:00:00(Xem: 4176)
Hỏi (Bà Trần T.T.L.): Vào mùa Giáng Sinh năm 1997, con tôi cùng mấy người bạn mướn xe đi chơi xuyên bang, trên đường đi, xe của các cháu đã gặp nạn. Bạn của cháu cầm lái bị chết ngay tại chỗ, riêng các cháu trong đó có con của tôi thì bị thương nặng và đã được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi xuất viện, gia đình chúng tôi đã đến nhờ luật sư để lập thủ tục đòi bồi thường. Sau nhiều lần ra tòa, vào đầu năm 1999, phía bảo hiểm đã đồng ý bồi hoàn cho cháu $135,000.00 cộng thêm tiền phí tổn pháp lý.
Cháu được bồi hoàn số tiền vừa nêu vì cháu bị thương tích khá nặng, nhất là phần mặt cháu bị nhiều vết thẹo, đặc biệt là vết thẹo ở cuối mắt phải. Vào lúc cháu bị tai nạn, cháu vừa học xong lớp 10. Hiện cháu đang học năm thứ 3 tại đại học.
Trước khi cháu bị tai nạn, vào năm cháu học lớp 8 cháu đã phải mang kiếng cận thị. Tuy nhiên, kể từ khi cháu bị tai nạn thì tầm nhìn của cháu đã bị ảnh hưởng rất nhiều, vì trong những năm gần đây, để có thể theo dõi được bài giảng của giáo sư trong giảng đường cháu đã phải thay kiếng 2 lần một năm.
Thoạt tiên, chúng tôi nghĩ rằng cháu thay kiếng là chuyện thường vì chúng tôi có quen biết với một vài người bạn, họ cho biết là họ đều phải thay kiếng hằng năm.
Tuy nhiên, gần đây cháu cho biết là cháu luôn nhức đầu và tầm nhìn của cháu đã sút giảm một cách rõ rệt. Chúng tôi bèn đưa cháu đi khám chuyên khoa thì biết được rằng việc cháu bị giảm tầm nhìn là do tai nạn đụng xe năm xưa, vì vết thương đã gây tổn thương cho dây thần kinh thị giác của cháu và điều này có thể dẫn đến sự mù lòa.
Xin LS cho biết là cháu có quyền đưa nội vụ ra tòa để được xét xử lại hay không" Trước khi chúng tôi đồng ý nhận tiền bồi thường cho cháu, chúng tôi không bao giờ được cho biết là tình trạng thương tật của cháu có thể đưa đến sự mù lòa như bác sĩ chuyên khoa về mắt vừa cho chúng tôi biết. Nếu biết được chuyện này chắc chắn chúng tôi không bao giờ đồng ý để nhận số tiền bồi thường nêu trên.
Trả lời: Tại Hoa Kỳ, trong vụ Spauding kiện Zimmerman (1962) 263 Minn 346 [“The Supreme Court of Minnesota” (Tối Cao Pháp Viện Minnesota)]. Trong vụ đó, luật sư của “bị đơn” (the defendant) đã nhận được các tư liệu từ bác sĩ của “bị đơn” cho biết rằng “nguyên đơn” (the plaintiff) đã bị “chứng phình động mạch chủ” (an aorta aneurism) là do bởi hậu quả của vụ đụng xe. Điều này đã không được tiết lộ cho luật sư của “nguyên đơn” biết vào lúc hai bên đạt đến sự thỏa thuận để bồi thường thiệt hại cho “nguyên đơn.” Sau đó, “nguyên đơn” đã phát hiện được chứng bệnh này, và thỉnh cầu tòa án hủy bỏ phán quyết để xét xử lại.
Sau khi “Tòa Án Vùng” (the District Court) hủy bỏ phán quyết nguyên thủy của vụ kiện, vào lúc đó “nguyên đơn” còn là vị thành niên (20 tuổi) nên người cha của đương sự đã thay mặt cho đương sự trong việc khởi động tố quyền. “Bị đơn” bèn kháng án. Vào lúc kháng án, một trong những lý do mà luật sư của “bị đơn” đã tranh cãi là Tòa Án Vùng không có thẩm quyền tư pháp để loại bỏ phán quyết nguyên thủy vì “bị đơn” không có nghĩa vụ phải tiết lộ cho “nguyên đơn” về bệnh tình của đương sự vì điều này phải được bác sĩ của “nguyên đơn” báo cho “nguyên đơn.”
Trên thực tế, sau khi tai nạn xảy ra “nguyên đơn” đã được bác sĩ gia đình của đương sự, Dr Cain, chẩn đoán bệnh tình và cho biết là “nguyên đơn” “bị chấn thương trầm trọng tại ngực với nhiều vết gãy của xương sườn; chấn thương não bộ trầm trọng, có lẽ đi đôi với sự rỉ máu của não bộ; và những vết gãy cả hai bên của xương đòn.” (a severe crushing injury of the chest with multiple rib fractures; severe cerebral concussion, probably with petechial haemorrhages of the brain; and bilateral fractures of the clavicles.”

Vào ngày 3/1/1975, bác sĩ gia đình đã giới thiệu để “nguyên đơn” đến khám “bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình” (an orthopaedic specialist). Vị bác sĩ chuyên khoa này đã cho chụp quang tuyến và cho biết rằng “hai lá phổi trong sạch. Tim và động mạch chủ bình thường.” (the lung fields are clear. The heart and aorta are nomal).
Không có điều gì trong bản tường trình đó cho thấy rằng “nguyên đơn” đang bị chứng phình động mạch.
Trong lúc đó, vào ngày 22 tháng hai năm 1957, phía “bị đơn” yêu cầu “nguyên đơn” phải đến gặp “bác sĩ chuyên khoa thần kinh” (neurologist) để được khám nghiệm. Vị bác sĩ này sau đó đã viết một bản tường trình trong đó có đoạn “Một điều đặc biệt trong vụ này làm cho tôi lo lắng hơn bất cứ điều nào khác là sự thật thì cậu bé 20 tuổi này bị chứng phình mạch, điều này có nghĩa là sự giãn nở của động mạch chủ và sự cuốn vòng cung của động mạch chủ.” (The one feature of the case which bothers me more than any other part of the case is the fact that this boy of 20 years of age has an aneurysm, which means a dilation of the aorta and the arch of the aorta).
Ngay trước khi thương lượng để bồi thường, nội dung của bản tường trình trên đã được báo cho luật sự của “bị đơn” biết.
Vụ kiện đã được đưa ra xét xử vào ngày 4/3/1957. Phía “nguyên đơn” không biết là đương sự bị chứng phình động mạch chủ, mà ngược lại còn tin tưởng rằng “nguyên đơn” đã hồi phục sau vụ đụng xe. Ngày hôm sau, hai bên đã đạt đến sự thỏa thuận và phía “nguyên đơn” đã đồng ý nhận $6,500 như là tiền bồi thường cho toàn bộ sự thiệt hại.
Vào đầu năm 1959, vì “nguyên đơn” là một thành viên của lực lượng trừ bị trong quân đội, nên đã được gọi tái khám. Bác sĩ đã khám phá là “nguyên đơn” đã bị chứng phình động mạch chủ. Lúc đó, “nguyên đơn” đã trưởng thành và đã khởi động tố quyền để đòi bồi thường thêm về sự thương tật đó.
Vấn đề được đặt ra là liệu luật sư của “nguyên đơn” đã thảo luận với luật sư của “bị đơn” về việc “nguyên đơn” bị chứng phình động mạch chủ là do vụ tai nạn gây ra ngay trước khi hai bên đạt đến sự thỏa thuận về việc bồi thường hay không" Không có bằng chứng nào cho thấy là hai bên đã thảo luận về vấn đề đó trước khi đạt đến sự thỏa thuận. Vì luật sư và bác sĩ của “nguyên đơn” đã không xử dụng thủ tục về “sự tiết lộ [văn kiện, hoặc tài liệu]” (discovery) mà luật pháp đã cho phép để biết rõ về các tài liệu mà đối phương đang lưu giữ. Nếu tòa không hủy bỏ bản án nguyên thủy, thì “nguyên đơn” không còn cách nào khác hơn là khiếu kiện luật sư hoặc bác sĩ của đương sự.
Tuy nhiên, vì việc xét xử đã xảy ra khi nguyên đơn còn là vị thành niên, nên tòa đã hành xử “quyền tùy tiện” (discretionary power) và cho phép vụ kiện được xét xử trở lại.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy rằng con của bà có thể khởi động tố quyền để đòi được xét xử trở lại, hoặc sẽ khởi kiện luật sư hoặc bác sĩ của đương sự để đòi bồi thường. Nếu còn thắc mắc, xin điện hoại cho chúng tôi để được giải đáp.
[Ghi chú: discovery [or discovery of documents] (sự tiết lộ [tài liệu], sự phát hiện): Thủ tục tiền xử án theo đó các bên đương sự trong vụ kiện tiết lộ cho nhau biết tất cả các tài liệu liên hệ mà họ đang kiểm soát hoặc cầm giữ. (A pre-trial procedure whereby the parties to a lawsuit disclose to each other all relevant documents in their control or custody)].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.