Hôm nay,  

Franz Kafka, The Vulture

11/07/200300:00:00(Xem: 4891)
Nhiều người biết chuyện, khi biết mình sắp sửa từ giã cõi đời, Virgil đã yêu cầu bạn bè, hãy biến Aeneid - bản thảo chưa hoàn tất mà ông đã dành cho nó mười một năm trời biết bao công sức, một thứ công sức thuộc dòng hoa phong nhã [chắc là theo kiểu độc giả Chu Mạnh Trinh khi đọc - hay ngắm - Kiều: Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu!] - thành tro than. Cũng theo cùng một cung cách như vậy, Shakespeare chẳng bao giờ “băn khoăn” về chuyện thâu gom những kịch kiệc của ông vào thành một cuốn. Kafka nhờ cậy bạn là Max Brod hãy phó thác những tác phẩm của mình cho bà hoả, bởi vì ông chắc chắn một điều, rằng, những cuốn tiểu thuyết, những truyện ngắn như thế tất sẽ đưa ông lên đài danh vọng, sau khi ông đã mất. Sống đã chẳng màng, thì tại sao chết rồi, mà lại còn... cần"

Sự giống giống của những mẩu đoạn, thời kỳ trên đây, nếu tôi không lầm, là do có cái gì mờ mờ ảo ảo như người đi đêm ở trong đó. Bạn bè với nhau, làm sao mà Virgil không biết, chớ có tin tụi nó, nghĩa là ông có thể tin cậy vào cái chuyện không tin cậy bạn bè, rằng tụi nó sẽ chẳng làm theo yêu cầu của mình đâu, y chang Kafka và bạn của ông là Max Brod. Trường hợp Shakespeare hoàn toàn khác hẳn. De Quincey khẳng định, trong trường hợp Shakespeare, là do, khán giả bỏ tiền ra mua vé đi xem kịch, xem trình diễn, chứ đâu phải mua sách để đọc, thành thử cái trò múa may quay cuồng trên sàn diễn mới quan trọng đối với Shakespeare. Nói gì thì nói, một khi bạn toàn tâm toàn ý, mớ sách mớ chữ mang nặng đẻ đau này, chúng mày hãy biến mất cho được việc, bạn sẽ chẳng giao cho ai, làm cái việc, giống như người Việt mình nói, mua pháo mượn người đốt. Kafka và Virgil thực sự không tìm người đốt pháo giùm, mà chỉ muốn rũ khỏi cái trách nhiệm mà một cuốn sách đè lên họ. Theo nghĩa này, người Trung Hoa đã từng nói, bút sa gà chết, hay, thầy thuốc hại một người, thầy dùi hại triệu người, và cũng một ông Trung Hoa, vì sợ như vậy, nên đã thẳng thừng tuyên bố, nếu mất một cái lông chưn mà thiên hạ thái bường, tớ cũng không chịu mất!
Đâu có phải thằng chả ích kỷ! Khi còn trẻ tuổi, hăng máu, Heidegger đã từng viết sách triết, đã từng phò Nazi, tới khi về già, mới vỗ bụng than: Suy tư lớn, lầm lớn. Suy tư nhỏ, lầm nhỏ:
He who thinks greatly must err greatly (1)
(còn tiếp)
(1): The Thinker as Poet (trong Poetry, Language, Thought, bản tiếng Anh của Albert Hofstadter, nhà xb Harper & Row)

Jennifer Tran
(mô phỏng bài viết cùng tên của J.L. Borges)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phải nhiều tháng sau, tôi mới biết cô nàng bị bệnh ung thư. Gần như là không ý thức, tôi từng nhìn những dãy chai thuốc đủ nhãn hiệu, thuốc viên, thuốc nước, thuốc bột trong ngăn tủ phòng nàng và hoàn toàn không thắc mắc hay có ý niệm gì về sự có mặt của chúng. Cũng thường thôi, có nhiều người vẫn thích
Hắn đẩy cửa, bước ra đường. Tiếng nhạc đuổi theo sau lưng, nhỏ dần và im hẳn. Biển Long Beach trước mặt, trải dài, đen thẳm trong bóng đêm, gợn lên những đợt sóng trắng ven bờ, rì rào, chầm chậm, kiên nhẫn. Hắn ngồi lên kè đá, nhìn ra xa. Những điểm sáng trên biển như các vùng sao tụ hội. Tàu bè có vẻ hơi nhiều
Tôi ngủ quên lúc nào không hay, khi tỉnh dậy trời chưa sáng hẳn. Tôi ra đón chuyến xe lam sớm để lên quân trường. Tôi bị phạt chạy suốt buổi sáng hôm đó, cũng may không có hình phạt dã chiến cho sinh viên. Mồ hôi nhễ nhại, tay ôm súng, chân chạy không thôi nhưng lòng tràn ngập niềm vui. Hình ảnh Mai vẫn hiện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.